Trang chủChính trịNgoại giaoKhông còn lúng túng, châu Âu tự tin bước vào mùa Đông,...

Không còn lúng túng, châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, Uniper “cự tuyệt” khí đốt Nga

Giám đốc điều hành Uniper SE Michael Lewis nhận định, châu Âu đang ở vị thế vững chắc để duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong mùa Đông năm nay, ngay cả khi tuyến đường vận chuyển khí đốt quan trọng của Nga sắp đóng cửa.

Nguồn cung khí đốt châu Âu chắc chắn khi thỏa thuận trung chuyển Nga-Ukraine kết thúc
Khói bốc lên từ một nhà máy nhiệt điện than ở Đức. (Nguồn: Getty)

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, tháng 12/2019, Moscow và Kiev đã đồng ý về một thỏa thuận kéo dài 5 năm về việc vận chuyển khí đốt.

Theo thỏa thuận, sẽ có 45 tỷ m3 khí đốt Nga chảy qua Ukraine vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024. Đây là thỏa thuận thương mại duy nhất còn sót lại của hai quốc gia đang xung đột.

Cuối năm nay, thỏa thuận nói trên sẽ kết thúc. Thỏa thuận này được cho rằng khó có thể gia hạn tiếp và điều đó sẽ ngăn chặn dòng chảy khí đốt Nga tới châu Âu – trực tiếp “tấn công” thị trường khu vực vào thời điểm quan trọng – mùa cần sưởi ấm.

Tuy nhiên, theo ông Michael Lewis, trong khi các quốc gia như Áo và Slovakia vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu từ phương Đông, việc chấm dứt thỏa thuận trung chuyển giữa Nga và Ukraine vào ngày 31/12 tới sẽ không làm thay đổi nhiều đến thị trường khí đốt đang mạnh lên của châu Âu.

Giám đốc điều hành Uniper SE khẳng định chắc nịch: “Một lượng khí đốt nhất định khối lượng sẽ rời khỏi thị trường, nhưng điều đó được châu Âu lường trước. Vị thế chung của chúng tôi khá mạnh khi bước vào mùa Đông”.

Châu Âu đã tích trữ khí đốt sớm hơn so với thời điểm bắt đầu mùa sưởi ấm. Hiện tại, khu vực cũng nhận được nguồn cung ổn định từ Na Uy và tăng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ các nhà sản xuất như Mỹ để giúp thay thế lượng khí đốt đã giảm từ Nga.

“Một lượng khí đốt nhất định khối lượng sẽ rời khỏi thị trường, nhưng điều đó được châu Âu lường trước. Vị thế chung của chúng tôi khá mạnh khi bước vào mùa Đông” – Giám đốc điều hành Uniper SE Michael Lewis.

Uniper và Đức nói chung không còn mua khí đốt từ Gazprom, công ty khí đốt nhà nước của Nga.

Ông Michael Lewis cho hay, Uniper đã được quốc hữu hóa trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022. Đây là một trong những chiến dịch cứu trợ doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử nước Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Tháng 2/2022, Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và sau đó hạn chế xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.

Uniper từng là một trong những khách hàng chính của Gazprom – gã khổng lồ khí đốt Nga. Thời điểm đó, Uniper buộc phải trả hàng trăm triệu Euro mỗi ngày cho các nguồn cung cấp thay thế và họ buộc phải quốc hữu hóa.

Vào tháng 6/2024, Uniper đã được trao hơn 13 tỷ Euro (tương đương 14 tỷ USD) tiền bồi thường thiệt hại từ phán quyết trọng tài quốc tế đối với khối lượng khí đốt của Nga không được Gazprom cung cấp kể từ giữa năm 2022.

Từ tháng 2/2022 đến nay, lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu từ Nga đã giảm hơn 90% và Moscow đã mất đi thị trường sinh lợi hàng đầu.

Tập đoàn Gazprom cũng đã công bố khoản lỗ ròng năm 2023 là 7 tỷ USD – điều lần đầu tiên xảy ra trong một phần tư thế kỷ.

Khi được hỏi về các phương án thay thế cho thỏa thuận trung chuyển tại Kiev sắp hết hạn, ông Lewis nhận thấy: “Uniper không có ý định mua khí đốt của Nga”.

Các cuộc đàm phán với Moscow liên quan đến vấn đề gia hạn thỏa thuận nói trên có vẻ ảm đạm bởi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn và đã bước sang năm thứ ba.

“Chúng ta phải thấy chiến dịch quân sự này kết thúc trước khi bất kỳ cuộc thảo luận hợp lý nào có thể diễn ra”, ông Lewis nói.

Hiện tại, lượng khí đốt từ Nga chảy qua Ukraine đến châu Âu chỉ cung cấp chưa đến 5% nguồn cung cho châu lục này.

Về phía Ukraine, giới chuyên gia đánh giá, đất nước này có nguy cơ mất 800 triệu USD/năm tiền phí vận chuyển. Đồng thời, vị thế là một đường ống dẫn khí đáng tin cậy của Ukraine cũng bị mất nếu thỏa thuận không được gia hạn.

Dù vậy, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông báo, quốc gia này đã tổ chức các cuộc đàm phán về vận chuyển với Azerbaijan, quốc gia cung cấp khí đốt cho 8 nước châu Âu. Các thoả thuận với Kazakhstan và các nhà cung cấp khác ở Trung Á cũng là phương án khả thi.

Ông German Galushchenko nhận thấy, không chỉ Ukraine, cả châu Âu cũng cần một cách tiếp cận mạnh mẽ trước và sau khi hợp đồng quá cảnh khí đốt với Moscow hết hạn. Điều này sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực khi mùa Đông sắp tới gần.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khong-con-lung-tung-chau-au-tu-tin-buoc-vao-mua-dong-uniper-cu-tuyet-khi-dot-nga-286881.html

Cùng chủ đề

‘Cơn gió ngược’ từ Mông Cổ, toan tính xoay trục của Nga và niềm tin ở một Trung Quốc đang ‘khát’ năng lượng

Việc Mông Cổ loại đường ống Soyuz Vostok, phần mở rộng của đường ống Sức mạnh Siberia 2, khỏi kế hoạch hành động quốc gia được cho là trở ngại đối với xuất khẩu khí đốt của Nga ở phía Đông.

Nhu cầu khí đốt của Việt Nam tăng mạnh, gấp 3 lần vào 2030

Nghiên cứu mới đây của Wood Mackenzie - nhà cung cấp dữ liệu, phân tích và tư vấn toàn cầu trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên - cho thấy Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng trong nhu cầu về khí đốt. Nhu cầu khí đốt không ngừng tăngTừ...

8 tháng năm 2024, Petrovietnam đạt nhiều kết quả tích cực

Vì vậy, Petrovietnam phải tập trung xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, đồng thời có sự phân bổ phù hợp với việc thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp thành viên và từng lĩnh vực cụ thể.Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn chỉ đạo quản trị rủi ro dòng tiền, xử lý các vấn đề tồn đọng như công nợ, tăng vốn điều lệ, chia cổ tức; rà soát, thúc đẩy giải ngân đầu tư,...

Ukraine cắt đứt sự phụ thuộc cuối cùng vào Nga, Moscow tổn thất, châu Âu thêm lo, Kiev tìm cách “bảo vệ chính mình”

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Giới chuyên gia dự báo, đây sẽ là tổn thất lớn với Nga - quốc gia đang bị mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nếu Nga và Ukraine “buông tay” thỏa thuận quá cảnh khí đốt, châu Âu sẽ chìm trong nỗi lo

Sở hữu hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đã là một nhân tố chủ chốt trên thị trường năng lượng của châu Âu trong nhiều thập niên. Nhưng đến cuối năm nay, dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu có thể bị gián đoạn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cố gắng bảo vệ hợp đồng béo bở, Tổng thống Hàn Quốc thân chinh đến một nước Trung Âu, gửi thông điệp rắn tới...

Ngày 19/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày đến Cộng hòa Czech.

Những tính năng bảo mật đáng chú ý nhất trên iOS 18

Apple đã chính thức phát hành hệ điều hành iOS 18 cho iPhone với nhiều tính năng và ứng dụng bảo mật quan trọng để bảo vệ người dùng.

Chủ động, linh hoạt ứng phó với bão số 4, đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên

Công điện của Bộ GD&ĐT nêu rõ, để chủ động và linh hoạt trong công tác ứng phó với bão số 4, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.

Bộ sách kỹ năng dành cho bạn trẻ dám mơ – biết nói

Nhân dịp năm học mới, với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kỹ năng mềm, NXB Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm hai cuốn sách: Tiệm sữa “Chào buổi sáng” và Người biết đi đường dài.

Tính “cách mạng” của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã chia sẻ với TG&VN về tầm quan trọng của Hội nghị và sự tham gia của Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Hà Nội, Viêng Chăn góp phần làm sâu sắc mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Trước thềm Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN, ngày 17/9, tại Vientiane - Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cùng Đoàn đại biểu cấp cao Hà Nội đã tới chào xã giao Bí thư Thành ủy Vientiane Anouphap Tounalom. Chúc mừng Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Hà Nội sang tham dự Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN, Bí thư Thành...

Không chỉ “nhòm ngó”, Nigeria tham vọng “dẫn đầu” thị trường Halal toàn cầu

Chính phủ Nigeria dự kiến công bố một chiến lược toàn diện vào hôm nay, 18/9 để định vị nước này là một bên dẫn đầu trong nền kinh tế Halal.

Indonesia nên khai thác thị trường công nghiệp Halal rộng lớn

Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh nhu cầu của Indonesia trong việc tận dụng tiềm năng của một thị trường công nghiệp Halal toàn cầu.

Tặng sách vở, lương thực cho trường Đào tạo người khuyết tật tỉnh Luông-pha-bang (Lào)

Ngày 17/9/2024, nhân dịp Tết Trung thu, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang (TLSQ) và Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bắc Lào đã đến thăm các thầy cô giáo, các sơ và trao quà tặng cho các cháu học sinh Trường Đào tạo khuyết tật tỉnh Luông-pha-bang. ...

Cùng chuyên mục

GS. TS. Léo-Paul Dana (Đại học Dalhousie, Canada) là keynote đầu tiên của Hội thảo FCBEM 2024

  GS. TS. Léo-Paul Dana (Đại học Dalhousie, Canada) là keynote đầu tiên của FCBEM 2024. Tại sự kiện chính thức của Hội thảo diễn ra vào ngày 1/12 tại Greenwich Việt Nam, cơ sở Hà Nội tới đây, GS. TS. Léo-Paul Dana sẽ mang tới bài tham luận có chủ đề “Mô thức mới để quốc tế hoá các doanh nghiệp mới”. GS. TS. Léo-Paul Dana có 9 năm giảng dạy tại Trường Kinh doanh Montpellier (Pháp) và hiện là...

Phương Tây trừng phạt Nga, ngân hàng châu Âu ‘dính đạn’; nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu phục hồi không đồng đều

Các biện pháp phương Tây trừng phạt Nga gây rủi ro lớn cho ngân hàng Thụy Sỹ, Mỹ giảm lãi suất lần đầu kể từ 2020, Goldman Sachs và Citigroup hạ dự báo tăng trưởng Trung Quốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Singapore

Tại Hội nghị Bộ trưởng về kết nối kinh tế Việt Nam-Singapore lần thứ 18, Việt Nam đã khẳng định các quan điểm và mối quan tâm của mình trong hợp tác kinh tế với Singapore nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Giá cà phê robusta tiếp tục lập đỉnh, Fed không quá “diều hâu”; cây cà phê Việt Nam có thể tiếp tục cạnh tranh?

Lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng giá cà phê vượt qua mốc 5.000 USD/tấn và cà phê nội địa vượt mức 100.000 đồng/kg khi chuẩn bị vào vụ thu hoạch mới. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2024 - 2025 ước chỉ đạt khoảng 1,5 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với vụ trước đó, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tăng ở cả 3 miền; Ảnh hưởng của bão, lũ đối với ngành chăn nuôi

Theo ghi nhận mới nhất, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác 1.000 đồng/kg tại cả ba miền. Hiện tại, thương lái trên toàn quốc đang thu mua trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg. Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Mới nhất

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 2.400% trong 7 tháng Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3% Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024, cả nước nhập khẩu 269.712 tấn lúa mì,...

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thăm Triều Tiên, thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương

Ngày 19/9, Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Triều Tiên, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã...

Giá xăng đảo chiều tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/9/2024: Giá xăng giảm sâu, xăng RON 95 về dưới 20.000 đồng/lít Giá xăng dầu hôm nay 19/9/2024: Đồng loạt giảm Liên bộ Tài chính - Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong...

Mới nhất