Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamGác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ


Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 1.

Ngày 15/9, lúc 17h00, ga Trái Hút đón chuyến tàu hàng chở quặng thông qua an toàn. Đây là chuyến tàu đầu tiên qua ga kể từ khi đường sắt Yên Viên – Lào Cai thông đường toàn tuyến vào sáng cùng ngày. Nhanh chóng, từ đó đến sáng nay (17/9) đã có hàng chục chuyến tàu hàng xuất phát: tàu chở apatit từ Xuân Giao về các nhà máy để phục vụ sản xuất; tàu liên vận quốc tế giải phóng hàng hóa khu vực Lào Cai sang Trung Quốc; tàu từ Hải Phòng, Yên Viên, Giáp Bát lên các ga dọc tuyến…

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 2.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, toàn tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai có hàng trăm điểm bị ảnh hưởng, thiệt hại về hạ tầng, thông tin tín hiệu; hơn 800 gia đình CBCNV bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Những ngày khó khăn vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GTVT trong phòng chống cơn bão số 3 và khắc phục mưa lũ trên tuyến đường sắt với tinh thần chủ động, đảm bảo giao thông đường sắt thông suốt, nhanh chóng nhưng phải an toàn mọi mặt, tổng công ty và các đơn vị đã bám đường, tập trung khắc phục để kịp thời thông đường.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 3.

“Đặc biệt, hiện đang có gần 700 tấn hàng hóa cứu trợ theo tàu từ phía Nam ra, tuyến Yên Viên – Lào Cai càng phải thông đường sớm. Như vậy, thay vì tàu chỉ có thể dừng tại ga Giáp Bát, sẽ chạy lên thẳng các ga dọc tuyến, vận chuyển hàng kịp thời cứu trợ bà con”, ông Mạnh nhấn mạnh. Còn ông Tạ Trường Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường sắt Yên Lào thông tin, điểm tại Km162 (xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) bị mưa ngập trên 2m. Sau khi nước rút, bùn ngập che toàn bộ đường sắt 60cm, dài hơn 1km. Công ty đã huy động nhân lực tập trung khắc phục để khắc phục nhanh, thông đường toàn tuyến.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 4.

Ông Tạ Trường Long cho biết, trên chiều dài đường sắt từ Yên Bái lên Lào Cai dài gần 160km bị thiệt hại nặng, có 12 điểm ngập ray, 42 điểm sạt lở taluy dương, 8 điểm sạt lở taluy âm, 3 điểm trôi nền đường, một cầu bị xói tứ nón, một dây chuyền sản xuất đá bị vùi trong đất. Các điểm đã được khắc phục bước 1, trả đường. Ảnh: Bùn bám trên đường ray nhão nhoét, rất dễ lún, không thể dùng cơ giới, công nhân phải dùng xẻng xúc, gạt bùn để tránh ảnh hưởng đến ray, tà vẹt, phụ kiện, có thể cho tàu chạy qua được 5km/h.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 5.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 6.

Ông Lê Minh Thái, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào cho biết, khu vực Yên Bái ngập nặng, còn từ Văn Phú đến Lào Cai, khu gian nào cũng có điểm bị sự cố: sạt lở taluy âm, taluy dương, ngập, cây, cột thông tin đổ vào đường sắt… Đơn vị huy động tối đa lực lượng để khắc phục. Với tinh thần “4 tại chỗ”, sự cố ở đâu khắc phục luôn ở đó; nước rút đến đâu, khắc phục luôn đến đó. Có điều rất khó khăn vì toàn bộ đường bộ ngập, anh em không đi được, có điểm phải trèo đồi mới đến được vị trí cần khắc phục. 

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 7.

Chị Nguyễn Tố Quyên, nhân viên gác chắn Km 163+874 thuộc Cung đường Cổ Phúc tham gia khắc phục cho biết, đường ngang chị làm việc cách đây hơn 10km, nhưng từ 5h sáng chị đã có mặt để cùng mọi người làm. Chị đi trực lũ từ hôm bão đến giờ. Đường ngang chị làm việc chỉ có hai chị em, ngay từ khi có thông tin, hai chị đã đưa máy móc, sổ sách đi gửi nhà dân cách đó cả cây số, chạy lũ kịp thời, chứ sau đó nước dâng ngập toàn bộ nhà gác thì hỏng hết. “Nhà tôi ở trên cao nên may mắn không bị ngập, nhưng chồng tôi cũng làm đường sắt, đi cứu viện bị tôn cứa chân, phải đi viện. Bà con khổ quá, anh em đường sắt cũng thiệt hại nhiều. Tôi chỉ mong nhanh thông đường để tàu đưa hàng cứu trợ đến giúp bà con”, chị Quyên nghẹn ngào.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 8.

Tại ga Lâm Giang cũng xảy ra sạt lở. Trưởng ga Nguyễn Văn Linh cho biết, mưa lũ đã làm sạt núi, sập nhà dân khiến một nhân viên đang kiểm tra thiết bị vùi lấp. May vừa lúc có nhân viên tuần đường đi tới, hô hoán anh em ra gỡ, đưa đi cấp cứu kịp thời. Bản thân nhà anh Linh cũng bị ngập, hỏng nhiều đồ dùng, tài sản. Nhưng anh và anh em vẫn bám trụ, túc trực để ngay khi thông đường là tổ chức đón, tiễn tàu qua an toàn. Ảnh: Anh Linh chỉ chỗ bị sập nhà.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 9.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 10.

Anh Lê Ngọc Đại, công nhân trạm đầu máy Yên Bái (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) cho hay, mấy hôm nay anh vẫn đ cùng anh em khắc phục, dọn dẹp nhà xưởng, thiết bị để phục vụ chạy tàu ngay khi thông đường. Anh cho biết, nhà anh (thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái) giáp sông Hồng. Chiều tối 8/9, anh rời nhà tới trạm trực ca đêm. Lúc này, phía sau căn nhà giáp sông Hồng của anh, nước vẫn còn cách mặt sàn chừng 2m. Nhưng lúc đó, trạm huy động anh em “chạy lũ”, anh nhận nhiệm vụ bịt kín 4 bể nhiên liệu để bảo đảm an toàn. Trời khi đó hoàn toàn không có mưa, nhưng anh vẫn dặn vợ, nếu nước dâng thì cứ đi sơ tán, còn người còn của. “Xong nhiệm vụ khoảng 23h đêm. Lúc đó, mới dở điện thoại ra, thấy vợ nhắn nhà ngập hết rồi, mấy mẹ con đã sơ tán. Nóng ruột, tôi vội đi về, đến gần nhà thì nước đã ngập trắng, tôi đành để xe lại, bơi về nhà nơi vợ con đang ở nhờ”, anh Đại nhớ lại.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 11.

“Chưa năm nào ngập nặng đến thế này, tan hoang”, chỉ toàn khu ga vẫn trắng xoá bùn khô dưới trưa nắng, ông Vũ Văn Tiến, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Yên Lào cho biết, khu ga Yên Bái ngập nặng, cao gần 3m tính từ đỉnh ray. Toàn bộ đường ga rộng hàng trăm mét chìm trong biển nước. Trước đó, các đơn vị đầu máy, toa xe đã di dời về khu ga Văn Phú, còn lại các thiết bị, máy móc không thể di dời thì đưa lên tầng 2 nhà ga để tránh thiệt hại. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thiết bị bị ngập vì không thể tháo, sơ tán. Hơn nữa, cũng không thể ngờ nước ngập cao như vậy.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 12.

“Ngay khi nước rút, chỉ còn ngập khoảng 1,7-1,8m, chúng tôi huy động khoảng 30 anh em lội nước, lấy sào gạt rác, xác động vật trôi nổi trên sân ga vượt hàng rào sắt theo dòng chảy ra phía đường bộ vì khi nước rút thấp nữa, mắc lại hàng chục khối, sẽ khó thu dọn hơn. Nước rút còn khoảng 70-80cm, anh em lại dùng chân khoắng cho bùn loãng, lấy bàn cào tự chế bằng gỗ ván trôi nổi, người đẩy, người kéo, gạt tiếp bùn ra phía cổng cho nước cuốn đi. Vì thế, sau khi nước rút, đường ga sạch bùn rác nhanh, có thể cho tàu chạy”, ông Tiến kể.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 13.

Toà nhà cung thông tin tín hiệu ga Yên Bái chìm trong nước, hỏng máy móc, thiết bị, vật tư. Tranh thủ nắng ráo, anh em mang ra phơi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 14.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 15.

Các sổ sách phục vụ công việc cũng được mang ra phơi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 16.

Dù đã thông tuyến, trả đường nhưng trước khi cho tàu chạy qua ga Yên Bái, vẫn phải kiểm tra các thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường. Ảnh: Do ghi tự động ngâm nước lâu ngày, chưa thể khắc phục, công nhân phải quay ghi thủ công, kiểm tra ghi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 17.

Trong phòng điều hành chạy tàu, đài khống chế để điều hành chạy tàu cũng chưa thể khắc phục, các bộ phận chuẩn bị để tổ chức chạy tàu thủ công bằng mệnh lệnh “giấy”.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 18.

Các đơn vị đầu máy, toa xe cũng bị ngập đến nóc nhà xưởng.

Các đơn vị huy động toàn bộ cán bộ, công nhân tập trung vệ sinh, thu dọn, chuẩn bị cho tổ chức vận tải, chạy tàu.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 22.

Tại các điểm sạt lở, các lực lượng khắc phục trên tinh thần “4 tại chỗ”.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 23.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 24.

Tại cầu Hồ Kiều (Lào Cai), điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc, các đơn vị đã kiểm tra, đảm bảo hạ tầng, thiết bị phục vụ chạy tàu thông suốt. Ảnh: Ông Đặng Sỹ Mạnh trao quà động viên tổ gác chắn đường ngang cầu Hồ Kiều đã bám trụ, trực đảm bảo an toàn trong mưa lũ.

Tàu chở quặng qua ga Trái Hút.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/gac-viec-nha-lo-cho-duong-sat-som-thong-tau-sau-lu-192240917073724831.htm

Cùng chủ đề

Đề nghị làm rõ hướng tuyến ‘thẳng nhất có thể’ của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn phương án bố trí vốn, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. ...

Hướng tuyến của đường sắt tốc độ cao qua sân bay Long Thành thế nào?

Đường sắt tốc độ cao sẽ theo trục cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khi đi đến địa bàn huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) sẽ rẽ trái vào đường trục trung tâm sân bay Long Thành để tới nhà ga. ...

Công nhân sốt ruột khi nhà cách nơi làm 300km sắp sập, công đoàn hỗ trợ ngay

Làm công nhân ở Bắc Giang, cách nhà hơn 300km, chị Vàng Thị Dung mừng rỡ khi nhận được tiền hỗ trợ xây nhà mới từ tổ chức công đoàn. Hôm trước, chị lo mất ăn mất ngủ vì các vết nứt lớn trên tường, từng mảng xi măng rơi xuống. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bị tố vòi tiền doanh nghiệp, cán bộ Sở Du lịch Kiên Giang nói gì?

PV Báo Giao thông đã liên lạc được với ông Phạm Xuân Nam, Thanh tra viên Sở Du lịch Kiên Giang. Ông này có trần tình về đơn tố cáo vòi vĩnh doanh nghiệp. ...

Trụ điện, cáp quang chằng chịt cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa

Hàng loạt trụ điện, cáp quang nằm chằng chịt trên mặt bằng thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa được di dời khiến tiến độ dự án đang gặp khó. Trụ điện, trụ cáp quang cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa -...

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). ...

Lợi nhuận Đóng tàu Sông Cấm bật tăng mạnh mẽ nhờ loạt dự án mới

Công ty Đóng tàu Sông Cấm dự kiến doanh thu, lợi nhuận năm 2024 vượt kế hoạch hơn 50%. ...

Lô cốt “bủa vây” lòng đường, Hà Nội tắc càng thêm tắc

Cả chục hàng rào (lô cốt) thi công từ các dự án thoát nước, đường điện... chiếm dụng lòng đường ở nhiều tuyến phố gây ùn tắc giao thông, phương tiện "chật vật" di chuyển ngày qua ngày. Đại diện Ban Quản lý dự án Phát triển điện lực Hà Nội cho biết: Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng nhằm đảm bảo cấp điện cho TP Hà Nội. Liên danh CTCP...

Bài đọc nhiều

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ...

Trải nghiệm tàu hoả “5 sao” tại Việt Nam: dịch vụ cao cấp, phòng chờ VIP, ghế xoay 180 độ

Tiếp nối thành công của tàu chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19/20), Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, ngành đường sắt đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng) với nhiều tiện ích hiện đại, sang trọng và dịch vụ cao cấp. Được Tổng công ty chọn lựa từ những toa xe có chất lượng tốt nhất để đưa vào nâng cấp và cải tạo, tàu SE21/22 sau...

Đoàn tàu du lịch kết nối di sản miền Trung giữa Huế – Đà Nẵng có gì?

Đoàn tàu du lịch mang tên “Kết nối di sản miền Trung” nối Huế - Đà Nẵng đã chính thức lăn bánh từ hôm nay 26/3. Đoàn tàu du lịch nối Huế - Đà Nẵng khởi hành tại ga Huế sáng 26/3. Ảnh: NHẬT LINH Ngày 26-3, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức khai trương chuyến tàu du lịch nối Huế - Đà Nẵng mang tên "Kết nối di sản miền Trung". Chuyến tàu mang số hiệu HĐ1...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Chiều muộn 4/11, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 20 để thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

2 lần trả lại tài sản cho khách nước ngoài trong một ngày

Hôm nay (04/11/2024), tiếp viên đường sắt đã trả lại tài sản cho 2 trường hợp khách nước ngoài để quên tài sản trên tàu. Cụ thể: Sáng nay, Trưởng tàu SP4 Phạm Quang Chiến vừa trao trả lại tài sản cho vị khách nước ngoài tại ga Hà Nội. Được biết, hành khách mua riêng 1 khoang giường nằm, sau khi xuống tàu đã để quên 1 ba lô màu đen. Bên trong gồm 01 quyển hộ chiếu, 01...

Mới nhất

Gần 6.000 người và máy móc, 50 mũi thi công cao tốc Quảng Ngãi

TPO - Sau gần 2 năm triển khai thi công, cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn hiện nhà thầu đã huy động hơn 4.000 nhân sự và 1.750 máy móc thiết bị, triển khai 50 mũi thi công trên toàn tuyến. Sản lượng đạt gần 6.400 tỷ đồng tương ứng 47% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên,...

Khai hội Việt Nam xanh, bắt đầu hai ngày tràn ngập hoạt động thú vị

Dù đến 8h30 Ngày hội Việt Nam Xanh mới chính thức khai hội, song từ sáng sớm, rất nhiều người dân TP.HCM đã đến sớm, tìm hiểu các không gian xanh khi các gian hàng vừa mới mở cửa. ...

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương,...

Bản tin Mặt trận sáng 9/11

Bản tin Mặt trận sáng 9/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc; Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết; Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và...

Mới nhất