Trang chủKinh tếNông nghiệpPhòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lắk (Đắk...

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS


Ông Phạm Công Hùng (đứng bên phải ngoài cùng), Phó Giám đốc PGD NHCSXH huyện Lắk kiểm tra hộ vay vốn trên địa bàn xã Đắk Phơi
Ông Phạm Công Hùng (ngoài cùng, bên phải), Phó Giám đốc PGD NHCSXH huyện Lắk kiểm tra hộ vay vốn trên địa bàn xã Đắk Phơi

Cơ hội để đồng bào DTTS thoát nghèo

Gia đình chị H Đin Đắk Cắk là người dân tộc Mnông ở buôn Đung, xã Đắk Phơi, huyện Lắk (Đắk Lắk) có 7 khẩu. Cũng như bao gia đình khác trong toàn xã, cuộc sống của gia đình chị chồng chất khó khăn, mặc dù có năng lực sản xuất nhưng luôn thiếu đất, thiếu nguồn vốn, thiếu kỹ thuật. Khi có chủ trương của Đảng, Nhà nước về vốn ưu đãi tín dụng xã hội cho vay hộ nghèo, gia đình chị được bình xét cho vay số tiền là 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện, để thực hiện phương án chăn nuôi bò sinh sản. Mua được 2 con bò cái, sau một thời gian chăm sóc tốt số con bò đã phát triển lên 10 con, gia đình bán bớt, để trả nợ gốc đến hạn của Ngân hàng và tiếp tục chăn nuôi phát triển. Năm 2015, gia đình bàn bạc bán bò để mua 2ha đất rẫy chưa khai hoang, sau một thời gian khai hoang rộng mở ban đầu gia đình chỉ trồng lúa rẫy và cây mì rồi dần trồng 1ha cây cà phê.

Các thành viên trong gia đình còn tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tổ, sinh hoạt chi hội nông dân buôn, dự các lớp tập huấn được mở tại xã hằng năm, được tiếp thu kiến thức và cách chăm sóc cây trồng vật nuôi. Đến năm 2019, hộ gia đình tiếp tục bàn bạc vay vốn chương trình hộ cận nghèo số tiền là 50 triệu đồng, để trồng mở rộng diện tích cà phê và trồng xen một số cây ăn trái như bơ, sầu riêng và tiếp tục chăn nuôi bò.

Đặc biệt, từ năm 2022, sau khi được giới thiệu một số điển hình, mô hình phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay NHCSXH, gia đình chị mạnh dạn trồng xen thêm 25 cây sầu riêng ghép, bước đầu cây phát triển tốt hiện có chiều cao trung bình trên 2 mét.

Gia đình chị Triệu Thị Phương (ở thôn Cao Bằng, xã Đắk Phơi, huyện Lắk) phấn khởi khi vườn sầu riêng đã bắt đầu cho lợi nhuận
Gia đình chị Triệu Thị Phương (ở thôn Cao Bằng, xã Đắk Phơi, huyện Lắk) phấn khởi khi vườn sầu riêng đã bắt đầu cho lợi nhuận

Hay như gia đình chị Triệu Thị Phương ở thôn Cao Bằng, xã Đắk Phơi, huyện Lắk. Từ năm 2020, nhờ nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện, gia đình chị đã đầu tư 2ha rẫy trồng xen canh sầu riêng với 300 gốc, cà phê với 3ha cà phê, bơ… cùng với chăn nuôn bò sinh sản. Đến nay, 10 gốc sầu riêng đã cho thu hoạch, nhờ đó, những cây cho thu hoạch sẽ nuôi trang trải và bù trừ cho những cây nhỏ. “Nhờ nguồn vốn NHCSXH, gia đình tôi đã được nhiều thứ. Ban đầu, gia đình đầu tư trồng cà phê, nhưng do mấy năm trước cà phê mất giá, nên cũng hòa vốn, không có lời. Năm 2023, những cây cà phê cũng đã mang lại lợi nhuận cho gia đình”, chị Triệu Thị Phương tâm sự.

Phó Bí thư đoàn xã Đắk Phơi Y Sel Liêng Hót, cho biết: Nguồn vốn vay từ NHCSXH ủy thác qua Đoàn Thanh niên, 100/% hộ vay đều sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả. Đến nay, tổng dư nợ nguồn vốn ủy thác qua Đoàn Thanh niên đạt 7 tỷ 480 triệu đồng với 164 hộ vay, hiệu quả nguồn vốn vay chủ yếu trồng cây cà phê và sầu riêng. Trong thời gian tới, các Tổ tiết kiệm và vay vốn, người vay rất muốn được tăng cường thêm nguồn vốn hộ sản xuất-kinh doanh, để người dân có thêm điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Nhờ sự đẩy mạnh, tích cực tuyên truyền của NHCSXH, Hội đoàn thể xã và bản thân người Tổ trưởng nên nhận thức của tổ viên tăng lên rất nhiều. “Trước khi vay vốn, hộ đã có kế hoạch làm ăn cụ thể, rõ ràng. Sau khi vay tổ viên tính toán sử dụng nguồn vốn rất cẩn thận, mang lại thu nhập kinh tế, cũng như xây dựng được nhà cửa, công trình vệ sinh, chuồng trại, mua cây con giống, phương tiện làm ăn hiệu quả. Vì vậy, công tác quản lý nguồn vốn của Tổ và công tác thu lãi được nhiều thuận lợi, tổ viên trả nợ đúng kỳ khi đến hạn”, Phó Bí thư xã Đắk Phơi Y Sel Liêng Hót, cho biết thêm.

Cán bộ PGD NHCSXH huyện Lắk đang thông qua một số nội dung trước khi giao dịch xã trên địa bà huyện
Cán bộ PGD NHCSXH huyện Lắk đang thông qua một số nội dung về vay vốn tín dụng chính sách cho người dân

Hiệu quả từ vốn vay ưu đãi

Ông Phạm Công Hùng, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Lắk, cho biết: Từ đầu năm 2024 đến nay, NHCSXH huyện Lắk đã tiến hành giải ngân cho 2.116 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với số tiền 112 tỷ đồng.

Trước khi có Nghị định 28, NHCSXH huyện phối hợp với các xã tập trung ưu tiên nguồn vốn tín dụng chính sách cho người đồng bào DTTS tại các buôn, đặc biệt khó khăn với tổng dư nợ đến hết tháng 8/2024 đạt 576 tỷ đồng, với 13.981 hộ còn dư nợ. Trong đó, nguồn vốn phục vụ sản xuất-kinh doanh cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 349 tỷ đồng, nguồn vốn hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 50 tỷ đồng và hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 736 hộ, với số tiền 17 tỷ đồng.

Với các giải pháp đồng bộ của chính quyền địa phương, nguồn vốn chính sách giúp sức cho huyện và sự nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Lắk xuống còn 4.048 hộ nghèo, chiếm 20,95%; 3.240 hộ cận nghèo, chiếm 16,77% vào cuối năm 2023.

Cũng theo Phó Giám đốc PGD NHCSXH huyện Lắk Phạm Công Hùng chia sẻ, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, NHCSXH huyện đã giúp cho 4.886 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với số tiền 405 tỷ đồng. Đưa tổng dư nợ tín dụng chính sách đến nay đạt 576 tỷ đồng, tăng 405 tỷ đồng so năm 2014 (từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW), tỷ lệ tăng trưởng 236%, với 13.981 hộ nghèo và đối tượng chính sách còn dư nợ.

Nguồn vốn chính sách trong 10 năm qua đã tạo điều kiện cho 1.093 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 59 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 696 lao động được tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; 2.756 hộ đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 736 căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để huyện Lắk thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS.

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững





Nguồn: https://baodantoc.vn/phong-giao-dich-ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-huyen-lak-dak-lak-trien-khai-nhieu-chuong-trinh-tin-dung-hieu-qua-giup-dong-bao-dtts-1726639815314.htm

Cùng chủ đề

Chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn tại Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV của tỉnh

Ngày 19/10, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV, năm 2024, ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn ghi nhận và biểu dương những thành tích đã đạt được qua 5 năm thực...

Thực hiện “4 cùng” với dân, kịp thời phát hiện các vụ việc phát sinh

Phát biểu tham luận tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV, năm 2024, Đại tá Hà Văn Tuyên, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn đã chia sẻ những nỗ lực của lực lượng công an trong việc bảo đảm...

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp...

Hiệu quả từ vốn vay ưu đãiÔng Phạm Công Hùng, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Lắk, cho biết: Từ đầu năm 2024 đến nay, NHCSXH huyện Lắk đã tiến hành giải ngân cho 2.116 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với số tiền 112 tỷ đồng.Trước khi có Nghị định 28, NHCSXH huyện phối hợp với các xã tập trung ưu tiên nguồn vốn tín dụng chính sách cho người đồng bào DTTS tại các...

Tiếp tục củng cố niềm tin, lan tỏa điển hình trong đồng bào DTTS

Theo Báo cáo số 271/BC-DTTS ngày 31/7/2024 của Vụ Dân tộc thiểu số, trong tháng 8 năm 2024 có các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, TP. Cần Thơ, Lào Cai, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế… tổ chức Đại hội đại biểu DTTS cấp tỉnh và dự kiến trong tháng 9 các tỉnh: Quảng Nam, Lâm Đồng, Ninh Bình, Phú Yên, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Tinh... sẽ tổ chức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thêm cơ hội thoát nghèo.Sau...

Vĩnh Phúc: Tuyên dương 10 thầy, cô giáo và 138 em học sinh, sinh viên DTTS có thành tích xuất sắc năm học 2023...

Ngày 11/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Lễ Tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024”.Hiện nay ở các buôn làng Tây Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều những nữ trưởng buôn trẻ. Với lợi thế về trình độ, hiểu biết về xã hội, phong tục tập quán, công nghệ thông...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Quảng Nam: Dấu ấn sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay, nhiều địa phương trên đà khởi sắc từng ngày.Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc...

Một đêm ở chợ “âm phủ” Tha La

Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là chợ "âm phủ" vì hoạt động về đêm, người mua kẻ bán tập nập nhưng chẳng nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi tình cờ được biết đến phiên chợ đặc biệt này trên hành trình khám phá sông nước miền Tây.Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng...

Bài đọc nhiều

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Đây là cây lim xanh gần 1.000 năm tuổi còn sót lại của rừng già Thanh Hóa, cây cổ thụ cao hơn 50m

Nằm sừng sững ở địa phận giáp ranh 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và Tân Bình (huyện Như Xuân) của tỉnh Thanh Hóa, một cây cổ thụ-cây lim xanh gần nghìn năm tuổi được đồng bào người dân tộc Thái xem là “báu vật” còn sót lại của rừng...

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

Cùng chuyên mục

Vì sao Biển Đông liên tục đón bão? Ngay sau bão số 8 sẽ xuất hiện bão số 9

Tin bão mới nhất: Chuyên gia nhận định, trong những ngày tới trên biển Đông có thể xuất hiện bão số 8 và số 9. ...

Trồng chanh bông tím ở Bình Phước kiểu gì mà trái quanh năm, hái liên tục, hễ bán là hết veo?

Tuy không phải là mô hình mới nhưng nắm bắt được thị trường và lợi thế địa phương, cùng với quyết tâm cao, mô hình trồng chanh bông tím đang mang lại nguồn thu khá cho gia đình anh Võ Huy Dũng ở ấp Tân Bình, xã Tân Tiến, huyện Bù...

Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3

Thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 là sự kiện quan trọng thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm ngày thành lập Đảng bộ khối các cơ quan TP Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2024), 70 năm ngày thành lập Sở Canh nông, nay là Sở NN&PTNT Hà Nội (30/11/1954 – 30/11/2024). Sự kiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi để...

Một đêm ở chợ “âm phủ” Tha La

Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là chợ "âm phủ" vì hoạt động về đêm, người mua kẻ bán tập nập nhưng chẳng nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi tình cờ được biết đến phiên chợ đặc biệt này trên hành trình khám phá sông nước miền Tây.Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng...

Hành trình nông dân đến doanh nhân của một phụ nữ dân tộc Tày

“Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái”, người Tày quan niệm, vịt là con vật may mắn nên từ ngày xưa, chúng tôi chọn cách ăn thịt vịt trong nhiều dịp lễ, Tết quan trọng để mong những điều an lành, hạnh phúc. Là người con của bản người Tày, khát vọng đưa thương hiệu vịt bầu quê nhà vươn xa đã thôi thúc tôi mỗi ngày…”. Đó là chia sẻ của...

Mới nhất

Lập Tổ công tác gỡ vướng về quỹ nhà đất phục vụ tái định cư tại TPHCM

(CLO) Ngày 11/11, Văn phòng UBND TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc .Tổ công tác...

Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án...

Hỗ trợ start-up Việt khắc phục điểm yếu, bước ra toàn cầu

Sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt từ ý tưởng đến thành công vừa ra mắt chiều 11-11, kỳ vọng đưa start-up Việt ra toàn cầu. ...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. ...

Việt Nam – Ô-xtrây-li-a trao đổi kinh nghiệm về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trong hoạt động gìn giữ hoà bình Liên...

(Bqp.vn) - Sáng 8/11, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam phối hợp với Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trong hoạt động GGHB Liên hợp quốc. Đại tá Nguyễn Như Cảnh, Phó Cục...

Mới nhất