Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếPhòng, chống bệnh về da trong và sau mưa lũ

Phòng, chống bệnh về da trong và sau mưa lũ


Các bệnh da gặp trong và sau mùa mưa bão bao gồm các bệnh da mới phát sinh, các bệnh da có sẵn bị nặng lên. Mưa bão, ngập lụt, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc thăm khám, điều trị các bệnh lý da mạn tính.

Mưa lớn kéo dài gần 2 tuần nay tại các tỉnh thành miền Bắc không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân mà còn tiềm ẩn những mối nguy hại đến sức khoẻ. Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ… thì các vấn đề về da cũng khá thường gặp…





Các bệnh da gặp trong và sau mùa mưa bão bao gồm các bệnh da mới phát sinh, các bệnh da có sẵn bị nặng lên.

Những vết nấm nứt kẽ bàn chân vì lội nước ngập như thế này, là tình trạng mà không ít người dân tại những khu vực rốn lũ ở ngoại thành Hà Nội đang gặp phải suốt hơn một tuần vừa qua.

Tự ý dùng thuốc là việc làm thường xuyên của nhiều người trước các bệnh ngoài da, chỉ đến khi mãi không khỏi, người bệnh mới đến viện điều trị… Chính bởi vậy, những ngày này, số bệnh nhân gặp các vấn đề về da do mưa lũ đến khám gia tăng đáng kể tại Bệnh viện Da liễu Trung ương…. 

Theo TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân tăng lên tương đối, tăng lên so với mùa khô khoảng 30%.

Như trường hợp của bệnh nhân này, từ một nốt tròn nhỏ ở tay, sau những ngày dính mưa dai dẳng, vết nấm đã nhanh chóng lan nhanh đến nửa cánh tay kèm với những cơn rát ngứa… Hay kể cả với những bệnh về da mãn tính, thời tiết nắng mưa thất thường cũng khiến cho nhiều căn bệnh tái phát.

Ngoài ra, theo các bác sỹ, ở thời điểm này, người dân cần chú ý tới các bệnh về da như nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da do virus, ghẻ…

TS.Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, đối với những bệnh về nấm da, người dân cần chú ý đảm bảo sự khô ráo trên thân mình, chân, tay, vệ sinh sạch vùng da khi có thể. Điều trị bằng các thuốc bạt sừng, chống nấm dưới sự hướng dẫn và thăm khám của bác sĩ Da liễu.

Trong trường hợp ở lâu trong vùng lũ, lụt, mưa bão thì sau khi thoát khỏi tình trạng này, cần tắm sạch bằng xà phòng hoặc sữa tắm có tính chất axit một chút, làm khô ráo thân mình, nhất là các nếp gấp như kẽ chân, bẹn, nách. Nếu có các triệu chứng như trên liên hệ bác sĩ Da liễu gần nhất để khám và điều trị.

Một trong các bệnh da cần chú ý sau đợt mưa lũ nữa, đó là các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn da, như: chốc, nhọt, viêm nang lông, viêm mô bào,… Bởi mưa lũ, ngập úng, điều kiện vệ sinh kém, da xây xát, cùng với hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khi ngâm trong nước lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng ngoài da.

Biểu hiện là da có các sẩn, cục sưng nóng đỏ đau, có thể có ngòi mủ hoặc bọng mủ, đóng vảy tiết. Để điều trị, người dân cần dùng dung dịch sát khuẩn/ kháng sinh tại chỗ, trường hợp nặng cần dùng kháng sinh toàn thân. Cần vệ sinh cơ thể ngay khi có thể và luôn giữ khô da nếu được.

Ngoài ra, người dân cần chú ý tới bệnh ghẻ, hiện tượng chấy rận: do vệ sinh kém, môi trường sống chật chội làm gia tăng nguy cơ bệnh ghẻ, chấy rận và lây lan. Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ) gây ra. Bệnh ghẻ là các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục… và ngứa rất nhiều về đêm.

Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày, có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng, chốc hóa.

Để điều trị, người dân cần chấm dung dịch D.E.P, thuốc diệt kí sinh trùng, chống ngứa. Cần điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình. Khi dùng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ da liễu, nhất là khi dùng thuốc trị ghẻ trên diện rộng, tránh độc cho cơ thể.

Chấy rận do kí sinh trùng chấy (Pediculus humanus capitis) gây ra. Chúng thường xuất hiện ở da đầu, lông mày, lông mi và vùng lông trên cơ thể. Một số biểu hiện thường gặp như: Ngứa nhiều, vết cắn nhỏ, trứng chấy, chấy, rận trưởng thành. Điều trị bằng dầu gội/ thuốc xịt diệt côn trùng, dùng lược chuyên dụng loại bỏ trứng chấy và chấy trưởng thành ở tóc.

Ở thời điểm sau bão lũ, người dân cần tập trung điều trị và phòng, tránh các bệnh viêm da tiếp xúc. Bởi nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình như chất thải, các kim loại nặng, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu.

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay, … với biểu hiện là các dát sẩn đỏ, có thể có mụn nước, sưng nề gây ngứa, rát và khó chịu nhiều cho người bệnh.

Thói quen sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt mưa bão cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.

Do đó, phương pháp điều trị bệnh này là dùng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống chống ngứa. TS.Vũ Thái Hà lưu ý, trong giai đoạn sau bão lũ, với người dân có các bệnh da có sẵn, sẽ có diễn tiến nặng lên.

Do mưa bão, lũ lụt làm con người lo lắng, căng thẳng và thay đổi môi trường da cũng như tình trạng hàng rào bảo vệ da. Chưa kể, việc thực hiện đơn thuốc sẽ không được đầy đủ và đúng hướng dẫn cùng với sự đi lại để thăm khám định kỳ sẽ khó khăn.

Một số bệnh nặng lên do tâm lý căng thẳng, lo lắng, như vảy nến, viêm da dầu, rụng tóc từng mảng, viêm da cơ địa… Các bệnh không thực hiện đúng đơn thuốc hoặc tái khám được cũng như thiếu thuốc làm nặng lên như viêm da cơ địa, vảy nến… Nếu không quan tâm, duy trì bôi dưỡng ẩm thường xuyên cũng có thể bị nặng lên.

Các bệnh lý da mạn tính cần quản lý lâu dài như vảy nến, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm da cơ, bệnh da bọng nước tự miễn. Do đó, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tránh làm nặng bệnh, cần tham vấn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu qua online hay trực tiếp, tùy tình hình phù hợp.

Bệnh về da thông thường là lành tính nhưng lại đi kèm với cảm giác ngứa rát khó chịu cùng vấn đề về thẩm mỹ, để có những cách bảo vệ da đúng đắn trước nguy cơ mắc bệnh, người dân cần có những biện pháp chủ động phòng tránh…

Theo TS.Vũ Thái Hà, để phòng bệnh về da trong và sau mưa bão, người dân cần vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch; hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày; mang các dụng cụ bảo hộ nếu phải đi vùng nước ngập; sau khi tiếp xúc với nước mưa, lũ, rửa lại bằng nước sạch, lau thấm khô, chú ý các nếp kẽ như kẽ ngón, nách, bẹn.

Người dân cũng cần lưu ý tránh tiếp xúc với nước lũ nếu có vết thương hở; rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch; làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng; nếu vết thương bị mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch, nên đến khám hoặc tư vấn online hoặc tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị bệnh; làm sạch vùng cơ thể và để khô ráo ngay khi có thể nhất.

Đặc biệt, cần tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý nhằm có đủ sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của bệnh. Khi có phát sinh dịch bệnh, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Cần theo sát, nắm vững các thông tin về phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế.





Nguồn: https://baodautu.vn/phong-chong-benh-ve-da-trong-va-sau-mua-lu-d224998.html

Cùng chủ đề

Các bệnh về da tăng do thời tiết

Các ca bệnh da và móng do nấm, vi khuẩn như nấm da, nấm móng, kẽ ngón tay, chân, viêm da mủ, viêm da kích ứng, viêm nang lông… khi thời tiết mưa nắng đan xen tăng khoảng 30% so với các tháng mùa khô. Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, khu vực miền Nam nắng nóng quanh năm, từ tháng 5 đến tháng...

Cẩn trọng với các bệnh viêm da trong mùa mưa lũ

Tin mới y tế ngày 4/8: Cẩn trọng với các bệnh viêm da trong mùa mưa lũMưa lớn kéo dài gần 2 tuần nay tại các tỉnh thành miền Bắc tiềm ẩn những mối nguy hại đến sức khoẻ, trong đó các vấn đề về da được cho là khá nghiêm trọng. Bệnh về da hoành hành mùa mưa lũ TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa...

Phân biệt mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Báo Vietnamnet dẫn chia sẻ của tiến sĩ Jeffrey Hsu, bác sĩ da liễu có trụ sở tại Illinois (Mỹ) trên trang The Sun cho biết, ung thư da gồm ung thư hắc tố da và không hắc tố (ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy). Ung thư hắc tố da (Melanoma) là ung thư da nguy hiểm nhất vì có nguy cơ lan sang các bộ phận khác của cơ...

Viêm da thần kinh – VnExpress Sức khỏe

Viêm da thần kinh được xếp thứ 5 trong 7 bệnh chàm (eczema) phổ biến, là bệnh tiến triển mạn tính, mức độ tái phát cao. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Lê Vi Anh, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Định nghĩaViêm da thần kinh (Neurodermatitis) còn gọi lichen đơn dạng mạn tính, là tình trạng viêm da được xác định sau khi loại trừ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

CMC kích hoạt AI-X; Viettel Post mở công ty con tại Lào; GSM và Mai Linh lập chuỗi sửa xe

CMC kích hoạt AI-X; Viettel Post mở công ty con tại Lào; GSM và Mai Linh lập chuỗi sửa xeMIC tạm ứng chi trả bồi thường hơn 900 vụ tổn thất do bão Yagi; Đồng Tâm Group kéo CS Wind của Hàn Quốc đến Long An làm thiết bị điện gió; Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD; Chiến lược chuyển đổi AI của CMC... ...

VN-Index tăng gần 6 điểm, cổ phiếu chứng khoán “bay cao” nhờ kỳ vọng Thông tư mới

VN-Index tăng gần 6 điểm, cổ phiếu chứng khoán “bay cao” nhờ kỳ vọng Thông tư mớiHàng loạt cổ phiếu chứng khoán tăng giá mạnh giúp tâm lý nhà đầu tư tiếp tục tích cực ở phiên ngày 18/9. Bước sang phiên giao dịch ngày 18/9, đà hưng phấn từ chiều phiên hôm qua không còn được duy trì, mà thay vào đó là sự...

Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi

Vẫn còn đến 70% trẻ từ 1-5 tuổi và gần như toàn bộ nhóm trẻ từ 6-10 tuổi (thuộc diện cần tiêm trong chiến dịch) tại TP.HCM chưa được tiêm chủng. Tại TP.HCM, chỉ 3 ngày sau khi Ủy ban nhân dân TP ban hành quyết định công bố dịch, chiến dịch tiêm chủng cho tất cả các trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm...

Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, C

Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, CGiám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh. ...

Khu đông Thủ đô sôi động, nhà đầu tư đổ về vùng ven “săn” đất

Khu đông Thủ đô sôi động, nhà đầu tư đổ về vùng ven “săn” đấtThị trường bất động sản phía đông Hà Nội đang được giới đầu tư chú ý nhờ dư địa phát triển dài hạn, đặc biệt là các đô thị vệ tinh - nơi chưa xảy ra tình trạng sốt đất. Thị trường sôi động, giàu tiềm năng Như một cực tăng trưởng dẫn đầu...

Bài đọc nhiều

Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm dịch sốt xuất huyết

Trong tuần, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 37 ca so với tuần trước). Dịch sốt xuất huyết đã bước vào giai đoạn cao điểm. Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần (từ ngày 6/9 đến ngày 13/9), toàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất...

Hàng trăm trẻ được VNVC tiêm ngừa sởi trong ngày đầu tiên miễn phí

PGS.TS Tăng Chí Thượng (bìa phải) đến thăm và giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi sáng 17-9 tại VNVC quận 8 (TP.HCM).Sáng 17-9, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM -...

Quảng Ngãi tích cực điều trị cho bệnh nhân ngừng tim do ăn cá nóc

Ngày 17/9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi Lê Văn Thiều cho biết đơn vị đang điều trị cho một cặp vợ chồng tại thị xã Đức Phổ bị ngộ độc do ăn cá nóc. Trước đó, chiều 16/9, vợ chồng ông Nguyễn Hội (sinh năm 1959) và bà Lê Thị Kim Huệ (sinh năm 1966) cùng trú tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ được đưa đến...

Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam ủng hộ đồng bào bão lũ 352 triệu đồng

- Bạn đọc có thể đến đóng góp tại trụ sở báo Tuổi Trẻ: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận; 12 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.Ngoài ra, bạn đọc có thể đóng góp tại các văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội (72A Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội); Đà Nẵng...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán đối với nạn nhân bão lụt

Ngày 16/9, Bộ Y tế có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, Ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Công văn nêu rõ: Cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão...

Cùng chuyên mục

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Không lâu sau khi mẹ phát hiện ung thư phổi, cô gái 20 tuổi (Trung Quốc) bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng. Lo lắng về chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình, cô gái đã...

Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi

Vẫn còn đến 70% trẻ từ 1-5 tuổi và gần như toàn bộ nhóm trẻ từ 6-10 tuổi (thuộc diện cần tiêm trong chiến dịch) tại TP.HCM chưa được tiêm chủng. Tại TP.HCM, chỉ 3 ngày sau khi Ủy ban nhân dân TP ban hành quyết định công bố dịch, chiến dịch tiêm chủng cho tất cả các trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm...

Những yếu tố khiến dịch bệnh có nguy cơ bùng phát sau mưa lũ

Theo Đại tá TS.BS Vũ Viết Sáng - Phó Viện trưởng Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đây là những điều kiện rất thuận lợi cho các tác nhân vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây bệnh cho người.Kinh nghiệm từ trước tới nay cho thấy, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa lũ.Các bệnh lây truyền qua...

Mới nhất

Cứu trợ vùng bão lũ: Kịp thời, thiết thực, đúng người, đúng thời điểm

Để biết người dân bị ảnh hưởng của bão lũ cần gì nhất thì các đoàn cứu trợ nên liên lạc thông qua kênh chính thức là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ.   "Thương người như thể thương thân" là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra...

‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Còn đó những nỗi lo… Mới đây, Trung Quốc và Mỹ đã mở cửa thị trường, đồng ý nhập khẩu chính ngạch trái dừa Việt Nam. Đây là tin vui cho các địa phương đang là “thủ phủ” trái dừa Việt Nam nói riêng và ngành rau quả xuất khẩu Việt...

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 8/2024, xuất khẩu cá...

Thông tư 68 thúc đẩy dòng vốn ngoại gia tăng trên thị trường chứng khoán

Theo đó, thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống...

Cảnh sát biển cứu thành công 8 thuyền viên trên tàu hàng bị sóng đánh chìm

Trước đó, lúc 13h40 cùng ngày, tàu hàng An Bình Phát 68 chở theo 4.000 tấn bột đá đang trong hành trình từ Thanh Hóa đi Quảng Ngãi. Khi đến vị trí 15,43 độ vĩ Bắc - 108,33 độ kinh Đông, cách bờ biển xã Bình Hải (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) khoảng 4,5 hải lý về hướng Đông,...

Mới nhất