Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngỒ ạt bỏ cọc đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Không...

Ồ ạt bỏ cọc đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Không ngăn chặn sẽ méo thị trường


Ồ ạt bỏ cọc sau khi trả giá đất cao, chuyên gia dẫn “bài học” vụ Tân Hoàng Minh

Thị trường thời gian qua liên tục choáng váng với mức giá trúng trong các phiên đấu giá đất vùng ven của Hà Nội. Tại huyện Hoài Đức, giá đất trúng đấu giá dao động trong khoảng hơn 90 đến 133 triệu đồng/m2. Tại huyện Thanh Oai, giá trúng đấu giá đất dao động 51-100 triệu đồng/m2, cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.

Tuy nhiên, ngay sau phiên đấu giá, hầu hết những người trúng đều rao bán chênh từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng mỗi lô. Đỉnh điểm, nhiều lô còn được rao bán lại đắt hơn 800 triệu đồng so với giá trúng đấu giá. Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau đó giá chênh hạ xuống còn khoảng 100-200 triệu đồng. 

Không chỉ vậy, sau các phiên đấu giá này, giá đất tại thị trường khu vực xung quanh cũng lập tức được đẩy lên 5-10 triệu đồng/m2. Thậm chí, khi đó môi giới còn không dám mua vào để chờ bán chênh vì cho rằng giá đất quá cao so với hạ tầng xung quanh.

Đáng chú ý, tình trạng bỏ cọc đã ồ ạt xảy ra. Đơn cử, phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (huyện Thanh Oai, Hà Nội) có tới 55 lô đất bỏ cọc trong số này có cả lô trúng giá 100,5 triệu đồng/m2. Trong 13 lô đất nộp đủ tiền, giá cao nhất chỉ là hơn 55 triệu đồng/m2.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam – cho biết câu chuyện đấu giá tại Hà Nội nằm ở chỗ định giá ban đầu để người mua đặt cọc quá thấp. Ví dụ như mức giá trung bình một số nơi đấu thành công là 30 triệu đồng/m2 nhưng giá khởi điểm chỉ 7 triệu đồng/m2. Điều này cho thấy giá đầu vào quá dễ dàng.

Ngoài ra, nguồn cung sản phẩm ra thị trường quá ít khiến người đặt cọc muốn mua để chuyển nhượng. Trong khi đó, việc cho phép chuyển nhượng trong thời gian ngắn cũng gây ra những hạn chế nhất định, ảnh hưởng tới thị trường chung.

TS. Đinh Thế Hiển – chuyên gia kinh tế – nêu quan điểm, những người muốn mua thật thường sẽ bỏ ra công sức, thời gian để tìm hiểu rất kỹ về giá đất và thị trường bất động sản trong khu vực. Việc “xuống tiền” đặt cọc thể hiện rằng họ rất muốn mua.

Tuy nhiên, hiện tại, một số phiên đấu giá đất tại Hà Nội lại xảy ra hiện tượng bỏ cọc ồ ạt. Theo ông Hiển, cần đặt ra câu hỏi liệu rằng những người tham gia họ có thực sự muốn mua hay phá hoại chủ trương đúng đắn của Nhà nước?

Ồ ạt bỏ cọc đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Không ngăn chặn sẽ méo thị trường - 1

55 lô đất tại phiên đấu giá 68 lô đất tại Thanh Oai ngày 10/8 đã bị bỏ cọc (Ảnh: Dương Tâm).

“Việc đấu giá đất thể hiện sự công khai, minh bạch. Đây là chính sách đúng và phù hợp với kinh tế thị trường. Nhà nước mang đất ra đấu giá mong muốn sẽ bán được mức giá phù hợp với thị trường. Đối tượng hướng tới là những người có nhu cầu thực sự để ở hoặc đầu tư lâu dài, không phải mang tính chất đầu cơ thổi giá”, ông Hiển nói.

Theo ông Hiển, những phiên đấu giá đất vừa qua tại vùng ven Hà Nội có những dấu hiệu bất thường. Người trúng giá cao sau đó bỏ cọc ồ ạt cũng có trách nhiệm trong vấn đề làm nhiễu loạn thị trường bất động sản. Ông dẫn lại “bài học” từ vụ đấu giá đất của Tân Hoàng Minh cũng với chi tiết trả giá cao chót vót sau đó bỏ cọc. Điều đó tạo hiệu ứng lan tỏa, làn sóng tăng giá bất động sản rất cao diễn ra tại Thủ Thiêm.

“Từ đó, tôi cho rằng, việc đấu giá cao rồi bỏ cọc vừa qua là có chủ đích, toan tính, không đơn thuần chỉ trả giá hớ. Có thể, thông qua đấu giá để tạo độ nóng tại khu vực họ đang sở hữu nhiều đất đai”, ông Hiển nói.

Nếu không ngăn chặn, nạn bỏ cọc có thể tiếp diễn

Về hệ lụy của việc đấu giá cao sau đó bỏ cọc, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, thứ nhất làm chính sách đấu giá của Nhà nước bị ảnh hưởng. Thứ hai, những phiên đấu giá như vậy sẽ trở thành công cụ làm nhiễu loạn, gây méo mó cho thị trường bất động sản của địa phương. Từ đó, làm ảnh hưởng, không lành mạnh tới nền kinh tế chung và thị trường bất động sản. Trong khi đó, Nhà nước đang ra sức làm ổn định thị trường bất động sản để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo ông Hiển, nếu không có sự quyết liệt ngăn chặn nạn trả cao sau đó bỏ cọc thì sự việc có thể tiếp diễn tại các phiên đấu giá khác.

Ông Đinh Minh Tuấn nói thêm, sau những cuộc đấu giá gây xôn xao cả thị trường thì không chỉ các nhà đầu tư mà những người dân bình thường cũng sẽ nghĩ tới mốc 100-130 triệu đồng/m2 mà cách trung tâm Hà Nội 25-30km. Mốc này cũng là mốc để giá đất ở trong khu vực bán kính này tăng theo một cách bất thường, bất chấp giá trị kinh doanh hay giá trị sử dụng mang lại. Bên cạnh đó, những phiên đấu giá tiếp theo nếu có ở các khu vực khác sẽ lại có những mức giá cao hơn nhiều.

Việc trúng giá bất thường sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho người mua nhà, doanh nghiệp đầu tư, thậm chí gây ra bất ổn cho cả thị trường.

Cụ thể, người dân có nhu cầu mua nhà thật sẽ rất khó mua trong giai đoạn này khi người bán sẽ neo tâm lý tăng giá lên so với giá trị thị trường. Người có tiền sẽ đổ xô đi mua đất hy vọng kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, người không có nhu cầu ở thật sẽ tập trung dòng tiền vào bất động sản thay vì lưu thông cho hoạt động kinh tế khác. Người cần nhà không có đủ tiền mua, người có tiền thì lại găm vào đất.

Hệ lụy tiếp theo là đến các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước khi thực hiện các dự án lớn sẽ khó khăn hơn trong việc giải phóng mặt bằng và thậm chí vốn sẽ đội lên nhiều lần.

Bên cạnh đó, hiệu ứng dây chuyền cho thể xảy ra cho cả thị trường và các phân khúc khác. Chẳng hạn như các dự án chung cư ở trung tâm Hà Nội sẽ tăng giá mạnh có khi lên tới 100 triệu đồng/m2 trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm, nhu cầu cao, giá đất mới tăng; các dự án liền thổ cũng sẽ có thể tăng ở mức 300-400 triệu đồng/m2… Những biến động này sẽ gây ra bất ổn cho thị trường bất động sản trong ngắn hạn.

Ồ ạt bỏ cọc đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Không ngăn chặn sẽ méo thị trường - 2

Chuyên gia cho rằng nếu không ngăn chặn tình trạng đấu giá cao sau đó bỏ cọc có thể bị tái diễn (Ảnh: Dương Tâm).

Chuyên gia này nhấn mạnh, nếu không có các biện pháp xử lý thì giá mặt bằng chung sẽ tăng lên. Bởi sau đấu giá, người dân sẽ không còn nhớ bao nhiêu người đã bỏ cọc. Họ chỉ nhớ đến kết quả cuối cùng, giá cuối cùng. Điều này in hằn lên trí nhớ mọi người là giá khu vực này đã tăng bao nhiêu lần, từ đó chắc chắn ảnh hưởng thị trường chung.

Cần có chế tài xử lý

Về biện pháp ngăn chặn, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, việc tổ chức đấu giá tại các địa phương cần có phương án chặt chẽ và an toàn. Bên cạnh đó, quy trình định giá đất để đưa ra giá khởi điểm cần có công ty thẩm định và chịu trách nhiệm. Trong đó, mức giá khởi điểm đưa ra phải phù hợp với thị trường. Từ đó, tiền đặt trước khi tham gia đấu giá phải tương xứng.

Đặc biệt, cần có biện pháp cấm hoặc không cho phép tham gia đấu giá trong thời gian nhất định với những người từng bỏ cọc đấu giá. Trước khi đấu giá, ban tổ chức phải sàng lọc hồ sơ như các phương án mời đấu thầu khác. Ngoài ra, mỗi địa phương cũng có thể đưa ra các phương án và quy định thêm phù hợp với từng nơi nhằm đảm bảo hiệu quả cho Nhà nước và người dân.

Theo ông Đinh Minh Tuấn, giải pháp cần làm là định giá đầu vào cao lên, hạn chế người tham gia để “lướt sóng”. Đồng thời, cơ quan quản lý nên xây dựng chế tài xử phạt, chẳng hạn phạt gấp 2-3 lần so với đặt cọc để đảm bảo người tham gia thực hiện nghĩa vụ. 

Cùng đưa ra giải pháp, ông Lê Đình Chung – Thành viên Tổ công tác nghiên cứu thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) – cho rằng, cần phải có biện pháp định giá khởi điểm cao hơn hiện tại. Bên cạnh đó, thay vì quy định tiền đặt cọc bằng 20% giá khởi điểm như hiện nay thì nâng lên khoảng 30-50%. Từ đó, những người có ý định tham gia đấu giá đất với mục đích không tốt sẽ cân nhắc.

Ngoài ra, theo ông, có thể yêu cầu nhà đầu tư chuyển một khoản tiền đảm bảo vào tài khoản của ban tổ chức. Nếu như nhà đầu tư trúng đấu giá, số tiền đảm bảo sẽ được ban tổ chức giữ lại để thanh toán, nếu thiếu thì nộp bổ sung.



Nguồn: https://dantri.com.vn/bat-dong-san/o-at-bo-coc-dau-gia-dat-vung-ven-ha-noi-khong-ngan-chan-se-meo-thi-truong-20240918131201640.htm

Cùng chủ đề

Chung cư mở bán mới tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh “chạm đỉnh”, lên tới 90-130 triệu đồng/m2

DNVN - Nhiều dự án chung cư mở bán mới tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có mức giá khá cao. Trong đó, tại Hà Nội, mức giá trung bình dao động từ 45 - 90 triệu đồng/m2, còn tại TP Hồ Chí Minh, mức giá có thể lên tới 130...

Bất động sản công nghiệp sẽ đón sóng chuyển đổi xanh toàn cầu

ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vì những yếu tố này không chỉ phản ánh cam kết trách nhiệm xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của mỗi tổ chức....

Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền

Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang ĐiềnÔng Lee Leong Seng là Tổng giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Bình Trưng Mới - công ty con của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) và là chủ đầu tư dự án khu nhà ở phường Bình Trưng Đông (BTĐ1). Công ty Bình Trưng Mới...

VN-Index “nhảy múa”, tăng trở lại gần 20 điểm với thanh khoản thấp

VN-Index tăng bật trở lại ngay sau phiên giảm mạnh hôm qua (16/9), trở về vùng 1.260 điểm nhờ vào động thái tích cực từ khối ngoại. Song, thanh khoản vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. ...

Cổ phiếu xuống sát đáy, điều gì đang xảy ra với Novaland?

Trong phiên 17/9, cổ phiếu NVL của Novaland, do ông Bùi Thành Nhơn làm chủ tịch, tiếp tục giảm khá mạnh, có lúc mất 550 đồng xuống 10.650 đồng/cp, trước khi đóng cửa buổi sáng ở mức 10.850 đồng/cp. Đây là mức giá rất thấp so với trên 18.000 đồng/cp hồi đầu tháng 4 và gần 90.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi tháng 9/2022. Giá hiện tại chỉ cao hơn chút ít so với mức thấp kỷ lục 10.300...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung ương thảo luận về công tác nhân sự và đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

(Dân trí) - Trong ngày làm việc đầu tiên, Trung ương thảo luận tại tổ về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và phương hướng nhân sự khóa XIV. Văn phòng Trung ương vừa phát đi thông cáo về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, khai mạc sáng 18/9. Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương làm việc tại Hội...

Huy động 7.000 lượt người tái hiện sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc

(Dân trí) - Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 sẽ được Cà Mau tổ chức trong tháng 11 với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sáng 18/9, UBND tỉnh Cà Mau cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức họp báo quý III và thông tin Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Miền Trung “lên dây cót” ứng phó áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão

(Dân trí) - Trước những diễn biến của áp thấp nhiệt đới được dự báo sắp mạnh lên thành bão trên Biển Đông, các tỉnh, thành miền Trung đã chủ động triển khai công tác ứng phó.   Chủ động di dời dân vùng nguy hiểm Nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo đang mạnh lên thành bão số 4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung...

Người dân “điểm nóng” ngập lụt ở Đà Nẵng hối hả dọn đồ tránh mưa bão

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài khiến khu dân cư đường Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có nguy cơ rơi vào tình trạng ngập. Người dân lo sợ nên đã tất tả kê cao đồ đạc để tránh bị hư hại. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, sáng 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, nhiều tuyến đường trung tâm đã bị ngập. Một số khu dân...

Cụ ông 107 tuổi trích tiền tiết kiệm lương hưu ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 17/9, bà Lê Thị Vinh, Bí thư Chi bộ thôn Cự Đà, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết những ngày qua, địa phương phát động kêu gọi, vận động người dân quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai."Hành động của cụ khiến nhiều người rất xúc động. Cụ là một đảng viên gương mẫu. Tấm lòng của cụ thật đáng trân trọng,...

Bài đọc nhiều

Tính phương án “hạ ngầm” trên đoạn đường 1.000 tỷ đồng/1,5km

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này đang giao đơn vị chức năng xem xét việc thay đổi tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật (theo hướng tiêu chuẩn cao hơn hoặc hạ ngầm) khi di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật...

Đấu giá 13 thửa đất tại huyện Phúc Thọ, giá trúng cao nhất 75 triệu đồng/m2

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 13 thửa đất ở tại khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc). Phiên đấu giá thu hút tổng số 40 hồ sơ đăng ký tham gia, được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín một vòng cho tất cả các thửa...

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bãoCác bộ, ngành và địa phương có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Một tuyến đường...

Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành

Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long ThànhĐầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình; Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm… Đó...

Cùng chuyên mục

Đi qua chu kỳ biến động, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều dấu hiệu hồi phục

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, hiện tại, thị trường đã xuất hiện các dấu hiệu đảo chiều, mức độ quan tâm đến bất động sản đang có xu hướng tăng. Cụ thể, mức độ quan tâm đất trong quý 3/2024 dự kiến tăng 49% so với cùng kỳ 2023, nhà...

Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, C

Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, CGiám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh. ...

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Ngày 18/9, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, theo phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hiện nay, toàn tỉnh có tổng số 18...

Huyện Mê Linh đấu giá 32 lô đất khởi điểm từ 21,7 triệu đồng/m2

Chiều ngày 18/9, Công ty Đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội (đợt 6).Phiên đấu giá này có...

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Sáng ngày 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh nêu rõ, với định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đưa...

Mới nhất

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu tăng trở lại Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch gần nhất, giá hai mặt hàng cà phê tăng lần lượt 2,3% với Arabica và 1,1% với Robusta. Rủi ro nguồn cung bị...

Tại sao việc cắt giảm lãi suất của FED lại ảnh hưởng đến thị trường vàng?

Giá vàng thế giới chững lại khi các nhà đầu tư háo hức mong đợi quyết định chính sách tiền tệ sắp tới của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Việc FED cắt giảm lãi suất không chỉ gây chú ý ở Mỹ mà giới đầu tư toàn cầu đều quan tâm...

Cảnh báo lũ trên sông Mekong

Lũ thượng nguồn sông Mekong đổ về kết hợp triều cường và mưa lớn khiến mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh, dự báo vùng đầu nguồn vượt báo động 1 trong vài ngày tới.   Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: Lượng nước lũ trên sông Mekong do ảnh hưởng mưa lớn từ bão số...

Không quân Indonesia khẳng định cởi mở, sẵn sàng hợp tác “không phe phái”

Ngày 18/9, Trợ lý Andi Wijaya phụ trách tiềm lực hàng không vũ trụ của Tham mưu trưởng Không quân Indonesia tuyên bố, lực lượng này sẵn sàng hợp tác với mọi quốc gia.

Đi qua chu kỳ biến động, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều dấu hiệu hồi phục

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, hiện tại, thị trường đã xuất hiện các dấu hiệu đảo chiều, mức độ quan tâm đến bất động sản đang có xu hướng tăng....

Mới nhất