Trang chủNewsThời sựBà con miền Trung hối hả ứng phó với áp thấp nhiệt...

Bà con miền Trung hối hả ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Trước áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh thành bão số 4 và đang hướng vào vùng biển Quảng Trị – Đà Nẵng, bà con miền Trung đang cấp tập chuẩn bị ứng phó.
Quảng Bình cấm biển từ 0h ngày 19-9 để tránh ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới - Ảnh 1.

Tàu thuyền của ngư dân Quảng Bình đa số đã về các âu tàu trước khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão – Ảnh: L.T.

Quảng Bình cấm biển từ 0h ngày 19-9

Quảng Bình sẽ cấm biển từ 0h ngày 19-9 để an toàn cho ngư dân trước áp thấp nhiệt đới được dự báo sẽ mạnh thành bão số 4 và khả năng đổ bộ vào tỉnh này.

Ngày 18-9, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu cấm biển từ 0h ngày 19-9 để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và ngư dân trước áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4.

Thời hạn cấm biển được thực hiện cho đến thời điểm an toàn trở lại.

Theo đó, đợt áp thấp nhiệt đới này được dự báo sẽ mạnh thành bão và khả năng đổ bộ vào Quảng Bình. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình, UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển tập trung rà soát, kiểm đếm tàu hàng, tàu cá đang hoạt động trên biển, đặc biệt lưu ý thuyền nan, thuyền nhỏ. Đồng thời bằng mọi biện pháp thông báo cho chủ các tàu, thuyền trưởng tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của đợt áp thấp nhiệt đới để không đi vào hoặc thoát ra khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn.

Các đơn vị hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, triển khai công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu bè tại nơi tránh trú, không để tàu thuyền hư hỏng do va chạm, cháy nổ khi neo đậu; chỉ đạo các tổ, đội đánh bắt trên biển duy trì liên lạc, hỗ trợ nhau khi có sự cố; tổ chức, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản.

Sau khi cấm biển, lực lượng chức năng phải kiên quyết không cho tàu thuyền rời bến nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân.

Ngay từ đêm 17-9, biên phòng Quảng Bình đã liên lạc qua hệ thống vô tuyến kêu gọi nhiều tàu thuyền về bờ. Đến nay đã có 7.262 tàu thuyền của tỉnh vào nơi neo đậu.

Hiện vẫn còn 51 tàu thuyền đang trên đường đi tránh trú.

Ngoài việc cấm biển, tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu các địa phương đề phòng nguy cơ ngập lụt, lũ quét sau bão. Đặc biệt là các vị trí có nguy cơ sạt lở đất cao như đồi Phòng Không (xã Đức Hóa), thôn 5 (thị trấn Quy Đạt), thôn Rục (xã Hồng Hóa)…; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm đề phòng bị chia cắt dài ngày.

Được biết, toàn tỉnh Quảng Bình hiện nay có tổng số 7.313 tàu thuyền đang khai thác hải sản trên biển. Trong đó phần lớn tập trung ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, một số khai thác ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa, cùng một số tàu thuyền nhỏ khai thác gần bờ.

Từ sáng đến trưa 18-9, Quảng Bình đã bắt đầu có mưa.

Quảng Trị: Người dân đưa tàu cá vào âu, giằng néo nhà cửa

Hàng trăm tàu cá lớn nhỏ được ngư dân đưa vào neo đậu ở âu tàu xã Triệu An, giằng néo chắc chắn. Người dân ven biển dùng bao cát, dây thừng gia cố mái nhà.

Người dân Quảng Trị đưa tàu cá vào âu, giằng néo nhà cửa, chèn mái nhà bằng bao cát - Ảnh 1.

Cán bộ biên phòng Triệu Vân dùng loa kêu gọi tàu thuyền vào âu tàu neo đậu – Ảnh: HOÀNG TÁO

Sáng 18-9, tại Quảng Trị có mưa vừa và mưa to. Chính quyền địa phương và người dân cấp tập chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão.

Tại huyện đảo Cồn Cỏ, quân dân trên đảo chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; kêu gọi tàu thuyền vào bờ; riêng tàu cá của các hộ dân tại đảo đã đưa lên bờ an toàn.

Trong buổi sáng, hàng chục cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng đảo Cồn Cỏ dùng bao cát gia cố mái nhà dân, các công trình công cộng. Các cây cao trên đảo cũng được cắt tỉa.

Người dân Quảng Trị đưa tàu cá vào âu, giằng néo nhà cửa, chèn mái nhà bằng bao cát - Ảnh 2.

Biên phòng đảo Cồn Cỏ cắt tỉa cây xanh ứng phó với áp thấp nhiệt đới – Ảnh: QUANG PHI

Toàn bộ khách du lịch trên đảo được đưa hết vào bờ từ hôm qua. Hiện, các lãnh đạo của huyện Cồn Cỏ túc trực đầy đủ trên đảo để ứng phó với tình hình mưa gió.

Trong khi đó, tại âu tàu ở xã Triệu An (huyện Triệu Phong), Đồn biên phòng Triệu Vân cho ca nô đi dọc sông để tuyên truyền, hướng dẫn người dân vào neo đậu, giằng néo tàu thuyền an toàn. Hiện, âu thuyền này có 180 tàu của tỉnh Quảng Trị và 45 tàu với 134 thuyền viên ngoại tỉnh.

Lực lượng biên phòng cũng tỏa đi các thôn xóm, hỗ trợ các hộ dân neo đơn, già yếu chằng chống nhà cửa, dùng bao cát để gia cố mái nhà.

Người dân Quảng Trị đưa tàu cá vào âu, giằng néo nhà cửa, chèn mái nhà bằng bao cát - Ảnh 3.

Ngư dân đưa tàu thuyền vào âu tàu, giằng néo an toàn – Ảnh: HOÀNG TÁO

Cũng trong sáng nay, một cơn lốc xoáy ập vào thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh). Ông Nguyễn Xuân Phương – chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt – cho biết cơn lốc có thiệt hại nhỏ, làm đổ một số biển hiệu, cây xanh và tốc mái một điểm trường mầm non.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, đến chiều qua, toàn tỉnh có 2.278 chiếc tàu/5.564 thuyền viên vào neo đậu an toàn tại các bến, tàu thuyền ngoại tỉnh đang neo đậu trên địa bàn là 56 chiếc/406 thuyền viên.

Tỉnh Quảng Trị có công điện gửi các địa phương về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Quảng Trị yêu cầu các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với các cơ quan kiểm đếm, quản lý các tàu thuyền còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng, khu đô thị, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

Người dân Quảng Trị đưa tàu cá vào âu, giằng néo nhà cửa, chèn mái nhà bằng bao cát - Ảnh 4.

Biên phòng giúp ngư dân đưa lưới cụ lên bờ – Ảnh: HOÀNG TÁO

Đài Khí tượng thủy văn Quảng Trị đề nghị người dân nâng cao cảnh giác với diễn biến mưa bão, lũ trong 3 – 5 ngày tới, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi và ven các sông suối ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Chằng chống nhà cửa cẩn thận, không trú ẩn trong các nhà tạm, công trình xuống cấp; neo đậu tàu thuyền, lồng bè kỹ càng, chắc chắn, tuyệt đối không ở trên lồng bè và tàu thuyền khi có gió mạnh, sóng lớn.

Đài này dự báo từ ngày 18 đến 20-9, Quảng Trị có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, TP Đông Hà, Triệu Phong, Quảng Trị, Hải Lăng, Cồn Cỏ phổ biến từ 150 – 250mm, có nơi trên 350mm; 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông từ 120 – 220mm, có nơi trên 300mm.

Người dân Quảng Trị đưa tàu cá vào âu, giằng néo nhà cửa, chèn mái nhà bằng bao cát - Ảnh 5.

Biên phòng đảo Cồn Cỏ dùng bao cát để gia cố mái nhà – Ảnh: QUANG PHI

 
Người dân Quảng Trị đưa tàu cá vào âu, giằng néo nhà cửa, chèn mái nhà bằng bao cát - Ảnh 6.

Biên phòng Triệu Vân hỗ trợ các hộ già yếu, neo đơn chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão – Ảnh: HOÀNG TÁO

Người dân Quảng Trị đưa tàu cá vào âu, giằng néo nhà cửa, chèn mái nhà bằng bao cát - Ảnh 7.

Hàng nghìn tàu cá Quảng Trị và ngoại tỉnh đã vào bờ neo đậu an toàn – Ảnh: HOÀNG TÁO

Đà Nẵng: Dân quân trực vớt rác, thông dòng tại các kênh vùng trũng

Sau nhiều giờ mưa lớn, nước tại nhiều tuyến kênh đi qua các khu dân cư quận Liên Chiểu dâng cao. Chính quyền đã bố trí máy xúc, nhân lực trực tại chỗ để vớt rác tấp vào các thành cầu.

Đà Nẵng huy động máy xúc, dân quân trực vớt rác thông dòng tại các kênh vùng trũng - Ảnh 1.

Hai xe múc trực vớt rác trên cầu nối trục đường Tôn Đức Thắng – Ảnh: B.D.

Tại cầu nối hai bên đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam), trưa 18-9, nhiều dân quân tự vệ, lực lượng phòng chống bão lụt có mặt trên thành cầu để vớt, thông dòng các tảng cây lục bình trôi dạt từ thượng nguồn.

Đường Mẹ Suốt, các khu dân cư ở dọc kênh Đa Cô là điểm ngập nặng nề nhất tại TP Đà Nẵng. Năm 2022, trận lụt lịch sử đã khiến nhiều khu dân cư ngập trong biển nước. Nguyên do một phần từ hệ thống tiêu thoát dọc kênh bị thắt nghẹn bởi cây cối, rác thải.

Mặt khác tình trạng cơi nới, lấn chiếm lòng kênh để làm công trình cũng khiến kênh Đa Cô giảm khả năng thoát nước.

Cập nhật: Bà con miền Trung hối hả ứng phó với áp thấp nhiệt đới - Ảnh 11.

Lực lượng địa phương cắt lục bình, rác tấp ở thành cầu nối đường Mẹ Suốt – Ảnh: B.D.

Ứng phó với mưa lớn, từ sáng 18-9, lực lượng địa phương đã có mặt ở cầu để ứng trực, vớt rác bám dưới sàn cầu.

Tại các cầu ngang nối đường Tôn Đức Thắng, đường Nguyễn Khắc Nhu, lượng bèo nổi cùng rác thượng nguồn cũng ùn ùn kéo về và dồn ứ.

Chính quyền đã huy động hai máy xúc, nhiều nhân lực ứng trực trong mưa lớn để rác đổ về tới đâu thì nạo vét, thông dòng tới đó. Nhờ vậy tới 11h30, kênh Đa Cô vẫn chưa tràn bờ, người dân vẫn hồi hộp theo dõi mưa lũ trong bất an.

Đà Nẵng huy động máy xúc, dân quân trực vớt rác thông dòng tại các kênh vùng trũng - Ảnh 3.

Kênh Đa Cô chảy qua tâm ngập nặng nhất TP Đà Nẵng ở phường Hòa Khánh Nam – Ảnh: B.D.

Cuối trưa 18-9, mưa như trút nước vẫn xảy ra diện rộng toàn thành phố Đà Nẵng. Nhiều khu dân cư trũng thấp đã bắt đầu ngập lụt. Trên các tuyến đường nước cũng ngập sâu khiến xe cộ lội bì bõm.

Vùng sạt lở Trà Leng: Sẵn sàng di dời dân những điểm nguy cơ

Vùng sạt lở Trà Leng: Đội xung kích sẵn sàng di dời dân những điểm nguy cơ - Ảnh 1.

Trà Leng nơi xảy ra thảm họa sạt lở vào năm 2020, chính quyền địa phương này sẵn sàng phương án di dời dân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét – Ảnh: LÊ TRUNG

Lãnh đạo xã Trà Leng, nơi từng xảy ra thảm họa sạt lở năm 2020 cho biết địa phương này lập đội xung kích, sẵn sàng phương án di dời dân tránh mưa lũ, sạt lở núi.

Xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam, nơi đã từng trải qua thảm họa sạt lở, lũ quét sau bão số 9 năm 2020 khiến nhiều người chết, mất tích, nhà cửa bị vùi lấp.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 18-9, ông Lê Đình Lực – phó chủ tịch UBND xã Trà Leng, cho biết trước đó vào cuối tháng 8, xã đã ban hành quyết định kiện toàn, củng cố Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và những văn bản, phương án phòng chống thiên tai.

Đặc biệt địa phương củng cố lại đội xung kích, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, phân công cán bộ đứng điểm các thôn để chủ động phòng chống thiên tai.

Theo ông, từ rạng sáng đến nay ở địa bàn có mưa vừa. Xã cũng có phương án di dời, sơ tán dân, qua kiểm tra những điểm có nguy cơ gồm thôn 1 có 3 điểm, thôn 2 là 5 điểm, thôn 3 là 2 điểm.

Nếu tình hình mưa lũ phức tạp, người dân ở các điểm này sẽ được đội xung kích di dời, sơ tán đến những nơi an toàn như nhà văn hóa, trường học, các nhà dân kiên cố.

Vùng sạt lở Trà Leng: Đội xung kích sẵn sàng di dời dân những điểm nguy cơ - Ảnh 2.

Ngư dân ven biển Quảng Nam đưa thuyền vào bờ, dùng dây thừng cột níu giữ – Ảnh: LÊ TRUNG

Tàu thuyền ở Hoàng Sa đã tránh trú an toàn

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, 24 giờ qua các địa phương trên địa bàn tỉnh có mưa vừa nhiều nơi, có nơi mưa to.

Lượng mưa đo được ở xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc) 121mm, phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn) 108mm; xã Bình Dương (huyện Thăng Bình) 104 mm, xã Trà Giáp (huyện Bắc Trà My) 99mm, xã Phước Năng (huyện Phước Sơn) 96mm…

Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nông Sơn, Phước Sơn, Tây Giang.

Tổng số tàu cá 2.576/13.520 lao động, số tàu cá đang hoạt động trên biển là 161 tàu/1.634 lao động. Trong đó có 118 tàu hoạt động vùng lộng, khu vực Hoàng Sa 6 tàu, Trường Sa 37 tàu. Hiện nay các phương tiện ở quần đảo Hoàng Sa đã vào tránh trú an toàn.

Đối với tàu cá QNa 91180TS đang gặp nạn, đến 10h sáng nay tàu CSB 6001 tiếp cận và hỗ trợ lai dắt tàu, dự kiến chiều cùng ngày hai tàu sẽ về đến Hải đoàn 21, huyện Núi Thành.

Vùng sạt lở Trà Leng: Đội xung kích sẵn sàng di dời dân những điểm nguy cơ - Ảnh 4.

Ngư dân đưa thúng chai lên bờ – Ảnh: LÊ TRUNG

Các hồ chứa thủy lợi và các công trình đê kè trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo an toàn. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng cac công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ đạo đơn vị thi công khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn.

Trường hợp không đảm bảo phải tổ chức di dời công nhân, phương tiện thi công đến nơi an toàn.

Hiện nay diện tích lúa thu hoạch 36.500/37.096 ha, diện tích còn lại tập trung ở Núi Thành 47ha, TP Tam Kỳ 50ha và một số huyện miền núi. Thành phố Hội An không tổ chức đón khách ra đảo Cù Lao Chàm.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ban hành công điện chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/cap-nhat-ba-con-mien-trung-hoi-ha-ung-pho-voi-ap-thap-nhiet-doi-2024091811022956.htm

Cùng chủ đề

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Tính đến 9h sáng nay 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc; 113.4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 213km. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Vnews

Áp thấp nhiệt đới tiến gần: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi ra thông báo khẩn

Sáng 18/9, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ông Nguyễn Hoàng Giang - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công điện khẩn gửi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố... liên quan đến tình hình ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Theo đó, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các đơn vị trên theo...

Lốc xoáy tốc mái 12 nhà dân, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới

Do ảnh hưởng gió mạnh vì áp thấp nhiệt đới, xảy ra trận lốc xoáy khiến 12 nhà dân bị tốc mái, nhiều cây lớn gãy đổ tại thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh), không có thiệt hại về người.Sau...

HOT: Chuyên gia nhận định về hướng đi của bão số 4, hướng thẳng đất liền Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định về hướng đi của bão số 4. Nguồn: NCHMF.Ông nhận định như thế nào về áp thấp nhiệt đới, khi mạnh lên thành bão,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Trung thu ý nghĩa

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024Tết Trung thu không chỉ là những chiếc lồng đèn lung linh, hay những chiếc bánh ngọt ngào mà còn là dịp để mọi người tạm gác lại những bận rộn thường ngày, để sum họp, quây quần bên nhau, để lan tỏa yêu thươngChăm lo Tết Trung thu cho thiếu nhi không chỉ...

Instagram vừa làm điều chưa từng có trong suốt một thập kỷ để bảo vệ trẻ em

Theo Hãng tin AFP, ngày 18-9, Tập đoàn công nghệ Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram và WhatsApp, đã chính thức cho ra mắt tính năng “Tài khoản thanh thiếu niên” trên ứng dụng Instagram nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ người dùng trong độ tuổi vị thành niên.Trước đó, đã có nhiều chuyên gia và cơ quan chức...

Ngập lụt khiến lúa nảy mầm như giá đỗ, ngành lúa gạo thiệt hại 3.000 tỉ đồng

Cần 15.000 tấn lúa giống cho vụ đông xuânBà Nguyễn Thị Thu Hương, phó cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết đơn vị đã tổng hợp sơ bộ nhu cầu về giống mà các địa phương cần để khôi phục sản xuất. Đối với giống lúa, ước tính có khoảng 200.000ha lúa bị thiệt hại trên 70%, 15.000ha thiệt hại từ 30-70%,...

Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học vì mưa lớn

Theo đó, trưa 18-9, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng có công văn thông báo cho học sinh toàn thành phố nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn. Thông báo nêu theo thông tin cảnh báo của Đài khí tượng thủy văn, áp thấp nhiệt đới trên...

Bệnh viện Bạch Mai tặng học phí nhiều khóa đào tạo trị giá hàng chục tỉ đồng cho bác sĩ vùng lũ

Theo ông Cơ, các khóa học tương tự cũng sẽ được miễn phí cho các bác sĩ tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Đây là các tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng trong đợt lũ vừa qua.Hiện tại Bệnh viện Bạch Mai đang triển khai nhiều khóa đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tập huấn nâng cao chuyên môn cho bác sĩ...

Bài đọc nhiều

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Viện Chiến lược của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đến thăm và làm việc với MISA

Sáng 17/9/2024, Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã vinh dự đón tiếp đoàn đại biểu từ Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính cùng Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp đến thăm và làm việc tại trụ sở chính. Buổi gặp gỡ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược và MISA nhằm...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Cùng chuyên mục

Huy động 7.000 lượt người tái hiện sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc

(Dân trí) - Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 sẽ được Cà Mau tổ chức trong tháng 11 với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sáng 18/9, UBND tỉnh Cà Mau cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức họp báo quý III và thông tin Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Doanh nhân Hùng Đinh từng nói về tiền số: Làm tốt, vài năm đã là triệu phú

Doanh nhân Việt nổi tiếng trong làng công nghệ và khởi nghiệp Việt Nam vừa bị vướng phải ồn ào tiền số thông qua một dự án trí tuệ nhân tạo. Trong vài ngày qua, tài khoản X (Twitter) mang tên GM AI Fraud liên tục đăng loạt bài kéo doanh nhân người Việt có tên Hùng Đinh vào lùm xùm liên quan đến tiền số của nhà đầu tư thông qua dự án trí tuệ nhân tạo có tên GM.AI. Vụ việc...

Tạm ngừng thanh tra, kiểm toán tại các địa phương

Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành tạm ngừng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão lũ. Ngày 18.9, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh,...

Miền Trung “lên dây cót” ứng phó áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão

(Dân trí) - Trước những diễn biến của áp thấp nhiệt đới được dự báo sắp mạnh lên thành bão trên Biển Đông, các tỉnh, thành miền Trung đã chủ động triển khai công tác ứng phó.   Chủ động di dời dân vùng nguy hiểm Nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo đang mạnh lên thành bão số 4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Tính đến 9h sáng nay 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc; 113.4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 213km. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Vnews

Mới nhất

Tạm ngừng thanh tra, kiểm toán tại các địa phương

Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành tạm ngừng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão lũ. Ngày 18.9, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu...

Bắc cầu mỹ thuật truyền thống đến cộng đồng

Nếu như trước đây, các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu liên quan đến những loại hình văn hóa nghệ thuật hiện đại, thì nay đã xuất hiện không ít không gian sáng tạo chuyên về mỹ thuật truyền...

Miền Trung “lên dây cót” ứng phó áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão

(Dân trí) - Trước những diễn biến của áp thấp nhiệt đới được dự báo sắp mạnh lên thành bão trên Biển Đông, các tỉnh, thành miền Trung đã chủ động triển khai công tác ứng phó.   Chủ động di dời dân vùng nguy hiểm Nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo đang mạnh lên thành...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Tính đến 9h sáng nay 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc; 113.4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 213km. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật...

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Sáng ngày 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh nêu...

Mới nhất