Người bệnh tiểu đường có ăn được khế được không?
Khế là một loại trái cây quen thuộc của người dân Việt, được xem là một loại quả lành tính và được nhiều người ưa thích. Quả khế có vị ngọt pha lẫn một ít chua, mùi thanh nhẹ, hàm lượng đường ít và có nhiều chất xơ. Loại quả này chủ yếu chứa các vitamin và khoáng chất có lợi, hầu như không có chất béo. Đặc biệt trong khế chứa thành phần có đặc tính chống oxi hóa cao.
Với khế ngọt, người bệnh tiểu đường có thể ăn được vì loại quả này có khả năng hỗ trợ tốt trong việc kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể. Đặc biệt, loại trái cây này cũng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vitamin C cùng các chất dinh dưỡng khác có ích cho vấn đề nâng cao thể trạng.
Lợi ích khi người bệnh tiểu đường ăn khế ngọt
Hạn chế tăng huyết áp đột ngột
Chất xơ trong khế ngọt là hoạt chất có tác dụng rất tốt trong việc ngăn cản quá trình hấp thụ trực tiếp glucose có trong thức ăn, nhờ đó hạn chế được tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
Góp phần ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Vitamin C có trong khế ngọt giúp chống oxy hóa rất tốt, đặc biệt có lợi trong việc ngăn chặn và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, với bệnh nhân bị tiểu đường thì việc cung cấp một lượng vitamin C đủ sẽ làm chậm quá trình xảy ra nguy cơ biến chứng do tiểu đường.
Giúp ổn định huyết áp, tim mạch
Kali và sắt là 2 loại khoáng chất được đánh giá cao trong giá trị dinh dưỡng từ khế. Trong đó, kali là chất có tác dụng duy trì huyết áp, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ. Sắt có trong khế giúp tăng sản sinh máu, việc đẩy nhanh quá trình tạo máu, nhanh chóng vận chuyển oxi đi khắp cơ thể.
Người bệnh tiểu đường dùng khế thế nào tốt nhất?
Cũng như với bất kì loại thực phẩm nào khác, bạn hãy ăn khế ở mức độ vừa phải. Bởi nếu cơ thể được dung nạp quá nhiều vitamin C cũng có thể gây tác dụng ngược. Đồng thời bạn cũng cần lưu ý rằng, tuyệt đối không nên ăn khế lúc đói vì điều đó có thể khiến bạn mắc phải chứng đau dạ dày, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.
Cách sơ chế quả khế chua tươi: Khế rửa sạch, thái mỏng, phơi trong bóng mát cho đến khi khô và đem cất dùng dần.
Liều dùng: Mỗi ngày một vốc khế khô, cho vào nửa lít nước, đun cho đến khi còn phân nửa lượng nước ban đầu là dùng được.
Ngoài áp dụng bài thuốc trị tiểu đường trên, bạn có thể dùng khế thường xuyên để chế biến món ăn như canh chua, làm rau sống, món kho,…
Ai không nên ăn khế?
Người bị đau dạ dày
Bạn không nên ăn khế trước bữa ăn vì vị chua của nó sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid khi đang rỗng, gây ra việc phá hủy các niêm mạc dạ dày và các bệnh lý về dạ dày, nếu kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến ung thư niêm mạc dạ dày.
Gây khó tiêu
Hàm lượng chất xơ trong quả khế khá cao nên ăn khế rất tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều khế sẽ cản trở tiêu hóa gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.
Gây sỏi thận
Trong quả khế chứa một lượng nhỏ axit oxalic-một trong những nguyên nhân gây sỏi thận ở người. Đối với những người thận yếu sẽ không đào thải được loại axit này dẫn đến tình trạng sỏi thận.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/loai-qua-thanh-mat-re-tien-ban-day-cho-viet-nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-de-on-dinh-duong-huyet-172240916111319864.htm