Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh đem điện thoại lên trường chỉ quay TikTok, cãi vã...

Học sinh đem điện thoại lên trường chỉ quay TikTok, cãi vã trên mạng?


Trường học cấm điện thoại, một số học sinh phản đối, nhưng một số học sinh khác lại ủng hộ vì điện thoại di động đang bị sử dụng sai mục đích ở môi trường giáo dục

img

Theo quy định của Bộ GDĐT, học sinh có thể dùng điện thoại trong các tiết để phục vụ việc học tập, nếu được giáo viên cho phép. Ảnh minh họa: THPT Nguyễn Du.

Hai trường ở TP.HCM là trường THPT Trường Chinh và THPT Thạnh Lộc (quận 12) quyết định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong khuôn viên trường, kể cả giờ ra chơi.

Quy định được trường THPT Thạnh Lộc áp dụng từ tháng 9, trường còn lại đã áp dụng từ năm ngoái. Các em chỉ được dùng điện thoại cá nhân trong những tiết học được giáo viên yêu cầu hoặc vào giờ ăn trưa, lúc tan học.

Khi thông tin này được chia sẻ, nhiều người ủng hộ cấm để giúp học sinh tập trung vào việc học, tăng cường sự kết nối với thầy cô, bè bạn. Trong khi đó, cũng không ít ý kiến phản đối, cho rằng điều này đi ngược lại xu thế chuyển đổi số trong giáo dục.

Người ủng hộ

Trao đổi với Tri Thức – Znews, Lê Huy (học sinh tại Hà Nam) bày tỏ sự ủng hộ với quy định này. Huy cho biết trường em cũng có quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và khuyến khích hạn chế sử dụng trong giờ ra chơi.

Nam sinh cho rằng đây là cách hay để học sinh “cách ly” với điện thoại và tham gia nhiều hoạt động tập thể hơn cũng như hạn chế các vấn đề tiêu cực.

Theo đó, thay vì “dán mắt” vào điện thoại mỗi giờ giải lao, học sinh trường Huy thường tham gia đánh bóng chuyền, chơi cờ vua…

Về các vấn đề tiêu cực, Huy cho biết không ít vụ việc học sinh đánh lộn, xích mích xuất phát từ các mâu thuẫn trên mạng xã hội. Điện thoại cũng là công cụ nhiều học sinh liên lạc với người ngoài trường để tham gia vào mâu thuẫn, khiến vụ việc đẩy lên cao hơn.

“Mình thấy không ít bạn ở trường tranh cãi, ‘đấu tố’ nhau trên mạng xã hội. Cũng may là được giải quyết sớm, nếu không rất dễ ẩu đả”, Huy nhớ lại các vụ việc tại trường mình.

img

2 trường ở TP.HCM cấm học sinh sử dụng điện thoại khi ở trường. Ảnh: Adobe Stock.

Ngoài ra, theo nam sinh, việc học sinh mang điện thoại đến trường cũng khiến nhiều bạn chểnh mảng học hành, thậm chí lén sử dụng cả trong giờ học.

Vì vậy, Huy ủng hộ quan điểm cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường. Học sinh vẫn có thể mang đến trường, nhưng sẽ giao lại cho giáo viên vào đầu giờ học và chỉ sử dụng khi cấp bách và được phép. Trong các tiết tự học, thầy cô có thể giao lại điện thoại cho học sinh để thuận tiện tra cứu, phục vụ duy nhất cho việc học.

“Tuy nhiên, mình nghĩ quan trọng nhất vẫn là ý thức của các bạn. Nếu nhà trường cấm nhưng các bạn vẫn tìm cách lách luật, quy định này sẽ vô tác dụng”, Huy chia sẻ.

Trong khi đó, Bảo Hân, học sinh tại một trường THPT ở quận 5 (TP.HCM), không phản đối nhưng cũng không quá ủng hộ nếu nhà trường cấm điện thoại 100% vì lo ngại bất tiện.

Nữ sinh lấy ví dụ học sinh vẫn cần phương tiện để liên lạc với gia đình khi cần thiết nên chỉ mong nếu nhà trường thực sự áp dụng, chỉ nên cấm học sinh sử dụng trong giờ học.

Bảo Hân cho biết trường em vốn vẫn không cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học, ngoại trừ những lúc được giáo viên cho phép để tra cứu kiến thức mở rộng trên các trang mạng. Còn vào giờ nghỉ giải lao, học sinh vẫn được phép sử dụng.

“Em vẫn mong học sinh được dùng điện thoại trong giờ ra chơi vì nếu cấm nguyên buổi học thì sẽ chán lắm. Bọn em vẫn muốn lướt mạng để đọc tin tức trong giờ giải lao”, nữ sinh nói với Tri Thức – Znews.

Người lại phản đối

Trong khi đó, không đồng tình với quan điểm cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, Hoàng Hiếu (học sinh lớp 10 tại TP.HCM) cho rằng việc này “không cần thiết”.

Nam sinh nhận định hiện các trường cấm học sinh sử dụng điện thoại để tăng tương tác, giao lưu với bạn bè. Tuy nhiên, học sinh dùng điện thoại hoàn toàn có thể làm việc này, thậm chí, các em có thể giao lưu với nhiều người hơn thông qua mạng xã hội, “nhất là những bạn nhút nhát, ngại làm quen trực tiếp”.

img

Một số trường cho phép học sinh dùng điện thoại với mục đích học tập. Ảnh: H.N.

Tương tự, T.H., học sinh tại một trường THPT ở quận 3 (TP.HCM), cũng không đồng tình với quy định cấm điện thoại và cho rằng điều đó đang làm mất đi tự do của học sinh.

H. cho rằng việc sử dụng điện thoại ở trường học vẫn có những lợi ích nhất định như cho phép học sinh tra cứu bài khi cần thiết, liên lạc với gia đình trong trường hợp khẩn cấp hoặc ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thời học sinh.

Nữ sinh cho biết kể từ khi mạng xã hội phát triển, học sinh có thói quen chụp ảnh, quay clip để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ trong mỗi buổi học. Trước khi tốt nghiệp, các lớp có thể tổng hợp các khoảnh khắc đó để xem cùng nhau. Do đó, nếu tất cả trường học ở TP.HCM đều cấm điện thoại, học sinh sẽ mất đi cơ hội ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

Khi được hỏi về việc học sinh dùng điện thoại để quay TikTok khi ở trường, cả Bảo Hân và T.H. đều nói rằng thực ra việc quay TikTok không xấu vì hầu hết học sinh chỉ làm điều này trong giờ ra chơi. Hơn nữa, các em cũng chỉ “bắt trend” vui vẻ, phù hợp với lứa tuổi chứ không quay những clip phản cảm.

“Em thấy nhiều giáo viên cũng quay TikTok, thậm chí quay trong giờ học nhưng lại nhận được nhiều lời khen. Nếu các trường cấm học sinh dùng điện thoại vì lo ngại việc quay TikTok, em nghĩ trường nên cấm luôn giáo viên cho công bằng”, H. nêu quan điểm.

Còn về việc bắt nạt trên mạng, T.H. nói rằng nếu muốn ngăn chặn tình trạng bắt nạt hoặc “đấu tố” trên mạng xã hội, nhà trường nên tiếp cận từ những phương pháp khác thực tiễn hơn thay vì chỉ cấm học sinh sử dụng điện thoại ở trường.

Bảo Hân cũng đưa ra quan điểm tương tự. Em cho rằng việc cấm điện thoại ở trường sẽ không thể ngăn học sinh bắt nạt nên mạng xã hội. Bởi vì ngoài giờ học ở trường, học sinh vẫn còn nửa ngày ở nhà nên việc dùng điện thoại để lên mạng vẫn có thể xảy ra. Hơn nữa, nữ sinh tin rằng việc bắt nạt trên mạng còn liên quan ý thức của từng học sinh chứ không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc dùng điện thoại.

Hoàng Hiếu cũng cho rằng bạo lực mạng trong học đường là vấn đề nan giải, nhưng chỉ là thiểu số. Việc sử dụng điện thoại vẫn còn rất nhiều mặt tích cực. Thay vì “cái gì không xử lý được là cấm”, nhà trường, học sinh nên tìm cách hạn chế các mặt tiêu cực.





Nguồn: https://danviet.vn/hoc-sinh-dem-dien-thoai-len-truong-chi-quay-tiktok-cai-va-tren-mang-20240918104239395.htm

Cùng chủ đề

Cách đăng ảnh lướt trên TikTok vô cùng thú vị và hấp dẫn

TikTok đã cho phép người dùng đăng ảnh lướt, giúp ghép 2 tấm ảnh liền mạch và thu hút hơn. Bạn đã biết cách đăng ảnh lướt chưa? Xem ngay hướng dẫn dưới đây!

Quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống trên TikTok, nhiệm vụ bất khả thi?

Tự tin "chốt" thử thách mới Tham gia tập 6 của chương trình “Nghề Chủ Chốt", diễn viên Hùng Thuận nhận nhiệm vụ quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống và hỗ trợ người sản xuất cập nhật xu hướng bán hàng trực tuyến trên TikTok Shop. Ngay khi nhận đề bài, diễn viên Hùng Thuận đã khẳng định: “Đây là công việc mà Thuận làm hàng ngày cùng với...

Hướng dẫn tắt thông báo trên Tiktok đơn giản và nhanh chóng

Bạn có cảm thấy phiền phức bởi các thông báo liên tục từ TikTok? Hãy làm theo các bước đơn giản dưới đây để tắt thông báo trên TikTok ngay lập tức!

Chiến dịch ‘Hướng về lá cờ Tổ quốc’ khơi dậy tình yêu nước của người trẻ

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945-2/9/2024, Hội Liên hiệp Thanh niên, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), nền tảng TikTok đồng hành cùng Schannel Network phát động Chiến dịch Ngày Quốc khánh (#NgayQuocKhanh) nhằm lan tỏa tinh thần dân tộc và tình yêu Tổ quốc thông qua các hoạt động hướng về lá cờ Tổ quốc. Đài Truyền hình Việt Nam

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Tôi không khỏi áp lực…”

Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2023 Bùi Khánh Linh: "Tôi sẽ biến áp lực thành động lực để phấn đấu tại Miss Intercontinental 2024"Lý do gì giúp Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2023 Bùi Khánh Linh được lựa chọn thi Miss Intercontinental 2024?- Tôi nghĩ...

HOT: Chuyên gia nhận định về hướng đi của bão số 4, hướng thẳng đất liền Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định về hướng đi của bão số 4. Nguồn: NCHMF.Ông nhận định như thế nào về áp thấp nhiệt đới, khi mạnh lên thành bão,...

“Thiên đường” du lịch sinh thái

Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lương – Chủ tịch UBND xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Địa phương đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để phấn đấu về đích nông thôn nâng cao vào...

Giữ an toàn cho học sinh

Các nhà trường đang tập trung dồn lực khắc phục hậu quả, vừa tổ chức dạy học, hạn chế ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024-2025. Với mục tiêu cao nhất là bảo đảm...

Bài đọc nhiều

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Nhiều trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới với 4 môn. Trong đó thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sách vở cho học sinh bị thiệt hại do bão

Ngày 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5212/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công văn nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão...

Nhiều trường đại học chuyển sang hình thức học trực tuyến do ảnh hưởng của mưa lũ

Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tổ chức giảng dạy online từ chiều ngày 10/9. Nhà trường cho biết, căn cứ vào Công văn của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 và căn cứ diễn biến phức tạp của thời tiết, tất cả các lớp học phần sẽ tổ chức giảng...

Sau lũ, sách vở của học sinh mủn ra như cám

Ông Giàng A Ngan, ở thôn Làng Pẩn 1, xã Quang Kim, bị lũ làm ngập hơn 1ha lúa chuẩn bị gặt. Nhà ông Ngan chỉ có vài mảnh ruộng nhưng ông mượn thêm ruộng của các nhà khác trong thôn để cấy lúa. Vụ lúa mất trắng vì lũ, ông Ngan chưa biết làm gì để có thêm tiền lo cho...

Mới nhất

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về...

3 ô tô gây tai nạn liên hoàn trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu

Đội CSGT số 4 (Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, sáng nay (18/9), trên cao tốc Bắc - Nam, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu (Nghệ An), vừa xảy ra vụ va chạm giao thông khiến 3 ô tô bị hư hỏng nặng. "Vụ tai nạn không có ai bị thương. Các cán bộ đã nhanh chóng hỗ...

Instagram hạn chế các tính năng của tài khoản tuổi teen

Bắt đầu từ thứ Ba, người dùng mới dưới 18 tuổi tại Mỹ, Vương quốc Anh, Canada và Úc sẽ được cung cấp tài khoản đặc biệt dành cho tuổi...

Mới nhất