Trang chủPolitical ActivitiesPhấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã...

Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024



(MPI) – Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024, trong đó, lạm phát phải kiểm soát dưới 4,5% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng 7%, tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội, nhất là các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 05/01/2024, Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 và các Nghị quyết Phiên họp thường kỳ của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Theo đó, tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiên quyết tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao nắm chắc tình hình thị trường, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường. Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây tăng giá đột biến, nhất là thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao và tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai quy định về quản lý giá, thuế, phí, ổn định giá nguyên vật liệu, mặt hàng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân; xử lý nghiêm theo pháp luật các hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá. Chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm, trong đó có giá điện, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, giá các dịch vụ giáo dục đào tạo, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tiếp tục mở rộng cơ sở thu, nhất là thu các giao dịch thương mại điện tử, nhà cung cấp nền tảng số nước ngoài, triển khai cổng dữ liệu thông tin về sàn thương mại điện tử và tích cực, khẩn trương mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là dịch vụ ăn uống…; phấn đấu bằng được thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao.

Tiếp tục đẩy mạnh tiết kiệm chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực bảo đảm cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm, tiết kiệm 5% dự toán chi thường xuyên được giao theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay từ khi phân bổ cấp phát ở trung ương.

Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ trong tham mưu, quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, bảo đảm thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư và các chính sách vĩ mô khác; theo dõi sát diễn biến, tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, không điều hành “giật cục”.

Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội. Theo đó, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tập trung chỉ đạo đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với 34 bộ, cơ quan và 23 địa phương có mức giải ngân dưới mức bình quân của cả nước. Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia trong những tháng cuối năm 2024 là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trách nhiệm cao với đất nước, với Nhân dân, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan và địa phương.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu và bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án; lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý; chủ động, tích cực giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên… Đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ các dự án; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước các trường hợp cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh, thực hiện, giải ngân, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công.

Tiếp tục chủ động theo dõi, đôn đốc, có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện và giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, trong đó ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công cho các dự án có tính kết nối, lan tỏa cao, nhất là kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30/9/2024 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát tiến độ giải ngân của các bộ, cơ quan, địa phương, kịp thời báo cáo, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp điều hành linh hoạt, hiệu quả, sát thực tiễn để tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Khẩn trương trình cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2024 giữa các bộ, cơ quan địa phương theo quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia, có tính liên tỉnh, liên vùng, kết nối quốc gia, khu vực, quốc tế. Theo đó, khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết “đường găng tiến độ hoàn thành các dự án trong năm 2025” phù hợp điều kiện giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, thời tiết để làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025.

Tổ chức thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc” để chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Chủ động, kịp thời có phương án phòng, chống, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao không được chủ quan, tăng cường cảnh giác, chủ động các phương án đối phó với diễn biến bất thường, nguy hiểm của thời tiết, khí hậu cực đoan; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và mọi nguồn lực hợp pháp để ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, đảm bảo an toàn, tính mạng, sức khỏe và ổn định đời sống của nhân dân.

Trong đó, tập trung cao độ thực hiện kế hoạch và phương án khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, nhất là cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương; không để người dân nào thiếu ăn, thiếu chỗ ở, bị rét, thiếu nước uống, không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường, không để người bị thương, bị bệnh thiếu nơi khám chữa bệnh; khẩn trương hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân vùng bão, lũ; sớm khắc phục sự cố điện, nước sạch, viễn thông và các lĩnh vực thiết yếu khác phục vụ đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời khẩn trương rà soát, gia cố những vị trí xung yếu, ứng phó hiệu quả các ảnh hưởng của hoàn lưu bão như mưa lũ, ngập lụt, sạt lở, sụt lún, lũ ống, lũ quét; đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra… Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn.

Cùng với đó, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, kiểm soát hiệu quả nhập khẩu; phát triển thị trường nội địa; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao triển khai các giải pháp kết nối vùng nhằm giảm chi phí vận chuyển, logistics, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển đầu tư đến các vùng có lợi thế cạnh tranh về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ để giảm chi phí sản xuất.

Khẩn trương cụ thể hóa các điều ước quốc tế, thỏa thuận đã ký trong các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao; nghiên cứu, tham mưu các cơ chế, chính sách, giải pháp mới, toàn diện và đột phá để khai thác tối đa thời cơ, cơ hội mới cho phát triển; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, các hoạt động hợp tác cụ thể gắn với thu hút FDI.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới. Nghị quyết nêu rõ, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tăng cường hợp tác, tổ chức đối thoại kinh tế với các đối tác chiến lược, chiến lược toàn diện để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao…

Tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; Chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách; đấu tranh, xử lý kịp thời, phản bác hiệu quả luận điệu, thông tin xuyên tạc trên không gian mạng./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-9-17/Phan-dau-hoan-thanh-cao-nhat-cac-muc-tieu-nhiem-vuxjsx0a.aspx

Cùng chủ đề

Bầu cử tổng thống Mỹ ra sao sau vụ ông Trump bị ám sát hụt lần 2?

Việc ông Donald Trump nghi là bị ám sát hụt tại Florida nhiều khả năng sẽ kéo theo mối lo về rủi ro đối với các ứng viên tổng thống, đồng thời tác động đến cục diện cuộc bầu cử. Việc một ứng viên tổng thống bị ám sát hụt 2 lần trong vòng 2 tháng là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Mỹ. Tình huống này khiến chính trường Mỹ bối rối, đồng thời tô...

Chiến thuật chớp thời cơ của ông Trump sau vụ bị ám sát hụt lần 2

(Dân trí) - Ngay sau khi bị ám sát hụt lần thứ 2 trong 2 tháng, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và chiến dịch tranh cử của ông tìm cách chớp thời cơ để thu hút thêm sự ủng hộ từ cử tri. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty). Bloomberg đưa tin, ông Donald Trump đã sẵn sàng tận dụng vụ việc bị ám sát hụt lần 2 để giành lại động lực cho chiến dịch tranh cử...

Xuyên đêm vượt đường độc đạo trao cứu trợ tới bà con bị cô lập ở Lào Cai

(Dân trí) - Sau 12 tiếng di chuyển từ Hà Nội, đoàn báo Dân trí có mặt tại xã Việt Tiến (Bảo Yên, Lào Cai) - nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ vừa qua, kịp thời trao tặng đồ cứu trợ tới bà con nơi đây. Bùn dâng cao hàng mét, điểm sạt lở dày đặc Gần 22h đêm ngày 16/9, dưới mái hiên tối mịt chẳng thể nhìn rõ mặt người, chị Lương Thị Đời cùng hàng...

Tập đoàn Keppel và Báo Tiền Phong tặng máy tính cho 2 trường biên giới Tây Ninh

TPO - Ngày 17/9, Tập đoàn Keppel và báo Tiền Phong tổ chức lễ bàn giao máy tính thuộc chương trình Bytes for Future, diễn ra tại Trường THCS Đồng Khởi và Trường THCS Biên Giới (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh). Tham dự chương trình có ông Joseph Low - Chủ tịch khối Bất động sản Keppel Việt Nam; nhà báo Lý Thành Tâm - Đảng uỷ viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng Cơ quan...

Ngỡ mắc viêm xoang hóa ra là ung thư vòm họng

Ông B., 61 tuổi, đau đầu, đau mặt 3 tháng, đi khám viêm xoang, bất ngờ phát hiện ung thư vòm họng. Hơn 3 tháng nay, ông B. (ở Bình Định) ù tai, đau mặt, đau đầu. Ông từng có bệnh sử viêm xoang. Đi khám ở địa phương, ông được kê thuốc điều trị viêm xoang nhưng hơn 1 tháng, bệnh vẫn không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển

(MPI) - Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo tóm tắt một số nội dung về việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác...

Giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý nhằm đẩy nhanh triển khai dự án đầu...

(MPI) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, Hydrogen...; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, địa phương để...

Chỉ thị về xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

(MPI) - Tại Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp kế hoạch đầu tư công hàng năm trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai các chương trình, dự án thuộc đề án theo quy định của pháp luật về đầu...

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường

(MPI) - Phát biểu tại Hội thảo Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, tăng cường nông nghiệp xanh không chỉ là một xu thế toàn cầu, mà còn là một ưu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam nhằm đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững trên...

Các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(MPI) - Phát biểu tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh như bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe...

Bài đọc nhiều

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

Bồi dưỡng “Phương pháp nghiên cứu xây dựng các chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ”...

Dự khai mạc Lớp bồi dưỡng có Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Đạt, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước Vũ Xuân Thanh, đại diện một số đơn vị thuộc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa và công chức, viên chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Đạt phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng Phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng, Phó...

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công...

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025,...

“Dạ tiệc đêm Rằm” – Lan tỏa tinh thần sẻ chia, hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, 20h tối ngày 16-17/9, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dạ tiệc đêm Rằm" tại Rạp Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Nhà hát sẽ trích lợi...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển

(MPI) - Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo tóm tắt một số nội dung về việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác...

Giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý nhằm đẩy nhanh triển khai dự án đầu...

(MPI) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, Hydrogen...; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, địa phương để...

Nỗ lực làm sống lại các làng nghề thủ công truyền thống

Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, làm thế nào để thế hệ trẻ biết đến, trân trọng và giữ gìn hồn văn hóa dân tộc luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở. Thấu hiểu điều này, Phường Bách Nghệ (phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) là một trong những không gian sáng tạo không ngừng nỗ lực làm...

Bộ Quốc phòng hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

(Bqp.vn) - Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân các tỉnh phía Bắc; Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng “Đội quân công tác”, thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình”, thể hiện vai trò nòng cốt trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, thảm họa,...

Quân chủng Phòng không – Không quân tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm...

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức Hội nghị Tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại các đơn vị trực thuộc Quân chủng. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng...

Mới nhất

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển

(MPI) - Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo tóm tắt một số nội dung về việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi,...

Giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý nhằm đẩy nhanh triển khai dự án đầu...

(MPI) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong các ngành công nghiệp chế...

Nỗ lực làm sống lại các làng nghề thủ công truyền thống

Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, làm thế nào để thế hệ trẻ biết đến, trân trọng và giữ gìn hồn văn hóa dân tộc luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở. Thấu hiểu điều này, Phường Bách Nghệ (phường...

Nhiều giáo viên ở Đắk Lắk bị cắt, thu hồi tiền phụ cấp

TPO - Nhiều giáo viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nằm trong diện bị cắt, truy thu tiền phụ cấp ưu đãi nghề. Không ít giáo viên thất vọng, thậm chí muốn nghỉ việc. "Giọt nước tràn ly" Đọc quyết định của Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) về việc thu hồi tiền...

Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp huyết khối tĩnh mạch não. Người bệnh nữ, 38 tuổi, trú tại xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ. Trước vào viện 4 ngày, người bệnh xuất...

Mới nhất