Trang chủNewsThế giớiKhiến Mỹ ngày càng lu mờ, Trung Quốc đã để lại dấu...

Khiến Mỹ ngày càng lu mờ, Trung Quốc đã để lại dấu ấn tại châu Phi như thế nào?

Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi trong nhiều thập kỷ, trước cả khi Sáng kiến Vành đai Con đường ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới.

Đó là nhận định của ông Wenfang Tang* trong bài viết với tiêu đề Why China is succeeding in Africa where the US is failing đăng tải trên tờ SCMP ngày 15/9.

bài viết với tiêu đề “Why China is succeeding in Africa where the US is failing” đăng tải trên South China Morning Post ngày 15/9.
Bài viết “Why China is succeeding in Africa where the US is failing” đăng tải trên SCMP ngày 15/9. (Ảnh chụp màn hình)

Đáp ứng nhu cầu phát triển cấp thiết

Theo ông Tang, Bắc Kinh vừa tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi với sự tham dự của các nhà lãnh đạo từ 53 quốc gia châu Phi. Đây quả thực là sự kiện ngoại giao hoành tráng, khiến các chính phủ phương Tây “cảm thấy khó chịu”.

Nhiều người xem sự kiện này như chiến thắng của Trung Quốc trong chiến lược gia tăng sức ảnh hưởng trên vũ đài chính trị toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi: Mối quan hệ trong 'kỳ trăng mật', Bắc Kinh ra cam kết lớn, LHQ mong 'sửa chữa bất công'. (Nguồn: FOCAC)
Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi ngày 5/9. (Nguồn: FOCAC)

Ngày nay, châu Phi trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cũng như cầu nối địa chính trị quan trọng trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Các phiếu bầu của châu Phi, chiếm số lượng lớn tại Liên hợp quốc (LHQ) và nhiều tổ chức quốc tế khác, sẵn sàng đứng về phía lập trường của Bắc Kinh, nhằm tăng cường vị thế và lợi ích của ông lớn châu Á trên trường quốc tế.

Ông Tang cho rằng, việc Bắc Kinh quan tâm châu Phi không phải điều mới. Từ những năm 1960, Thủ tướng Chu Ân Lai đã dành hơn một tháng tại châu Phi, công khai ủng hộ các phong trào giành độc lập dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc và gọi người dân châu lục này là “đồng chí” và “anh em”.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang bị cô lập bởi cộng đồng quốc tế khi phương Tây thống trị trật tự thế giới cũng như mối quan hệ Trung-Xô trở nên xấu đi.

Trung Quốc đã hỗ trợ châu Phi xây dựng cơ sở hạ tầng ngay cả khi GDP bình quân đầu người thậm chí còn thấp hơn so với một số quốc gia tại đây. Nhiều người dân châu Phi vẫn luôn ghi nhớ và biết ơn các dự án này khi nhiều công trình còn được sử dụng đến ngày nay.

Một công nhân quét sạch nghĩa trang Gongo la Mboto ở Dar es Salaam, Tanzania, vào ngày 12 tháng 8, trong số các bia mộ cho các kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân Trung Quốc đã chết trong khi xây dựng tuyến đường sắt của Cơ quan Đường sắt Tanzania-Zambia (Nguồn: Tân hoa xã)
Nghĩa trang Gongo la Mboto ở Dar es Salaam (Tanzania) tri ân các kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân Trung Quốc thiệt mạng khi xây dựng tuyến đường sắt Tanzania-Zambia (Nguồn: Tân Hoa xã)

Vào những năm 1980-1990, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, người dẫn dắt nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc, nước này đã trải qua một thời kỳ “thân thiết” với phương Tây. Tuy nhiên, khi nhận ra Bắc Kinh dường như chỉ quan tâm đến công nghệ và kinh tế thị trường tiên tiến thay vì hệ thống chính trị và tư tưởng, phương Tây lại bằng mọi giá ngăn cản bước tiến của “ông lớn châu Á”.

Chính vì vậy, vào năm 2000, Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang châu Phi, thiết lập các quan hệ đối tác kinh doanh dựa trên lợi ích kinh tế chung mà không can thiệp vào chủ quyền của nhau.

Ông Tang nhấn mạnh, Trung Quốc thành công tại châu Phi sở dĩ bởi Bắc Kinh có khả năng đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của lục địa này về lĩnh vực hạ tầng, phát triển bền vững, kinh tế số và quản trị địa phương.

Mặc dù tạm thời đứng sau Mỹ trong phát triển thiết bị quân sự và công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhưng Trung Quốc lại dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch, xe điện và kinh tế số. Kinh nghiệm quản trị của Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong lĩnh vực dịch vụ công và ngăn chặn tham nhũng.

Gắn kết văn hoá và chính trị

Bài viết khẳng định, sự thất bại của chính sách đối ngoại Mỹ cũng “mở đường” cho sự hiện diện của Trung Quốc tại châu Phi.

Trong chuyến thăm châu Phi, cựu Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama dành nhiều thời gian, công sức nhằm thuyết phục người dân chấp nhận quyền của người đồng tính, nhưng hành động lại không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của những quốc gia này.

Trước đây, Mỹ đã tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh về châu Phi vào năm 2014 và 2022, nhưng mục đích chính chỉ là đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu lục này, đồng thời truyền bá các giá trị và niềm tin chính trị Mỹ.

Ngược lại, cách Trung Quốc xem châu Phi như đồng chí và đối tác kinh doanh mang lại kết quả ấn tượng.

Năm 2022, khối lượng thương mại Trung Quốc-châu Phi đạt 282 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với Mỹ. Các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ cho châu Phi hiện diện khắp nơi. Quốc gia tỷ dân cũng được hưởng lợi từ việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại châu Phi, khi dân số của châu lục này gần ngang bằng với Trung Quốc.

Một học sinh người Uganda học tiếng Trung ở trường. Ảnh: Shutterstock
Một học sinh Uganda học tiếng Trung ở trường. (Nguồn: Shutterstock)

Theo ông Tang, quyền lực mềm của Trung Quốc cũng được thể hiện rõ nét tại đây.

Trái ngược với tình trạng bị đóng cửa tại thị trường Mỹ, các Viện Khổng Tử lại phát triển mạnh mẽ ở châu Phi. Viện Khổng Tử tại Đại học Dodoma (Tanzania) cung cấp chương trình cử nhân nghệ thuật Trung Quốc cho hơn 200 sinh viên. Sự thành công của các Viện Khổng Tử tại châu Phi cũng phản ánh “dấu chân” của văn hóa Trung Quốc trên lục địa này.

Người dân châu Phi cũng coi trọng kinh nghiệm quản trị của Trung Quốc. Tiêu biểu như trường lãnh đạo Mwalimu Julius Nyerere (Tanzania), được mô phỏng theo trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ triển vọng từ các đảng cầm quyền của Tanzania, Nam Phi, Angola, Namibia, Zimbabwe và Mozambique.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi là điều không cần phải bàn cãi. (Nguồn: Shutterstock)
Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi là điều không cần phải bàn cãi. (Nguồn: Shutterstock)

Tuy nhiên, thành công của Trung Quốc ở châu Phi đang vướng phải một số trở ngại. Ngoài vấn đề “bẫy nợ”, thách thức còn đến từ chính trong nội bộ nhiều quốc gia. Một số tỏ ra thờ ơ, thậm chí xem thường Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Phi và vai trò của lục địa đen với quốc gia tỷ dân này.

Ông Tang chỉ rõ, một bộ phận người dân Trung Quốc lo sợ về rủi ro kinh tế và chính trị trong các khoản đầu tư của nước này tại châu Phi. Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc tại châu Phi lại đến từ quan điểm lịch sử, hướng về về lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau.

Trung Quốc xây dựng mối quan hệ sâu sắc với châu Phi, không chỉ dựa trên lợi ích kinh tế mà còn trên nền tảng lịch sử-văn hóa. Thông qua các dự án hạ tầng, hỗ trợ phát triển và sự tôn trọng lẫn nhau, Trung Quốc đạt được những thành tựu tích cực, trở thành đối tác quan trọng của châu Phi.

Dù phải đối mặt nhiều thách thức cả bên trong và bên ngoài nhưng nhờ chiến lược dài hạn dựa trên hợp tác và tôn trọng, Trung Quốc không những khẳng định vị thế của một cường quốc kinh tế mà còn là đối tác đáng tin cậy trong công cuộc phát triển của châu Phi.

* Ông Wenfang Tang hiện là Giáo sư, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Đại học Hongkong cơ sở Thâm Quyến. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm Văn hóa chính trị, Chính trị quần chúng và Khảo sát dư luận.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khien-my-ngay-cang-lu-mo-trung-quoc-da-de-lai-dau-an-tai-chau-phi-nhu-the-nao-286531.html

Cùng chủ đề

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) diễn ra mới đây tại Bắc Kinh cho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Pháp có tân Thủ tướng, Singapore và Ấn Độ nâng cấp quan hệ, Haiti mở rộng tình trạng khẩn cấp

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/9.

Thấy gì từ “cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi”?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh đang tăng cường đầu tư chiến lược nhằm mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại, củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...

Tổng thống Nga bất ngờ tuyên bố ủng hộ bà Harris, cuộc “thay máu” ở Ukraine, lời hứa của Trung Quốc với châu Phi

Diễn biến xung đột ở Ukraine và cuộc cải tổ Nội các quy mô lớn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, Tổng thống Nga nói về bầu cử Mỹ và chiến dịch quân sự, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi, Thủ tướng Ấn Độ thăm Singapore... là một số sự kiện quốc tế nổi bật.

Nam Phi muốn chiến lược hóa quan hệ với Trung Quốc trên mặt trận kinh tế

Chính phủ liên minh mới gồm 10 đảng của Nam Phi đặt mục tiêu tăng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, nhằm thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh, kích thích nền kinh tế và giải quyết tỷ lệ thất nghiệp.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ 3 màu sắc mới trên iPhone 17 Pro Max

Mặc dù iPhone 16 vừa ra mắt, nhưng những thông tin về iPhone 17 Pro Max đã bị rò rỉ, trong đó có các phiên bản màu sắc mới của mẫu smartphone này.

WB lập quỹ hỗ trợ, Ukraine huấn luyện phiến quân chống lại Wagner, Nga phản công giai đoạn 2 ở tỉnh Kursk

Ban điều hành Ngân hàng thế giới (WB) ngày 10/10 bỏ phiếu thông qua việc thành lập một quỹ trung gian tài chính (FIF) để hỗ trợ Ukraine, trong bối cảnh Kiev và Moscow giao tranh khốc liệt.

Thế giới biến động nhẹ; trong nước tăng mạnh, hơn 1.200 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 11/10, đầu giờ sáng nay giá dầu WTI giảm nhẹ 0,3%, giá dầu Brent “dậm chân tại chỗ” ở mức 79,4 USD/thùng. Giá xăng trong nước tăng mạnh từ 15h chiều qua (10/10).

USD kết thúc chuỗi tăng giá vì điều gì?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10 ghi nhận đồng USD giảm so với đồng Yen Nhật khi các nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu cho thấy thị trường lao động yếu kém của Mỹ.

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44-45: Tự cường, kết nối

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp Cấp cao ASEAN, các nhà lãnh đạo tề tựu tại nước Chủ tịch để cùng nhìn lại chặng đường đã qua và vạch ra đích đến cho hành trình tiếp theo của “con tàu” ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 lần này có sứ mệnh tìm lời giải cho những vấn đề chiến lược, sát sườn với ASEAN trong bối cảnh bộn bề, phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực.

Bài đọc nhiều

Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 được trao cho 3 nhà khoa học David Baker, Demis Hassabis, John Jumper với nghiên cứu về protein, công cụ hóa học độc đáo của sự sống. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2024 gồm: David Baker, 62 tuổi, Giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ; Demis Hassabis, 48 tuổi, hiện là...

Hezbollah nhắm vào quân đội Israel ở biên giới Lebanon, Trung Đông “căng mình” chờ phản ứng của Tel Aviv

Lực lượng Hezbollah ngày 9/10 đã sử dụng đạn pháo và tên lửa nhắm vào binh sĩ Israel ở gần làng Labbouneh tại biên giới Lebanon. Vụ việc diễn ra một ngày sau khi Israel tuyên bố tiêu diệt 2 nhân vật do Hezbollah bổ nhiệm thay thế cho lãnh đạo mới bị sát hại - Hassan Nasrallah.

Bộ đôi Inokhodets, tên lửa Kh-BPLA đối đầu pháo tự hành Caesar

Hôm thứ Ba (ngày 8/10), quân đội Nga cho biết trong một tuyên bố rằng pháo tự hành Caesar được phát hiện tại vị trí bắn ở một khu rừng thuộc vùng Sumy của Ukraine.Trong vụ tấn công này, máy bay không người lái tầm trung...

Cùng chuyên mục

Israel không kích trung tâm thủ đô Beirut của Liban, 22 người thiệt mạng

Tối 10-10, Bộ Y tế Liban cho biết các cuộc tấn công của Israel nhằm vào hai địa điểm ở trung tâm thủ đô Beirut đã khiến 22 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Đây là đợt tấn công gây chết người nhiều nhất nhắm vào trung tâm Beirut kể từ khi Israel tăng cường chiến dịch không kích nhằm vào lực lượng Hezbollah ở nước này...

WB lập quỹ hỗ trợ, Ukraine huấn luyện phiến quân chống lại Wagner, Nga phản công giai đoạn 2 ở tỉnh Kursk

Ban điều hành Ngân hàng thế giới (WB) ngày 10/10 bỏ phiếu thông qua việc thành lập một quỹ trung gian tài chính (FIF) để hỗ trợ Ukraine, trong bối cảnh Kiev và Moscow giao tranh khốc liệt.

NÓNG! Israel không kích trung tâm thủ đô Beirut của Lebanon, hơn 120 người thương vong

Bộ Y tế Lebanon cho biết, tối 10/10, các cuộc tấn công của Israel nhằm vào hai địa điểm ở trung tâm thủ đô Beirut đã khiến 22 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.

Quyết định mới của EU

Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông qua quyết định cho phép nhập khẩu 2 loại cây trồng biến đổi gene mới là ngô và bông, đồng thời gia hạn giấy phép cho 2 loại ngô biến đổi gene khác dùng làm thức ăn cho người và động vật trong vòng 10 năm. Quyết định này chỉ cho phép nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gene vào Liên minh châu...

Mới nhất

Nuôi con ăn học từ xe hủ tiếu gõ ‘made in Quảng Ngãi’

Chiều tà, bên trong con hẻm nhỏ đường Năm Châu, P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM, có một chiếc xe đẩy nhỏ bán hủ tiếu mà nhiều người "rỉ tai", bảo nhau rằng hủ tiếu gõ "made in Quảng Ngãi". Đó là chiếc xe hủ tiếu của bà Lê Thị Huệ, năm nay đã 61 tuổi, quê ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Bà...

Hé lộ 3 màu sắc mới trên iPhone 17 Pro Max

Mặc dù iPhone 16 vừa ra mắt, nhưng những thông tin về iPhone 17 Pro Max đã bị rò rỉ, trong đó có các phiên bản màu sắc mới của mẫu smartphone này.

Việt Nam đã sẵn sàng đón khách chi tiêu cao?

Những năm gần đây, Việt Nam không chỉ là điểm đến của khách du lịch bụi, Tây ba lô mà còn là nơi được nhiều tỉ phú, nhân vật có sức ảnh hưởng lớn lựa chọn để tổ chức các sự kiện trọng đại. Vịnh Hạ Long - điểm dừng chân của khách cao cấp khi đến Việt Nam -...

Hành khách nước ngoài bỏ quên nhiều ngoại tệ trên tàu Hà Nội – Lào Cai

Sự việc xảy ra vào tối 10/10, khi tàu đến khu gian Phố Lu – Cầu Nhò, tiếp viên phụ trách toa số 13 Lương Ngọc Đức phát hiện một chiếc ví màu xanh do hành khách để quên. Ngay lập tức anh Đức đã liên hệ trưởng tàu để báo cáo sự việc. Nhận được tin báo, trưởng...

Mới nhất