Trang chủNewsThời sựVượt nắng thắng mưa để hoàn thành các dự án hạ tầng...

Vượt nắng thắng mưa để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông chiến lược


Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão" để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông chiến lược - Ảnh: VGP/Nhật Bắc  
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu “vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão” để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông chiến lược – Ảnh: VGP/Nhật Bắc  


Chiều 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trên địa bàn.

Dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; đại diện các ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các nhà thầu…

Phiên họp nhằm kiểm tra, đôn đốc các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án.

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, để triển khai nhiệm vụ về đầu tư xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua, Quốc hội và Chính phủ đã dành nguồn lực lớn, tập trung đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, cảng hàng không, đường sắt, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả nước với nhiều lực lượng tham gia triển khai các dự án.

Đến nay, tổng số dự án thuộc danh mục Ban Chỉ đạo là 40 dự án/92 dự án thành phần trên 3 lĩnh vực là đường bộ, đường sắt và hàng không; đi qua địa phận của 48 tỉnh, thành phố.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhà thầu tư vấn, thiết kế, giám sát… cần tích cực, chủ động hoàn thành các công việc được phân công trong thúc đẩy các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, quan trọng ngành GTVT - Ảnh: VGP/Nhật Bắc  
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhà thầu tư vấn, thiết kế, giám sát… cần tích cực, chủ động hoàn thành các công việc được phân công trong thúc đẩy các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, quan trọng ngành GTVT – Ảnh: VGP/Nhật Bắc  


Sau 13 phiên họp, đến nay cả nước đã hoàn thành 2 dự án/12 dự án thành phần (cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và Tuyên Quang-Phú Thọ) với tổng chiều dài 674 km đi qua 15 tỉnh, thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên 2.021 km. Cả nước đang xây dựng, thi công khoảng 1.700 km cao tốc và chuẩn bị khởi công 1.400 km cao tốc nữa.

Phong trào thi đua “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025” (do Thủ tướng Chính phủ phát động vào ngày 18/8/2024 tại Đắk Lắk) được sự hưởng ứng, tin tưởng ủng hộ của nhân dân, làm tiền đề hoàn thành mục tiêu đưa vào khai thác 5.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2030.

Ban Chỉ đạo đã xử lý, tháo gỡ nhiều vướng mắc khó khăn, trong đó có các vướng mắc kéo dài, như vốn cho các dự án đường sắt đô thị, cao tốc Bến Lức-Long Thành, việc tiếp tục thi công dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn-Ga Hà Nội; xử lý nguồn vật liệu xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng; tiến độ triển khai nhiều dự án bảo đảm yêu cầu.

Thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo tại phiên họp lần thứ 13, đến nay các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành 11 nhiệm vụ đúng thời hạn yêu cầu, đang tích cực triển khai 28 nhiệm vụ là công việc chỉ đạo, điều hành thường xuyên và 1 nhiệm vụ chưa đến hạn.

Khó khăn đến mấy vẫn phải hoàn thành mục tiêu đã đề ra

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh hiện nay cần bứt phá, tăng tốc để thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, trong đó có mục tiêu xây dựng 3.000 km cao tốc tới năm 2025 và 5.000 km cao tốc tới năm 2025; đồng thời ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục hậu quả, thiệt hại rất nặng nề do bão lũ, thiên tai gây ra.

Do đó, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, nhà thầu tư vấn, thiết kế, giám sát… căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cam kết của mình cần tích cực, chủ động hoàn thành các công việc được phân công trong thúc đẩy các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, quan trọng ngành GTVT, góp phần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tạo ra không gian phát triển mới, khu công nghiệp, dịch vụ mới, gia tăng giá trị đất đai, giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội.

Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trên địa bàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc  
Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trên địa bàn – Ảnh: VGP/Nhật Bắc  


Thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng biểu dương các bộ, cơ quan và địa phương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, các cơ quan, địa phương chưa thực hiện tốt cần rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, không để các vướng mắc kéo dài phải kiểm điểm tại nhiều phiên họp. Nơi nào đã làm tốt thì làm tốt hơn nữa; nơi nào chưa làm tốt thì phải cố gắng, học tập những nơi làm tốt; nơi nào trì trệ, chậm chễ, không hoàn thành nhiệm vụ thì phải xử lý theo quy định.

Theo Thủ tướng, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, nhưng qua các khó khăn càng thấy được sức mạnh của nhân dân, của sự đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, tương thân tương ái của dân tộc. Hiện nay thời tiết biến đổi bất thường, bất lợi, Bộ GTVT và các địa phương cần tiếp tục phát huy tinh thần “vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão”, chủ động ứng phó với tình hình thời tiết bất lợi để triển khai các công việc đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục thực hiện mục tiêu hoàn thành 3.000 km cao tốc tới năm 2025 và 5.000 km cao tốc tới năm 2030; hoàn thành các dự án đường sắt, các sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài… bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng khẳng định, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, những kết quả, kinh nghiệm và bài học qua các nhiệm kỳ, qua lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiều dự án như đường dây 500 kV mạch 3 Phố Nối (Hưng Yên)-Quảng Trạch (Quảng Bình), dự án sân bay Long Thành… chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công các dự án trọng điểm của ngành giao thông.

“Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại rất lớn về người về tài sản, nhưng dù khó khăn bao nhiêu, chúng ta vẫn phải hoàn thành mục tiêu đã đề ra”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về các nhiệm vụ chung, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu của Phong trào thi đua “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”; đồng thời áp dụng các bài học kinh nghiệm quý báu trong các dự án trọng điểm ngành giao thông, với trách nhiệm cao nhất, “tất cả vì Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước, vì niềm tự hào của dân tộc ta”.

Thủ tướng khái quát một số bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, bài học về công tác quản lý lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo, chỉ huy với: Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Thứ hai, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh tổng lực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, lực lượng quân đội, công an, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp và đặc biệt là người dân với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng”. Thực hiện “4 tại chỗ” gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc  
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc  


Thứ ba, chủ đầu tư, các đơn vị thi công thực hiện dự án phải nỗ lực không ngừng nghỉ, chủ động tích cực, bản lĩnh của ngành giao thông và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp ở cả Trung ương và địa phương, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, các nhà thầu chính tạo điều kiện, hợp tác để các doanh nghiệp, nhà thầu địa phương làm nhà thầu phụ để từng bước lớn mạnh, với tinh thần “chia sẻ, thấu hiểu, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, cùng có niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào”.

Thứ tư, tăng cường công tác hiệp đồng giữa các lực lượng, giữa các cấp, các ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị bảo đảm khoa học, hiệu quả công việc; phân công phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ kết quả; kết quả phải cân đong, đo, đếm được để từ đó dễ kiểm tra, dễ giám sát và dễ đánh giá.

Thứ năm, xây dựng, phát động phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, kịp thời động viên, khen thưởng, tạo không khí hăng say làm việc, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, phê bình, xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân làm không tốt, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các cơ quan truyền thông báo chí nỗ lực, làm tốt công tác tuyên truyền, khắc họa gương người tốt, việc tốt trên công trường, dự án, vận động người dân, tạo sự đồng thuận, đồng lòng triển khai dự án.

Đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp dự phiên họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc  
Đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp dự phiên họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc  

Sớm trình chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh



Giao các nhiệm vụ cụ thể với các địa phương trong chuẩn bị đầu tư, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội, Cao Bằng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để sớm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đồng Đăng-Trà Lĩnh và đường sắt đô thị Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo (Hà Nội).

Các tỉnh Sơn La, Thái Bình, Ninh Bình, Bình Dương bám sát kế hoạch đề ra, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để hoàn thành các thủ tục, sớm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án Hòa Bình-Mộc Châu (hoàn thành trong tháng 10 năm 2024); Ninh Bình-Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức PPP (phấn đấu hoàn thành tháng 10/2024), TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành theo nghị quyết của Chính phủ.

Tỉnh Lâm Đồng khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, rà soát phương án đầu tư, sớm phê duyệt dự án cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc, Bảo Lộc-Liên Khương; hoàn thành trong tháng 10/2024.

TP Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ, ngành để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các thủ tục đầu tư để sớm trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh.

Thành phố Hà Nội chủ trì tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần thuộc Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.

Về giải phóng mặt bằng, các địa phương phối hợp với các chủ đầu tư để xây dựng kế hoạch triển khai giải phóng mặt bằng, tập trung vào các vị trí đường “găng” để ưu tiên triển khai trước; chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tăng cường công tác dân vận để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án bám sát tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 80/CĐ-TTg, nhất là với các dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành năm 2025.

Các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Hưng Yên, Bình Dương, Kiên Giang, Lạng Sơn huy động cả hệ thống chính trị, xác định công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm, nỗ lực, khắc phục các khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đáp ứng tiến độ triển khai các dự án.

Tỉnh Lạng Sơn chủ động làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thủ tục bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất giao thông cho dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh, không để ảnh hưởng đến tiến độ công tác giải phóng mặt bằng.

Về vật liệu xây dựng, các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản các dự án chủ động trong việc tìm kiếm, nguồn vật liệu phục vụ thi công các dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu; phối hợp chặt chẽ với các địa phương có mỏ vật liệu để hoàn thiện các thủ tục cấp mỏ đảm bảo nguồn vật liệu đắp, không để ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, nhất là tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh.

Đại diện các bộ, ngành phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc  
Đại diện các bộ, ngành phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc  


Về triển khai thi công, các địa phương được giao nhiệm vụ là các cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xây dựng kế hoạch tổ chức thi công hợp lý, phù hợp điều kiện giải phóng mặt bằng nguồn vật liệu, điều kiện thời tiết; linh hoạt tổ chức thi công phù hợp với điều kiện thời tiết các khu vực bắt đầu vào mùa mưa; xây dựng kịch bản ứng phó với tình hình thời tiết bất thường như bão, lũ để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động, máy móc, giảm thiểu tối đa thiệt hai do bão lũ; tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để hoàn thành các dự án thuộc danh mục 3.000 km có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; nhất là dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh (đoạn qua Đồng Nai và Bình Dương), Biên Hòa-Vũng Tàu (Đồng Nai), Tuyên Quang-Hà Giang (Tuyên Quang) chậm tiến độ, cần có sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực vượt bậc của các cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư, các nhà thầu để bảo đảm tiến độ đề ra.

Các tỉnh có khối lượng thi công còn thấp như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bắc Ninh cần rà soát lại toàn bộ kế hoạch triển khai, tập trung tháo gỡ về vật liệu xây dựng, chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công tại các khu vực đã có mặt bằng, các hạng mục không bị ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu; rà soát năng lực của nhà thầu thi công để kịp thời xử lý theo quy định nếu triển khai chậm tiến độ.

Tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Hữu Nghị-Chi Lăng và Đồng Đăng-Trà Lĩnh. Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La đẩy nhanh các thủ tục để sớm khởi công dự án dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội, cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu (khởi công đoạn qua Hòa Bình trong tháng 9/2024 theo đúng kế hoạch của tỉnh).

TP Hồ Chí Minh kiểm soát chặt chẽ tiến độ triển khai để đưa vào khai thác dự án đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên đúng tiến độ đề ra (trong tháng 11/2024).

Tỉnh Hà Giang rà soát ngân sách để báo cáo cấp thẩm quyền giải quyết các khó khăn về nguồn vốn ngân sách địa phương tham gia dự án Tuyên Quang-Hà Giang.

Các tỉnh bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 chỉ đạo các chủ đầu tư, tư vấn rà soát, điều tra bổ sung các số liệu thủy văn để cập nhật (nếu có), bảo đảm các giải pháp thiết kế phù hợp với các biến đổi của thời tiết.

Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc  
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc  


Giao nhiệm vụ cho các bộ ngành, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, Biên Hòa-Vũng Tàu, Hòa Liên-Túy Loan trong năm 2025 và dự án thành phần 2 Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch.

Triển khai lựa chọn nhà đầu tư để sớm khởi công dự án Dầu Giây-Tân Phú; hoàn thiện thủ tục để trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Biên Hòa-Vũng Tàu; phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT trong việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.

Khẩn trương tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn thiện báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án mở rộng đoạn TP Hồ Chí Minh-Long Thành thuộc dự án đường cao tốc TPHCH-Long Thành-Dầu Giây theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.

Khẩn trương báo cáo Thường trực Chính phủ về dự án thành phần 4 sân bay Long Thành theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Bộ TN&MT sớm hướng dẫn các địa phương về thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày đối với khai thác cát, sỏi lòng sông.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định dự án Tân Phú-Bảo Lộc và Ninh Bình-Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình; đẩy nhanh các thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật, kịp thời trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Bộ NN&PTNT báo cáo cấp có thẩm quyền để bố trí vốn cho dự án trụ sở cơ quan kiểm dịch động, thực vật, bảo đảm việc khai thác đồng bộ sân bay Long Thành; chủ trì, phối hợp Bộ GTVT, Bộ TN&MT làm việc với cơ quan thuộc Quốc hội để giải trình Nghị quyết điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Thủ tướng khẳng định, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, những kết quả, kinh nghiệm và bài học qua các nhiệm kỳ, qua lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiều dự án, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công các dự án trọng điểm của ngành giao thông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc  
Thủ tướng khẳng định, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, những kết quả, kinh nghiệm và bài học qua các nhiệm kỳ, qua lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiều dự án, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công các dự án trọng điểm của ngành giao thông – Ảnh: VGP/Nhật Bắc  


Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng đoạn TP Hồ Chí Minh-Long Thành, gửi Bộ GTVT để tổng hợp, báo cáo Thường trực Chính phủ; sớm hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà thầu gói thầu J3-1, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu còn lại hoàn thành toàn bộ dự án Bến Lức – Long Thành trong năm 2025.

Chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ các dự án cảng hàng không; đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật các gói thầu còn lại của nhà ga hành khách Long Thành. Tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị trực thuộc đẩy nhanh việc di dời các đường điện cao thế.

Cho ý kiến giải quyết các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT với vai trò cơ quan thường trực phát huy hơn nữa tính chủ động, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ để đôn đốc các nhiệm vụ được giao, kịp thời tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết các khó khăn, vướng mắc.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/vuot-nang-thang-mua-de-hoan-thanh-cac-du-an-ha-tang-giao-thong-chien-luoc.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành y tế Thủ đô xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão lũ

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội về công tác đáp ứng y tế trong mùa mưa lũ năm 2024, do ảnh hưởng của bão số 3 với cường độ rất mạnh, toàn TP có 27 quận/huyện, 184 xã/phường, 449 điểm ngập úng. Với phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó, ngành y tế Hà Nội đã tập trung nguồn lực cho công tác vệ sinh môi trường. Tính đến nay, trên...

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đón hơn 4,9 triệu lượt khách

Trong đó, tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) là 4.792.064 lượt người, tăng 87,6% so với cùng kỳ năm 2023; Cửa khẩu Bắc Luân II là 190.177 lượt người. Trong số 4.792.064 lượt người XNC qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) có 2.397.218 lượt người nhập cảnh, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2023 và 2.394.846 lượt người xuất cảnh, tăng 87,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tại Cửa khẩu...

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão số 4

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an. Công điện nêu: Theo bản tin...

5 lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm Microsoft đang bị khai thác

Mới đây, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 9 với 79 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình. Từ thông tin ghi nhận về các lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm của Microsoft thì Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã chỉ ra 13 lỗ hổng bảo mật bảo mật ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng. Trong đó, 8 lỗ hổng cho phép các đối...

Nhiều du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Mở cửa du lịch trên cơ sở an toàn tuyệt đối Sau gần một tuần huy động toàn lực lượng quân và dân, các cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông bị ảnh hưởng tại Sa Pa đã được khắc phục kịp thời, đảm bảo các tuyến đường chính thông suốt và an toàn lưu thông. Các doanh nghiệp du lịch và cơ sở lưu trú cũng tận dụng thời gian này để nâng cấp điểm đến,...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Cùng chuyên mục

Mưa dông hầu khắp cả nước, Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7

Từ chiều tối 17 đến ngày 18/9, các khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm.   Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/9, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào...

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai

Cũng nhân dịp này, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức chia tay ông Nông Đức Ngọc - nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nghỉ hưu theo chế độ. Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc Nguồn: https://baodantoc.vn/ong-nguyen-xuan-nhan-duoc-bo-nhiem-giu-chuc-truong-ban-dan-toc-tinh-lao-cai-1726570608002.htm

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

NDO - Chiều 17/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo. (Ảnh: TRẦN HẢI) Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; đại...

Chiến sĩ công an làm bánh, vượt lũ mang “Mùa trăng ý nghĩa” đến với thiếu nhi

NDO - Những ngày qua, Đoàn Thanh niên Công an huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội) phối hợp cùng tăng ni, phật tử chùa Đông Các (huyện Ba Vì, Hà Nội) và các nhà hảo tâm đã chung tay làm những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, lồng đèn... nhằm góp phần động viên, chia sẻ với thiếu nhi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, nước lũ đã...

Chiều nay mưa lớn ở TP.HCM: Người và xe chật vật vượt qua ‘biển nước’

Sau cơn mưa chiều nay 17.9, nhiều tuyến đường ở TP.HCM lâm vào cảnh 'biển nước' đen ngòm. Người và xe chật vật vượt qua đoạn ngập về nhà trong giờ tan tầm.   Cuối giờ chiều, mưa lớn đổ xuống nhiều khu vực ở TP.HCM như Q.5, Q.8, H.Bình Chánh…, khiến nhiều tuyến đường ở các khu dân cư ngập trong nước. Có nhiều nơi nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối khiến người đi đường ám ảnh, chật vật di chuyển...

Mới nhất

Học sinh ở Hà Nội ngã từ tầng 3 xuống sân trường

Sáng 17/9, nam sinh V.V.Đ - học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Đại Thắng, (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chơi đùa trong giờ ra chơi và ngã từ tầng 3 xuống sân trường. Ngay sau khi phát hiện sự việc, giáo viên cùng nhân viên phòng y tế đã hỗ trợ đưa nam sinh đi cấp...

Hơn 150.000 học sinh bước vào năm mới

Chung vui cùng giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, tỉnh Ninh Thuận đã thành lập nhiều đoàn đại biểu của tỉnh đến dự và chúc mừng lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh; các cấp chính quyền địa phương cũng có các đoàn đại biểu dự lễ khai giảng tại...

Chiều nay mưa lớn ở TP.HCM: Người và xe chật vật vượt qua ‘biển nước’

Sau cơn mưa chiều nay 17.9, nhiều tuyến đường ở TP.HCM lâm vào cảnh 'biển nước' đen ngòm. Người và xe chật vật vượt qua đoạn ngập về nhà trong giờ tan tầm.   Cuối giờ chiều, mưa lớn đổ xuống nhiều khu vực ở TP.HCM như Q.5, Q.8, H.Bình Chánh…, khiến nhiều tuyến đường ở các khu dân cư ngập trong nước....

2.077 đơn vị máu tiếp nhận

Trung thu cho em là một trong những chương trình hiến máu tình nguyện lớn, diễn ra thường niên vào dịp Trung thu do Chi hội Thanh niên vận động hiến máu 24/01 tổ chức dưới sự bảo trợ về mặt chuyên môn của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Năm 2024 là lần thứ 12 chương...

TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học

TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường họcTổ phản ứng nhanh nhằm xử lý các ổ dịch xuất hiện trong trường học cho đến khi chiến dịch tiêm vắc-xin đạt mức bao phủ trên 95% trẻ từ 1-10 tuổi. ...

Mới nhất