Trang chủNewsThời sựthay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật

thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật


Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV – kỳ họp dự kiến khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay.

39 nội dung sẽ được xem xét tại Kỳ họp thứ 8

Theo đó, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024 và bế mạc vào sáng ngày 03/12/2024. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 21/10 đến 12/11/2024; Đợt 2 từ ngày 20/11 đến 03/12/2024. Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó có 29 nội dung về công tác lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát, nhân sự và quyết định các vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền.

Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn


Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thời gian qua, công tác phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan Quốc hội ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng, thực chất và hiệu quả. Các cơ quan đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị từ sớm, từ xa, làm việc ngày, đêm để chuẩn bị cho các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội. 

Trong bối cảnh hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặc biệt lưu ý, cơn bão số 3 vừa qua diễn biến rất phức tạp, hậu quả để lại rất nặng nề và cho đến thời điểm này chưa thống kê hết những thiệt hại. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại thêm khó khăn mới, thách thức mới. Chính phủ phải đứng trước khó khăn, áp lực thêm trong việc thu, chi ngân sách, thực hiện mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo ổn định vĩ mô của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát và tăng giá các mặt hàng để đảm bảo đời sống cho người dân.

“Vì vậy, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục phối hợp thực chất, hiệu quả, thể chế kịp thời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn vì sự phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chỉ rõ thời gian để thực hiện kết hoạch kinh tế – xã hội 5 năm chỉ còn  hơn 1 năm nữa là kết thúc, bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 rất nặng nề, Chủ tịch Quốc hội  yêu cầu, phải xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Những vấn đề nào Chính phủ điều hành, Chính phủ sẽ quyết định. Những nội dung nào vượt thẩm quyền của Chính phủ thì xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu trong công tác xây dựng pháp luật. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu trong công tác xây dựng pháp luật. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tất cả trên tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đó là, việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội. Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế nhằm khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục các điểm nghẽn. Tất cả vì sự phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước, đảm bảo đời sống của Nhân dân. 

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Luật, nghị quyết có chất lượng hay không trước hết phải xuất phát từ cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và Chính phủ. Khi Chính phủ trình sang Quốc hội thì trách nhiệm của các cơ quan thẩm tra, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội phải làm việc liên tục, bảo đảm phối hợp nhịp nhàng, thực chất để đạt hiệu quả cao nhất.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, với những người đứng đầu các bộ, ngành cần phải đeo bám các dự án luật, nghị quyết đến cùng. Đồng thời, cần sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng luật, đảm bảo đơn giản hóa, tăng cường phân cấp, phân quyền, đẩy nhanh tiến độ… để những việc chưa thống nhất, chưa đồng thuận giữa các cơ quan thẩm tra và soạn thảo sẽ được thực hiện theo tinh thần “khó đến đâu, gỡ đến đó”.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở đó, Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tiến hành thảo luận để thống nhất một số nội dung, chương trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Huy động mọi nguồn lực trong xây dựng pháp luật

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự phối hợp của Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ ngày càng tốt hơn; cho biết, hội nghị nhằm rà soát công việc còn vướng mắc, cần phải thống nhất, để thúc đẩy và nâng cao chất lượng của kỳ họp. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị hai bên cần có sự phối hợp tốt từ khâu soạn thảo dự thảo luật, nghị quyết.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, các ngành tích cực, chủ động, phối hợp một cách chặt chẽ và hiệu quả với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Theo đó, ngoài việc phải thể chế hóa, cụ thể hóa, đường lối, chủ trương của Đảng để tổ chức thực hiện, các cơ quan tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, từ chỗ chỉ tập trung cho công tác quản lý, sang vừa tập trung cho công tác quản lý hiệu quả, nhưng lại vừa góp phần kiến tạo phát triển.

Theo Thủ tướng Chính phủ, phải đổi mới trong các cơ quan soạn thảo, cũng như các cơ quan thẩm định, trên cơ sở đó, mới huy động mọi nguồn lực. Bên cạnh đó, phải mở ra không gian mới, kiến tạo cho sự phát triển, để huy động mọi nguồn lực của xã hội, Nhân dân.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn

Thủ tướng cho rằng, tùy từng tính chất của các dự án luật để có thể đưa ra những quy định chi tiết, nhưng với những vấn đề còn đang biến động, có nhiều tác động thì nên khái quát. Công tác lập pháp phải được thực hiện trên tinh thần cái gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả và đa số đồng tình thì luật hóa. Còn những vấn đề chưa chín, chưa rõ, thực tiễn còn biến động, còn diễn biến tạp, khó lường thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần.

Bên cạnh đó, tập trung phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế các công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra. Với tinh thần nâng cao trách nhiệm dám nghĩ, dám làm và phân cấp, các bộ, ngành, địa phương phải quyết định và thực hiện sao cho hiệu quả. Bởi khi phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm sẽ dễ kiểm tra, dễ đánh giá, phân loại. Vì vậy, phân cấp triệt để sẽ tăng cường việc chịu trách nhiệm, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng cũng yêu cầu giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin – cho, đặc biệt là không tạo ra môi trường dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.  

 

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dự kiến có 6 dự án Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp gồm: dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan quân đội Nhân dân Việt Nam; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật này, các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/chu-tich-quoc-hoi-thay-doi-tu-duy-cach-lam-trong-xay-dung-phap-luat.html

Cùng chủ đề

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 4247/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Theo đó, ngày 12/9/2024, tại Phiên họp thứ 37 (tháng 9/2024), Ủy ban Thường...

Khẩn trương quyết định thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng

DNVN - Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ KH&CN khẩn trương quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại TP Đà Nẵng. ...

Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em

Chiều 12/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8/2024. Cử tri bày tỏ chia sẻ, đồng cảm với những thiệt hại, mất mát do bão số 3 gây ra Báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, trước...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO - Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy truyền thống đoàn kết, “tương thân tương ái”, “lá lành, đùm lá rách” của dân tộc, sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, trước khi khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức lễ quyên góp, ủng hộ đồng bào...

Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

NDO - Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp thường kỳ thứ 37 để cho ý kiến về các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 và xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, với khối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đón hơn 4,9 triệu lượt khách

Trong đó, tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) là 4.792.064 lượt người, tăng 87,6% so với cùng kỳ năm 2023; Cửa khẩu Bắc Luân II là 190.177 lượt người. Trong số 4.792.064 lượt người XNC qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) có 2.397.218 lượt người nhập cảnh, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2023 và 2.394.846 lượt người xuất cảnh, tăng 87,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tại Cửa khẩu...

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão số 4

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an. Công điện nêu: Theo bản tin...

5 lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm Microsoft đang bị khai thác

Mới đây, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 9 với 79 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình. Từ thông tin ghi nhận về các lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm của Microsoft thì Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã chỉ ra 13 lỗ hổng bảo mật bảo mật ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng. Trong đó, 8 lỗ hổng cho phép các đối...

Nhiều du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Mở cửa du lịch trên cơ sở an toàn tuyệt đối Sau gần một tuần huy động toàn lực lượng quân và dân, các cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông bị ảnh hưởng tại Sa Pa đã được khắc phục kịp thời, đảm bảo các tuyến đường chính thông suốt và an toàn lưu thông. Các doanh nghiệp du lịch và cơ sở lưu trú cũng tận dụng thời gian này để nâng cấp điểm đến,...

Cần phân loại công trình hiện hữu để có yêu cầu riêng về PCCC

50% đến từ nhà ở Mới đây, ngày 3/9, Công an huyện Thanh Trì cho biết, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH, tổ liên gia, dân phòng, PCCC cơ sở, Công an xã và người dân đã kịp thời phối hợp ngăn cháy lan, cứu hộ tài sản trong đám cháy nhà ở kết hợp kinh doanh tại địa bàn xã Ngũ Hiệp. Vụ cháy xảy ra tại nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh do ông Nguyễn Văn...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Tết Trung thu của cộng đồng người Việt ở nước ngoài

(Chinhphu.vn) - Vui Tết Trung thu không chỉ là một trong những hoạt động văn hóa quen thuộc luôn được các em thiếu nhi Việt Nam mong chờ mà đây còn là cầu nối để lan tỏa văn hóa Việt Nam đến gần hơn với người dân các nước trên thế giới.       Em bé mang hai dòng máu Bỉ-Việt và bố biểu diễn bài hát "Trống cơm" - Ảnh: TTXVN Mỗi dịp Trung thu, Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ...

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó

TPO - Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn theo dõi, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó theo quy định. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của...

Xây dựng công trình mang tên Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Minh Đạo

(TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/xay-dung-cong-trinh-mang-ten-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-hoang-minh-dao-post977315.vnp

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Sri Lanka phát triển tốt đẹp. Vnews

Mới nhất

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đón hơn 4,9 triệu lượt khách

Trong đó, tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) là 4.792.064 lượt người, tăng 87,6% so với cùng kỳ năm 2023; Cửa khẩu Bắc Luân II là 190.177 lượt người. Trong số 4.792.064 lượt người XNC qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) có 2.397.218 lượt người nhập cảnh, tăng 88% so với...

Microsoft chi 60 tỷ USD mua cổ phiếu quỹ, tăng cổ tức 10%

Song song với đó, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ cũng tuyên bố chia cổ tức hằng quý với mức 0,83 USD mỗi cổ phiếu, tăng 8 cent (tương đương 10%) so với quý trước. Cuộc họp cổ đông thường niên của Microsoft dự kiến diễn ra vào ngày 10/12 tới, nơi các nhà đầu tư sẽ...

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn” Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội tại thị trường Mỹ Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho hay,...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản...

Mới nhất