Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐể chống lạm thu không chỉ trên giấy

Để chống lạm thu không chỉ trên giấy


THÍCH VIẾT “ẨN DANH” HƠN ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TIẾP

Năm học mới 2024 – 2025 đã qua 2 tuần lễ, trên một nhóm (group) phụ huynh ở TP.HCM với mười mấy ngàn người theo dõi đã tấp nập các bài viết thắc mắc về các khoản thu chi, mua ti vi, máy lạnh, sắp xếp các môn tự nguyện trong thời khóa biểu trường học.

Để chống lạm thu không chỉ trên giấy- Ảnh 1.

Phụ huynh cùng góp phần mang lại môi trường học đường văn minh, hạnh phúc cho con em mình

Phía dưới các bài viết này (đại đa số để chế độ “người tham gia ẩn danh”) là những “còm” khác của các phụ huynh đặt vấn đề “thay vì nói khơi khơi ở trên đây, sao không trao đổi trong group lớp hay gặp thầy cô ở trường con học để hỏi thẳng thắn và trao đổi”. Một người trong nhóm này cũng bày tỏ: “Tôi thấy rất nhiều phụ huynh khi được lấy ý kiến ở lớp, ở trường thì không nói gì nhưng về nhà là lên mạng viết”.

Hiệu trưởng một trường THCS tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết ông mong muốn được lắng nghe các ý kiến đóng góp thiện chí từ các giáo viên, phụ huynh học sinh (HS), về thắc mắc chương trình, về các khoản thu chi hay bất cứ vấn đề gì ở trường lớp để có thể kịp thời nắm bắt thông tin, thay đổi, điều chỉnh nếu có bất hợp lý. “Tuy nhiên hòm thư góp ý tôi treo ở ngoài cổng trường thường không nhận được lá thư nào, ngoài mấy mẩu giấy học trò viết linh tinh. Email tôi công khai trên trang web trường học cũng thi thoảng nhận được vài câu hỏi về tuyển sinh, còn lại ít nhận được thư của phụ huynh”, ông cho biết thêm.

TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ RẤT LỚN

Nhà giáo Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết những năm học qua Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn và chỉ đạo rất nghiêm khắc, quyết liệt về vấn đề thu chi, công khai thu chi trong từng cơ sở giáo dục, về chống lạm thu, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc chống lạm thu, chống phát sinh những khoản thu không được phép. HĐND TP.HCM đã có nghị quyết quy định các khoản thu; Bộ GD-ĐT cũng ban hành đầy đủ các thông tư, như Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ HS; Thông tư 16 về Quy định tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân…

“Tôi thấy tất cả các văn bản, quy định, thông báo, hướng dẫn của ngành giáo dục đều hết sức dễ hiểu, cụ thể, chi tiết. Thế nhưng tại sao năm học nào chúng ta cũng thấy ở đâu đó lùm xùm về thu chi, có nơi này nơi khác làm phiền lòng HS, phụ huynh về các khoản thu, đến mức nhiều phụ huynh HS còn nói rằng “họp phụ huynh HS đầu năm chỉ để nói thu tiền”. Trong câu chuyện này, vai trò, trách nhiệm lớn nhất là thủ trưởng đơn vị – hiệu trưởng nhà trường. Là người đứng đầu một cơ sở giáo dục, khi có sự vụ gì xảy ra, hiệu trưởng không thể nào nói “tôi không nắm vững văn bản”, “tôi chưa hiểu rõ quy định” hay “tôi không biết, khoản thu đó là phụ huynh HS lớp đó triển khai, tôi không nắm gì hết”, đây là những lời nói ngụy biện”, nhà giáo Nguyễn Văn Ngai thẳng thắn.

“Là người đứng đầu nhà trường, hiệu trưởng phải có trách nhiệm tìm hiểu các văn bản, quy định, các chỉ đạo của cấp trên để triển khai trong trường học mình. Trong quá trình thực hiện, nếu hiệu trưởng thấy có gì chưa phù hợp, cần điều chỉnh thì phản ánh lên cơ quan cấp trên; nhưng trong lúc chờ hướng dẫn thì hiệu trưởng vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật, văn bản hiện hành. Là thủ trưởng đơn vị, quản lý chung của nhà trường trong mọi mặt, hiệu trưởng phải là người đầu tàu, gương mẫu, vừa mang lại hiệu quả tốt đẹp cho nhà trường, cũng là xây dựng uy tín cho bản thân thủ trưởng đơn vị”, ông Nguyễn Văn Ngai nói.

Ông Ngai cũng mong muốn các cuộc kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất của lãnh đạo Sở GD-ĐT về các khoản thu chi trong năm học mới 2024 – 2025 này phát huy hiệu quả. Trường hợp nào cố tình vi phạm để xảy ra lạm thu thì phải xử lý nghiêm khắc.

“Phải công khai việc xử lý sai phạm trong toàn ngành để vừa răn đe những người cố tình làm sai, vừa để tránh những hiện tượng sai phạm tương tự ở những cơ sở giáo dục khác”, ông Ngai trao đổi.

Để chống lạm thu không chỉ trên giấy- Ảnh 2.

Phụ huynh đồng hành cùng con trong các hoạt động học tập

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

CẦN NHỮNG TIẾNG NÓI THIỆN CHÍ TỪ PHỤ HUYNH

Anh N.V, phụ huynh HS một trường tiểu học tại Q.Bình Tân, TP.HCM, cũng là GV đang công tác tại một trường trung học công lập ở TP.HCM, cho biết để góp phần mang lại môi trường học tập hạnh phúc, văn minh cho HS, phụ huynh không đứng ngoài cuộc.

“Khi thấy có vấn đề gì chưa ổn trong lớp học, trường học, ở cương vị một phụ huynh HS, tôi chọn cách trao đổi, góp ý, chia sẻ trực tiếp với trường đó. Nếu nhà trường, thầy cô có thái độ cầu thị, thay đổi theo hướng tốt hơn thì rất hay; còn nếu ngược lại, phụ huynh HS hoàn toàn có những kênh văn minh hơn để phản ánh, bằng văn bản, email, số điện thoại đường dây nóng ở Phòng GD-ĐT; Sở GD-ĐT”, anh V. cho biết.

Anh V. cũng cho rằng phụ huynh không nên chọn mạng xã hội là kênh đầu tiên để bày tỏ sự bức xúc về trường lớp của con em mình, điều này không phải là cách thiện chí để xây dựng môi trường học tập lành mạnh, chưa kể thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng gây nhiều hậu quả tai hại.

Hiệu trưởng một trường THCS tại Q.Bình Thạnh cho hay hiện nay các nhà trường đều cần có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện công khai trên trang web chính thức của nhà trường tất cả nội dung Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu, trong đó có công khai về thu chi tài chính (các khoản thu của nhà trường theo ngân sách nhà nước; học phí; các hoạt động…; các khoản chi của nhà trường cho lương, thu nhập giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất…); các khoản thu, mức thu với người học; chính sách miễn giảm học phí; số dư các loại quỹ và các nội dung công khai tài chính khác theo quy định của pháp luật…

“Khi nhà trường đã công khai tất cả các thông tin, rất mong phụ huynh dành thời gian quan tâm, nghiên cứu các văn bản, nội dung. Để đồng hành hiệu quả cùng con, song hành với nhà trường trong quá trình giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng HS, phụ huynh cũng cần có sự am hiểu về tính chất đặc thù của cấp học. Chúng tôi rất mong có được sự góp ý thiện chí từ phụ huynh. Chúng tôi thấu hiểu là phụ huynh có thể e ngại khi góp ý công khai trong cuộc họp, nhưng cha mẹ HS có thể gửi các phản ánh tới giáo viên chủ nhiệm, tới ban giám hiệu qua các kênh hòm thư, email, tin nhắn điện thoại…”, hiệu trưởng này nói.

Đồng thời, theo vị này, chính giáo viên chủ nhiệm, chiếc cầu nối giữa cha mẹ HS và nhà trường, cần phải có những cách giao tiếp, nắm bắt thông tin khéo léo, chính xác, kịp thời.

Đóng góp phải đúng với bản chất của tự nguyện

Bước vào năm học mới, lạm thu là vấn đề khiến phụ huynh lo lắng. Tình trạng lạm thu đã và đang gây ra hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục.

Lạm thu xuất phát từ việc trang bị các điều kiện, cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ hoạt động dạy học, nhưng chưa thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, chưa phát huy dân chủ như hạn chế quyền của phụ huynh HS được tham gia thảo luận, góp ý đối với các khoản thu của nhà trường.

Bên cạnh đó, việc thu những khoản đóng góp tự nguyện phải để phụ huynh tự nguyện, không nên yêu cầu hoặc bắt buộc phụ huynh phải đóng góp mức tối thiểu hoặc tối đa. Nhiều khoản thu tự nguyện do ban đại diện cha mẹ HS của lớp thống nhất từ trước và thông báo với toàn thể phụ huynh, nhưng nhiều phụ huynh chưa kịp có ý kiến thì đã biểu quyết thông qua… Ngoài ra, một số nhà trường tự đặt ra các khoản thu không phục vụ nhu cầu trực tiếp của HS.

Vì vậy, ngành giáo dục cần phải chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để chấn chỉnh tình trạng lạm thu; các trường cần phải tăng cường phát huy dân chủ trong việc bàn bạc, thỏa thuận các khoản thu tự nguyện giữa nhà trường, ban đại diện cha mẹ HS và phụ huynh HS.

Đỗ Văn Nhân (Kon Tum)




Nguồn: https://thanhnien.vn/de-chong-lam-thu-khong-chi-tren-giay-185240916192108804.htm

Cùng chủ đề

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.

Thấp thỏm trước những thay đổi quy định môn thi thứ ba tuyển sinh lớp 10

Nhiều phụ huynh học sinh đang trong tâm trạng rối bời với những thay đổi của Bộ GD&ĐT trong quy định về môn thi thứ 3 khi bỏ yêu cầu bốc thăm nhưng vẫn phải thay đổi môn...

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Trường học tổng lực dọn vệ sinh sau lũ

(Tổ Quốc) - Ngay sau khi nước lũ bắt đầu rút, nhiều trường học tại địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) các giáo viên đã gấp rút làm vệ sinh trường lớp để kịp thời đón học sinh trở lại... ...

Trường Cao đẳng Du lịch Huế kỷ niệm 25 năm thành lập và khai giảng năm học mới

(Tổ Quốc) - Ngày 28/10, Trường Cao đẳng Du lịch Huế (Bộ VHTTDL) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường (28/10/2019-28/10/2024) và khai giảng năm học mới 2024-2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Mới nhất

Mới nhất