Trang chủKinh tếNông nghiệpBí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh

Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh


Đồng hành cùng nhà nông

Tính đến nay đã là vụ thứ 8, Tổng công ty Sông Gianh thực hiện liên kết sản xuất và kinh doanh lúa gạo hữu cơ với bà con nông dân thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình).

Vụ mùa đầu tiên vào năm 2021, Tổng công ty Sông Gianh thực hiện dự án liên kết kinh doanh lúa – gạo hữu cơ ST25 tại thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn) với diện tích 26 ha.

Để thực hiện mô hình liên kết sản xuất lúa, Tổng công ty Sông Gianh cung ứng vật tư nông nghiệp (phân bón, giống), đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm (lúa tươi, mua tại đồng) cho bà con nông dân.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 1.

Nông dân tin dùng phân bón hữu cơ Sông Gianh để gieo trồng vụ lúa mới vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho nông dân và nâng cao chuỗi giá trị sản xuất theo hướng an toàn, bền vững.

Bên cạnh đó, công ty còn đưa sản phẩm mới “Phân bón hữu cơ sông Gianh” vào canh tác. Sản phẩm này được làm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên có hàm lượng hữu cơ cao, cùng với đạm hữu cơ và các axit amin, là sản phẩm phù hợp để sản xuất lúa hữu cơ.

Qua triển khai, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh khá, năng suất đạt 70 tạ/ha.

Sau thành công của vụ mùa đó, Tổng công ty Sông Gianh mở rộng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa hữu cơ với nông dân nhiều xã lân cận.

Qua các vụ mùa, cây lúa đều phát triển tốt, cho trĩu hạt, nông dân nơi này rất phấn khởi. Tổng công ty Sông Gianh còn thu mua toàn bộ lúa tươi cho bà con nông dân.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Ngọc Trương – Phụ trách nông nghiệp thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bên ruộng lúa Hương Bình sử dụng phân bón hữu cơ Sông Gianh.

Ông Nguyễn Ngọc Trương – Phụ trách nông nghiệp thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ: “Tham gia chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh lúa hữu cơ với Tổng công ty Sông Gianh tôi được cung ứng phân bón, giống và không lo đầu ra. Tôi từng tham dự tập huấn chuyển giao sản xuất Quy trình hữu cơ của Tổng công ty Sông Gianh và phần nào nắm bắt được lối canh tác này. Ban đầu chúng tôi có bỡ ngỡ nhưng được cán bộ kỹ thuật của công ty “bắt tay, chỉ việc” nên bà con cũng quen dần. Đến nay, đã là vụ thứ 8 chúng tôi sản xuất lúa hữu cơ, từ giống lúa ST25, tới giống lúa Hương Bình, lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao”.

Hiện, Tổng công ty Sông Gianh đã xây dựng thành công thương hiệu “Gạo hữu cơ Sông Gianh” từ sản phẩm lúa sản xuất hữu cơ theo quy trình của Tổng công ty tại thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên). Sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Việc xây dựng thành công mô hình mở ra hướng liên kết mới, chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp, gắn được quyền lợi nhà nông và doanh nghiệp một cách hài hòa, bền vững.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 3.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp, nông dân ở tỉnh Quảng Nam đánh giá cao phân bón hữu cơ Sông Gianh khi sử dụng vào canh tác trên ruộng lúa ở tỉnh này.

Tiếp nối thành công đó, Tổng Công ty Sông Gianh mở rộng địa bàn, thực hiện liên kết sản xuất lúa, kinh doanh lúa hữu cơ với nông dân, hợp tác xã cùng chính quyền các địa phương trên địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Ninh Bình với diện tích hàng nghìn ha và đã gặt hái thành công trong những vụ mùa vừa qua.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 4.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng thăm mô hình liên sản xuất, bao tiêu sản phẩm giống lúa sử dụng phân bón hữu cơ Sông Gianh ở xã Triệu Đô (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Ông Đặng Vũ Thái – Giám đốc Nhà máy Sản xuất giống cây trồng – Tổng Công ty Sông Gianh, cho biết: “Trong nhiều năm qua, đơn vị đã thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với nông dân trong và ngoài tỉnh. Định hướng của Tổng Công ty Sông Gianh là tiếp tục mở rộng, nhân rộng diện tích sản xuất lúa Hương Bình để thu mua, chế biến gạo xuất khẩu. Ngoài ra, các giống khác sẽ chế biến thành sản phẩm cao cấp cung cấp cho thị trường trong nước. Tổng công ty Sông Gianh luôn xác định chiến lược sản xuất, kinh doanh đó là doanh nghiệp không chỉ vì lợi ích của mình mà còn vì lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái”.

Hướng đến cánh đồng không dấu chân

Trong vụ đông xuân 2024, Tổng Công ty Sông Gianh đã liên kết với nông dân Trần Duy Khánh (ở xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cùng Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Quảng Bình thực hiện mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ứng dụng cơ giới hóa gắn với bao tiêu sản phẩm trên diện tích 22ha.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 5.

Công ty Cổ phần Tổng công ty Sông Gianh áp dụng máy bay không người lái để gieo sạ, bón phân trên “cánh đồng không dấu chân” ở huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình).

Với ruộng lúa rộng 22ha, ông Trần Duy Khánh chỉ thuê 3 nông dân trên địa bàn để phụ giúp gieo trồng với công 300.000 đồng/ngày, còn lại mọi việc đều có máy móc làm. Sau khi máy cày làm đất xong, máy bay không người lái của Tổng Công ty Sông Gianh cất cánh trên cánh đồng để bón phân, gieo sạ.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 6.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình cùng chính quyền xã Xuân Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) và người dân địa phương đánh giá cao hiệu quả khi dùng máy bay không người lái để gieo sạ, bón phân trên “cánh đồng không dấu chân”.

“Chỉ riêng ứng dụng máy bay không người lái đã giúp tôi tiết kiệm 20% chi phí, tốc độ làm việc của máy bay thay thế cho 50 nhân công lao động, với diện tích 22 ha máy bay chỉ thực hiện trong 1 ngày đã hoàn tất các công đoạn bón phân và gieo giống. Bên cạnh đó, khi dùng máy bay không người lái sạ lúa với kỹ thuật sạ thưa và đều giúp tiết kiệm lúa giống. Cây lúa sau đó sinh trưởng và phát triển tốt, cuối vụ lúa cho trĩu hạt và công ty tới thu mua ngay tại ruộng”, nông dân Trần Duy Khánh chia sẻ.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 7.

Trên “cánh đồng không dấu chân” dùng máy không người lái lúa vươn mầm xanh đều, đẹp.

Tiếp nối thành công trong việc thực hiện mô hình nông nghiệp không dấu chân ở huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), vụ hè – thu 2024, Tổng Công ty Sông Gianh liên kết với UBND thị xã Ba Đồn, UBND xã Quảng Tiên cùng nông dân ở xã này thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp không dấu chân trên cánh đồng 4,5 ha. Đến cuối vụ, lúa trên cánh đồng này cho năng suất cao, đạt 75 tạ/ha.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 8.

Ông Hoàng Văn Thắng – Bí thư Chi bộ thôn Tiên Sơn, xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) vui mừng khi lúa ở “cánh đồng không dấu chân” cho năng suất cao.

“Vụ hè thu 2024, tôi liên kết với Tổng Công ty Sông Gianh ứng dụng cơ giới hóa để làm 3 sào 10 bằng giống lúa Hương Bình. Đến khi gặt, nhìn lúa trĩu hạt tôi mừng lắm, năng suất ước đạt 75 tạ/ha, phía công ty còn tới thu mua tận ruộng với giá khá cao”, nông dân Hoàng Văn Hòa (ở thôn Tiên Sơn, xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) phấn khởi nói.

Ông Hoàng Văn Ngừng – Bí thư Đảng ủy xã Quảng Tiên (TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) cho biết: “Trong 3 năm qua, địa phương đã liên kết sản xuất lúa hữu cơ với Tổng Công ty Sông Gianh. Đặc biệt, sản xuất giống lúa Hương Bình chất lượng cao tại địa bàn 2 thôn: Tiên Phan, Tiên Sơn. So với việc sản xuất lúa thường, năng suất, chất lượng lúa gạo cao hơn và được công ty thu mua với giá cao ngay tại chân ruộng”.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 9.

Giống lúa Hương Bình trên “cánh đồng không dấu chân” ở thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) trĩu hạt, cho năng suất cao.

“Hiện chúng tôi đang liên kết với Tổng công ty Sông Gianh xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp không dấu chân ở thôn Tiên Sơn trên diện tích gần 5ha. Quá trình làm đã giúp nông dân rút ngắn thời gian gieo trồng, an toàn cho bản thân và bớt vất vả hơn khi có máy bay không người lái ôm hết việc. Cuối vụ, năng suất lúa đạt như kỳ vọng và sẽ tiếp tục liên kết với Tổng Công ty Sông Gianh để nhân rộng mô hình này”, Ông Hoàng Văn Ngừng – Bí thư Đảng ủy xã Quảng Tiên (TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), chia sẻ.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 10.

Trên “cánh đồng không dấu chân” ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao.

Ông Cao Ngọc Anh – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh, cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thực hiện chuỗi liên kết sản xuất áp dụng máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp tại thị xã Ba Đồn, đây là một vùng nguyên liệu của Tổng Công ty Sông Gianh trong thực hiện liên kết và chúng tôi hướng đến áp dụng máy bay vào sản xuất để giảm công sức cho người nông dân, hướng đến sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích”.

“Hiện nay, hoạt động liên kết sản xuất nông nghiệp hiện đang là xu thế của Đảng và Nhà nước chỉ đạo triển khai, khuyến khích. Tổng công ty Sông Gianh đã tiên phong đi đầu trong việc đầu tư máy móc hiện đại áp dụng vào sản xuất để giảm sức người cho nông dân. Tiến tới áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Tổng công ty Sông Gianh mong rằng, các cấp chính quyền tiếp tục vào cuộc vận động nông dân nhân rộng mô hình này, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn để mang lại hiệu quả cao”, ông Cao Ngọc Anh thông tin.

Liên kết 4 nhà, cánh đồng không dấu chân: Bí quyết thành công Tổng Công ty sông Gianh- Ảnh 11.

Sau khi thu hoạch, đóng vào bao, Tổng công ty Sông Gianh tới tận ruộng thu mua lúa tươi cho bà con nông dân.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Khánh – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình), cho hay: “Thực hiện Chương trình hành động số 04 của thị ủy Ba Đồn về sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 – 2025, trong thời gian qua, phòng Kinh tế đã tham mưu cho UBND thị xã Ba Đồn triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả theo nghị quyết đề ra.

Cụ thể, phòng Kinh tế đã phối hợp với Tổng công ty Sông Gianh, UBND các xã, phường, trong đó xã Quảng Tiên được chọn làm thí điểm đầu tiên. Từ chỗ 7,6 ha vụ hè – thu năm 2021, lên đến 800 ha năm 2023 và năm 2024 vượt trên 850 ha. Năng suất trong chuỗi liên kết có hiệu quả rõ rệt, luôn đạt 65 – 70 tạ/ha, công ty này cũng tập trung mua lúa tươi ngay tại chân ruộng cho bà con nông dân”.

“Có thể nói rằng, Tổng công ty Sông Gianh đã trở thành doanh nghiệp đầu tàu, gương mẫu trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để cùng với người dân thực hiện các chuỗi liên kết. Đặc biệt, vụ hè – thu 2024, phòng Kinh tế tích cực tham mưu, phối hợp với Tổng Công ty Sông Gianh, UBND xã Quảng Tiên thực hiện mô hình nông nghiệp không dấu chân ở thôn Tiên Sơn với diện tích gần 5ha. Đây là bước đầu đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Mong muốn, thời gian tới, Tổng công ty Sông Gianh sẽ nhân rộng mô hình, tiếp tục mở rộng vùng sản xuất ở các địa phương khác trên địa bàn”, ông Nguyễn Văn Khánh chia sẻ.

Công ty Cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tiền thân là xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng huyện Quảng Trạch được thành lập năm 1988. Từ một đơn vị chuyên sản xuất vật liệu xây dựng huyện Quảng Trạch đến nay Tổng Công ty Sông Gianh đã không ngừng trưởng thành cùng với tiến trình đổi mới của đất nước. Hiện, công ty có 15 đơn vị trực thuộc.

Công ty là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học theo quy trình lên men ủ háo khí của Canada; sản phẩm được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển đơn vị đã thu được nhiều thành công trong các lĩnh vực hoạt động của mình, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón đã tạo được niềm tin đối với bà con nông dân khắp mọi miền đất nước.

Từ chổ sản lượng tiêu thụ 150 tấn/năm khi mới thành lập, đến nay đã có hàng trăm ngàn tấn sản phẩm phân bón các loại; sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước: Lào, CamPuChia…

Với những kết quả đạt được, Tổng công ty Sông Gianh đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá: Sao vàng đất việt; Giải thưởng bông lúa vàng; Cúp vàng khoa học công nghệ; Cúp môi trường xanh, Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Quốc gia…; Trong nhiều năm liền được Thủ tướng chính phủ và các Bộ – Ngành Trung Ương tặng bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất – Nhì – Ba và đặc biệt là danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.





Nguồn: https://danviet.vn/lien-ket-4-nha-canh-dong-khong-dau-chan-bi-quyet-thanh-cong-tong-cong-ty-song-gianh-20240910003325788.htm

Cùng chủ đề

Nông dân mở cửa hàng OCOP trong làng du lịch, khách tha hồ vào tham quan, mua sắm

Tới làng văn hóa, du lịch Cự Nẫm (ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), khách du lịch không chỉ khám phá làng thuần nông với bầu không khí trong lành và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn tham quan cửa...

Nông dân Quảng Bình làm ruốc sả, đưa thuyền nan ra hỗ trợ người dân vùng lũ phía Bắc

Tại TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), chị em phụ nữ phường Phú Hải đã mua hơn 2 tạ thịt heo, 40 cân sả để làm 500 hộp ruốc sả thơm ngon để gửi ra cho người dân các tỉnh phía Bắc đang hứng chịu cảnh...

Vướng quy định chi trả kinh phí bán tín chỉ carbon rừng, Quảng Bình có văn bản kiến nghị Bộ NNPTNT

Liên quan tới việc tỉnh Quảng Bình nhận được hơn 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon (giai đoạn 2023 - 2025) tuy nhiên việc chi trả gặp nhiều khó khăn do các quy định còn chồng chéo và chưa sát thực tế, lãnh...

Lễ hội truyền thống thu hút khách du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Ngày 3/9, tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho hay, số lượt khách du lịch trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 tiếp tục tăng so với năm 2023, cụ thể: Số lượt khách du lịch dự ước đạt 175.000 lượt khách, tăng 9,4% so với dịp...

212 học sinh, sinh viên thuộc 3 tỉnh miền Trung nhận học bổng gần 3,5 tỷ đồng

212 học sinh, sinh viên thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị vừa được trao học bổng Vallet năm 2024 với tổng giá trị gần 3,5 tỷ đồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Nhiều trường đại học không tổ chức, không nhận hoa ngày khai giảng, chuyển hàng tỷ đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, TS Trần Đình Lý, hiệu phó Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho hay: "Theo kế hoạch sáng 17/9 trường sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025. Lễ Khai giảng là một sự kiện quan trọng, có...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Bài đọc nhiều

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB...

Để góp phần giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm bớt khó khăn, với vai trò cầu nối, Vietcombank đã nhanh chóng phối hợp với các Tổ chức/Đơn vị/Quỹ tại Trung ương và địa phương (Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Quỹ hỗ trợ…) để mở tài khoản và đưa thông tin lên ngân hàng số VCB từ ngày 06/9/2024 đến nay, cơn bão số 3 và mưa lũ đã gây thiệt...

Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone): Tất cả khách hàng vùng lũ được tặng 30.000 đồng

Bên cạnh đó, các đơn vị của MobiFone đã bố trí nhân lực tại các trạm vùng trũng sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn thiết bị và tại các điểm có nguy cơ sạt lở, để ứng cứu kịp thời các sự số. Để đảm bảo giữ vững mạng lưới, cán bộ kỹ thuật MobiFone tại các tỉnh vùng lũ đã khẩn trương triển khai máy nổ cứu hộ, để đảm bảo hoạt động cho...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Mới nhất

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Tờ New York Times đưa tin, Ryan Wesley Routh, người mà bị bắt giữ trong vụ âm mưu ám sát ông Trump, từng lên tiếng về việc hối lộ các quan chức, làm giả hộ chiếu và sử dụng máy bay quân sự Mỹ để đưa quân đội Afghanistan đến Ukraine phục vụ trong...

Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Chiều ngày 16/9, ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi....

Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 Hải quân làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân

Tại Hội nghị, Thượng tá Đàm Oanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 đã bàn giao chức trách, nhiệm vụ cho Thượng tá Phạm Lương Hào, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 phụ trách. Trước đó, theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Thượng tá Đàm Oanh được...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử...

Mới nhất