Trang chủSự kiệnẨn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris

Ẩn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris

(Dân trí) – Trong khi sự bất định của ông Trump đã được dự báo trước, giới quan sát quốc tế chưa có nhiều thông tin để đánh giá về chính sách đối ngoại của bà Harris nếu ứng viên Dân chủ đắc cử tổng thống Mỹ.
Ẩn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris - 1
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Elysee ở Paris tháng 11/2021 (Ảnh: AFP).

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong chưa đầy 2 tháng nữa (ngày 5/11), các nhà phân tích trên khắp thế giới đặt ra câu hỏi: Liệu chính sách đối ngoại của chính quyền sắp tới sẽ ra sao?

Với ông Trump, thế giới đã có 4 năm kinh nghiệm. Tuy cựu Tổng thống Mỹ được coi là “bất định”, sự bất ổn này đã được dự đoán từ trước.

Trong khi đó, hiểu biết của thế giới về chính sách của bà Harris vẫn tương đối mờ nhạt. Dù bà từng đảm nhận một số nhiệm vụ đối ngoại của chính quyền Tổng thống Joe Biden, giới quan sát chưa thể xác định cụ thể đâu là những vấn đề mà bà Harris có thể có chính sách khác biệt so với ông Biden, nếu bà là người đắc cử.

Kinh nghiệm đối ngoại 

Trên thực tế, ở cương vị phó tổng thống, bà Harris từng có một số kinh nghiệm đối ngoại. Nếu trở thành chủ Nhà Trắng, kinh nghiệm của bà phong phú hơn nhiều so với một số tổng thống Mỹ trước đây như Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama và Donald Trump.

Với tư cách phó tổng thống Mỹ, bà Harris đã gặp hàng chục lãnh đạo thế giới, đại diện nước Mỹ trong các hội nghị, sự kiện toàn cầu, cũng như được nghe báo cáo tình báo hàng ngày dành cho tổng thống.

Trong bài phát biểu tại đại hội của đảng Dân chủ hồi tháng 8, bà Harris tiết lộ đã từng chia sẻ tin tức tình báo cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về các hoạt động của Nga ngay trước khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt hồi năm 2022.

Phe Dân chủ nhấn mạnh đến vai trò của bà trong thỏa thuận trao đổi tù nhân gần đây giữa Mỹ và Nga. Với hàng loạt chuyến thăm tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong những năm qua, bà Harris góp phần củng cố và phát triển mạng lưới đồng minh của Mỹ tại khu vực. Bà cũng đứng đầu nỗ lực giải quyết tận gốc vấn đề người nhập cư trái phép thông qua các khoản viện trợ cho Mỹ Latinh.

“Bà ấy không phải chuyên gia chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, không nghi ngờ rằng bà đóng vai trò tích cực trong nhiều vấn đề đối ngoại”, ông Ian Bremmer, Chủ tịch hãng tư vấn chính trị Eurasia Group, nói với Slate.

Các cố vấn của bà Harris và các quan chức nước ngoài từng tương tác với bà đều cho biết bà Harris luôn tìm cách học hỏi về đối ngoại từ thực tiễn, theo CNN. Một cựu cố vấn cấp cao cho biết bà thường mang những tài liệu dày về nhà và đặt ra hàng loạt câu hỏi cho các trợ lý.

Dù vậy, giới quan sát vẫn chưa thể xác định đâu là những điểm khác biệt giữa chính sách của bà Harris và của ông Biden. Trong suốt bốn năm qua, ở vị trí “phó tướng”, nhiệm vụ của bà Harris là ủng hộ chính sách của ông chủ Nhà Trắng thay vì tự mình đưa ra quan điểm. Nếu có, các ý kiến này thường chỉ được lan truyền trong các kênh nội bộ.

Trong các vấn đề mà quan điểm của bà Harris và ông Biden có sự khác biệt, cuộc chiến tại Gaza có lẽ là điều được công chú ý nhiều nhất. Nhóm cử tri cấp tiến kỳ vọng bà Harris sẽ giảm ủng hộ Israel và quan tâm hơn tới những nỗi khổ mà người dân Palestine phải gánh chịu.

Tuy nhiên, theo bà Halie Soifer, người từng là cố vấn an ninh quốc gia khi bà Harris còn là thượng nghị sĩ, nhận định với Vox rằng trên thực tế khác biệt giữa bà Harris và ông Biden về vấn đề Gaza là tương đối nhỏ.

“Tôi nghĩ chính sách sẽ không thay đổi”, bà nói. “Chúng ta chỉ nhận thấy một vài khác biệt trong cách họ nói về cuộc xung đột. Phó Tổng thống Harris một mặt tái khẳng định cam kết với Israel và an ninh của nước này, mặt khác thể hiện sự đồng cảm lớn hơn với người dân Palestine vô tội”.

Chính sách phụ thuộc tình hình

Slate từng công bố tiết lộ từ các nguồn tin thân cận với bà Harris cho biết Phó Tổng thống Mỹ không đồng tình với lăng kính đối ngoại mang nặng màu sắc ý thức hệ của ông Biden. Theo bà Harris, lăng kính này khá đơn giản và thậm chí có thể dẫn đến chính sách sai lầm do nước Mỹ đôi khi sẽ buộc phải chọn đồng minh.

Trên thực tế, quan điểm đối ngoại của bà Harris cũng có sự thay đổi trong những năm trở lại đây. Hồi năm 2020, bà từng tuyên bố ủng hộ kế hoạch “cắt giảm ngân sách quốc phòng và dành khoản tiền đó cho những người cần thiết”. Giờ đây, bà lại cam kết “đảm bảo nước Mỹ có lực lượng chiến đấu mạnh nhất, đáng gờm nhất thế giới”.

Dù vậy, những tuyên bố vận động tranh cử không thể hiện hoàn toàn chính sách của một ứng viên sau khi đã trở thành chủ nhân Nhà Trắng.

Một số nhà phân tích chỉ ra khi vận động tranh cử năm 2020, Tổng thống Biden từng hứa sẽ trừng phạt Thái tử Ả rập Xê út Mohamed bin Salman. Dù vậy, sau khi đắc cử, ông Biden coi hợp tác với Riyadh là một trong những nhân tố trung tâm trong chính sách với khu vực Trung Đông.

Cựu Tổng thống Barack Obama vốn phản đối các hoạt động quân sự của Mỹ tại Trung Đông. Dù vậy, ông được nhớ tới như nhà lãnh đạo đã tăng cường sử dụng máy bay không người lái – công cụ gây tranh cãi hàng đầu của quân đội Mỹ – cũng như các chiến dịch lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden.

Công bằng mà nói, đôi khi các tổng thống Mỹ không thể lường trước hết những sự kiện bất ngờ sẽ xảy đến. Cựu Tổng thống George W. Bush từng cam kết thực thi chính sách đối ngoại “khiêm tốn”, giảm can thiệp quân sự bên ngoài. Nhưng vụ khủng bố 11/9 đã thay đổi tất cả. Do đó, chính sách đối ngoại của bà Harris sẽ chỉ có thể hình thành sau khi bà đã trở thành chủ nhân Nhà Trắng – trong trường hợp bà có thể đánh bại ông Trump.

“Đối với mọi chính quyền, các ưu tiên đối ngoại chủ yếu được định hình bởi các sự kiện”, bà Soifer nhận định.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/an-so-chinh-sach-doi-ngoai-cua-ba-kamala-harris-20240916081742298.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo chí thế giới dự đoán kết quả trận tuyển Việt Nam đụng độ Myanmar

(Dân trí) - Nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa ra dự đoán khác nhau về kết quả trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (21/12). Vào lúc 20h hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quyết định với Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt cuối bảng B AFF Cup 2024. Trước thềm trận đấu này, đội tuyển Việt...

Phó Thủ tướng yêu cầu loại bỏ người lười biếng, thu hút người tài

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định bộ máy dù có khoa học, tinh gọn, hợp lý bao nhiêu thì hiệu lực, hiệu quả của bộ máy đó vẫn phải do con người quyết định. Phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Nội vụ, sáng 21/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đánh giá Bộ Nội vụ đã và đang...

Hàng vạn người dân thích thú khám phá, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Sáng 21/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đang được tổ chức tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) đã đón hàng chục nghìn người dân tới tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm. Sáng 21/12, hàng vạn người dân sống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang,... đã đổ về khu vực sân bay Gia Lâm (quận Long...

Hà Nội nói gì về bảng giá đất mới, có nơi hơn 695 triệu đồng/m2?

(Dân trí) - Trong 2 năm thực hiện khảo sát giá đất, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội ghi nhận giá đất giao dịch thực tế cao hơn 250% so với bảng giá cũ. UBND TP Hà Nội vừa ban hành bảng giá đất mới có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất ở điều chỉnh cao gấp 2-6 lần. Trong đó, giá đất ở tại nhiều tuyến phố...

Diện mạo tuyến metro đầu tiên của TPHCM trước ngày vận hành

(Dân trí) - Sau 12 năm thi công, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức được đưa vào khai thác vào ngày mai (22/12). Đây sẽ là một làn gió mới cho diện mạo giao thông, đô thị TPHCM. Sau 12 năm thi công, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thiện và chỉ còn vài ngày nữa, dự án giao thông công cộng kéo dài hơn một thập kỷ của...

Bài đọc nhiều

Bài học từ “cuộc cách mạng” sắp xếp bộ máy chưa từng có tiền lệ

(Dân trí) - Dù không phải lần đầu tiên sắp xếp bộ máy, song với quy mô và quyết tâm "cách mạng" lần này, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tin vào sự đồng thuận và hiệu quả của chủ trương tinh gọn. Cùng với việc chỉ ra những bất cập trong bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu yêu cầu hoàn thành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy...

Đường sắt tốc độ cao và khát vọng vươn xa trong kỷ nguyên mới

Sau gần 2 thập kỷ "thai nghén", mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương đầu tư; đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc...

Lễ trao giải thưởng ảnh và video “Việt Nam hạnh phúc – Happy VietNam 2024”

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv4-4.html

Đài Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên ‘Khúc quân hành vang mãi non sông’

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” vào ngày 22/12 tại sân Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, điểm nhấn đặc biệt trong chương trình là tác phẩm “Hồi tưởng”...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Sáng nay 20-12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung...

Cùng chuyên mục

Những vòng xoay quyến rũ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Những vòng xoay ở TP. HCM có từ lâu đời, nó giúp việc giao thông nơi đây được trật tự và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nó còn mang hình tượng văn hóa lịch sử gắn liền với người dân Thành phố nghĩa tình. Ban đầu hình thành thì các vòng xoay rất nhỏ và đơn giản, nhưng sau khi trải qua biết bao thăng trầm thời cuộc cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội,...

Vững vàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 20.12, Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự lễ kỷ niệm. Trong dịp này,...

Phó Thủ tướng yêu cầu loại bỏ người lười biếng, thu hút người tài

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định bộ máy dù có khoa học, tinh gọn, hợp lý bao nhiêu thì hiệu lực, hiệu quả của bộ máy đó vẫn phải do con người quyết định. Phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Nội vụ, sáng 21/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đánh giá Bộ Nội vụ đã và đang...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy chính trị....

Xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh

Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22.12.1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Chưa đầy một tuổi, quân đội ta đã làm nòng cốt cùng toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa...

Mới nhất

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách, ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ

(CLO) Sáng 21/12, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng đóng cửa Chính phủ, tránh gây bất ổn trước kỳ nghỉ lễ...

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực. Tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn, đang quyết liệt được triển khai nhằm hướng tới việc nâng cao...

Giá cà phê có thể tăng trở lại

Dự báo giá cà phê ngày mai 22/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 22/12/2024. Giá cà phê thế giới tăng, giảm trái chiều Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London cập...

Mới nhất