Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnDi sản từ những kho sách độc đáo

Di sản từ những kho sách độc đáo


Loạt phóng sự Đi về miền Dao (riêng địa phận Lào Cai) khám phá những nét bản sắc độc đáo được người Dao lưu giữ truyền đời, từ hoạt động tín ngưỡng, nghệ thuật tranh thờ, thế giới thầy cúng cho đến những nghi lễ chuyên biệt mà nay đã thành di sản văn hóa đặc sắc, đáng tự hào, gìn giữ và phát huy theo thời gian.

Thầy cúng Chảo Tờ Quẩy ở thôn Séo Tòng Sành, xã Tòng Sành, H.Bát Xát, Lào Cai, chầm chậm mở cái tủ lạnh (không cắm điện), đầy ắp trong đó là sách cổ của người Dao – Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia – được ông lưu giữ truyền đời, đoạn bảo: “Còn nhiều lắm, mình cho mượn, chưa lấy về”.

Đi về miền Dao: Di sản từ những kho sách độc đáo- Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu Khưu Dĩnh (phải) được thầy cúng Chảo Tờ Quẩy giải đáp những thắc mắc trong lễ cấp sắc 12 đèn

Chúng tôi hữu duyên được đồng hành cùng 3 nhà nghiên cứu chuyên biệt về người Dao đến từ ĐH Sư phạm Hồ Nam (Trung Quốc), trong đó có GS-TS Triệu Thư Phong, nhà “Dao học” hàng đầu của Trung Quốc, tìm hiểu về vũ đạo và âm nhạc của người Dao ở Lào Cai.

GS Thư Phong chia sẻ nguyên cớ: “Tôi có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu về người Dao ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng đã từng gặp và giao lưu với các thầy cúng người Dao Lào Cai tại hội thảo quốc tế về ca khúc và nghi lễ của người Dao diễn ra ở Nhật Bản, nhưng đây là lần đầu tiên tôi cùng hai nhà nghiên cứu một về âm nhạc, một về vũ đạo đến Việt Nam, bởi người Dao nơi đây đang sở hữu nhiều pho tư liệu quý (tranh cổ, sách cổ), những lời hát đối, những vũ đạo chưa từng gặp qua trong quá trình nghiên cứu ở các cộng đồng Dao khác trên thế giới”.

Người Dao và tính khiêm nhường

Bữa cơm đón khách phương xa được cô Chảo Sì Mẩy (Triệu Nhị Muội), vợ thầy cúng Chảo Tờ Quẩy (Triệu Đức Quý), chuẩn bị ngay trong lán của gia đình ở thôn Séo Tòng Sành. Trong kiến trúc nhà ở của người Dao, ngoài nhà chính – nơi trú ngụ cả gia đình, người Dao thường làm thêm công trình phụ cận kề, gọi là lán, dùng làm kho lương thực, lưu trữ đồ dùng, cũng là nơi tiếp khách xã giao. Gọi là lán chứ xây dựng khang trang, chắc chắn ngay mặt tiền con lộ nối từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai lên Sa Pa.

Nếu từng tiếp cận cộng đồng người Dao, hẳn sẽ nhớ cảm xúc về lần gặp ban đầu, ấy là sự e dè, rụt rè, luôn có khoảng cách. Chị Dương Thanh, nhà nghiên cứu độc lập về người Dao Việt Nam, thành viên Hiệp hội Nghiên cứu dân tộc Dao thế giới, thuộc Trường ĐH Kanagawa, Nhật Bản, với hơn 20 năm kinh nghiệm, đưa ra lý giải: “Tính người Dao là vậy, sơ giao ban đầu rất giữ kẽ, chừng mực, và thường giấu mình đi, đặc biệt là khiêm tốn. Tôi có nhiều dịp làm việc và tiếp xúc với các thầy cúng cao tay được cộng đồng người Dao tôn vinh, tín nhiệm, không chỉ trong nước, mà ở Trung Quốc khi có việc cũng thỉnh họ sang hành lễ, nhưng hỏi đến thì họ không bao giờ nhận mình giỏi, không tự cho mình ở những vị trí hay thứ bậc gì cả, luôn đề cao người khác và khi nói về mình chỉ nhẹ nhàng bảo mọi việc làm được do sách dạy, chỉ dựa theo sách mà ra”.

Đi về miền Dao: Di sản từ những kho sách độc đáo- Ảnh 2.

Kho sách của thầy cúng Chảo Tờ Quẩy trong tủ lạnh

Đi về miền Dao: Di sản từ những kho sách độc đáo- Ảnh 3.

Các nhà nghiên cứu Dao đến từ Trung Quốc say sưa trước tư liệu quý của người Dao ở Lào Cai

Đi về miền Dao: Di sản từ những kho sách độc đáo- Ảnh 4.

Nhóm nghiên cứu người Dao đến từ Trung Quốc đi thực địa ở H.Bát Xát, Lào Cai

Kho sách cổ

Nhắc đến sách, thầy Quẩy bỏ bữa cơm dang dở, đưa cả nhóm đến tủ lạnh để góc nhà, mở ra trong đó toàn sách là sách. Thoạt nhìn cái “kho” độc đáo ấy, mọi người phì cười, nhưng rồi hiểu ra ở xứ sương mù thoắt ẩn hiện cả ngày đêm, len lỏi tận trong nhà, tủ lạnh không cắm điện là không gian tối ưu để thầy cúng người Dao cất giữ “bí kíp” truyền đời qua thế hệ, từ sách dạy cúng, sách xem ngày giờ, sách dạy làm người, làm đám ma chay, sách hát đối, hát giao duyên, sách lập tịnh…

Trong đời sống của người Dao, thầy cúng là nhân vật quan trọng; còn với thầy cúng, kho sách là thứ quan trọng đặc biệt bởi còn sách là còn văn hóa, còn bản sắc, còn nguyên vẹn lời dạy tổ tiên. Thầy cúng quản kho sách, vừa để tiếp tục rèn luyện việc đọc – học, thông hiểu thêm điều tổ tiên truyền dạy. Và thầy cúng cũng dùng kho sách ấy để truyền dạy lại cho con cháu người Dao, nhỏ lớn lên biết được cái chữ, khi trưởng thành biết cách hành sự theo lời cổ nhân, cao hơn nữa là vận dụng cái sách đã nói áp vào cuộc sống, từ nghi lễ tang ma, cưới hỏi, hát đối, vũ đạo, âm nhạc, dựng nhà, cày ruộng, lên đèn, cúng tạ ơn…, tất cả đều được ghi chép đầy đủ trong sách.

Nhóm nghiên cứu ngoài GS Thư Phong, còn có Lý Chính Hàng – chuyên gia nghiên cứu âm nhạc người Dao, và Khưu Dĩnh – chuyên gia nghiên cứu vũ đạo người Dao. Cả ba hỏi đến đâu, thầy Quẩy trả lời, đoạn lấy đúng cuốn sách, mở đúng trang, đọc hoặc hát cho cả đoàn lưu tư liệu bằng ghi âm, hình ảnh. Cách làm việc của cả nhóm say đến quên ăn, cặm cụi ghi chép, sao chụp tài liệu trong ồ à, vui sướng. Trò chuyện thêm, biết được cả ba vị nghiên cứu này ở Trung Quốc thuộc số rất ít chọn ngành hẹp là nghiên cứu về âm nhạc và vũ đạo người Dao. Nữ chuyên gia Khưu Dĩnh chia sẻ: “Quá nhiều thông tin mới với chúng tôi khi xem các pho sách của thầy Quẩy, nguồn tài liệu này rất giá trị, giúp chúng tôi có thể so sánh, hệ thống hóa các tài liệu của người Dao cho hoàn thiện hơn”.

Đi về miền Dao: Di sản từ những kho sách độc đáo- Ảnh 5.

Chữ Nôm Dao ở Lào Cai là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2015

Nhà nghiên cứu Dương Thanh, cũng là cư dân Sa Pa, cho biết thêm: “Người Dao họ quý sách lắm, làm việc gì trong đời cũng dựa theo sách. Nhánh Dao ở Sa Pa cũng là nhánh lớn, ví dụ họ Chảo của người Dao toàn cầu thì anh cả ở Sa Pa, họ Lý thì anh thứ hai ở Sa Pa. Do vậy mọi tập tục, nghi lễ, cúng tế… người Dao ở đây còn giữ được gần như nguyên bản”.

Bữa cơm thân tình của người Dao miền sơn cước của buổi đầu hạnh ngộ, như một khởi đầu đầy may mắn với chúng tôi, bởi từ đó mở ra cả thế giới rất riêng trong đời sống văn hóa, tâm linh, bản sắc của người Dao để chúng tôi được gần gũi, khám phá. (còn tiếp)




Nguồn: https://thanhnien.vn/di-ve-mien-dao-di-san-tu-nhung-kho-sach-doc-dao-185240311173248104.htm

Cùng chủ đề

Mùa đông nơi thành thị với lớp phủ ‘ướt át’ qua những mảng màu xám, đen…

Bảng màu của BST lần này vẫn gồm màu vàng biểu tượng của thương hiệu, kết hợp cùng...

Bỏ tiền tỷ may lễ phục – khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp

Kể từ năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được...

Lần đầu du lịch Mexico, du khách chớ bỏ qua các điểm sau

Thác nước HorsetailThác nước Horsetail (Cola de Caballo) là một kiệt tác tự nhiên hùng vĩ tại Mexico,...

Hà Nội tập trung nguồn lực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, nhân dân; nhằm huy động nguồn lực cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố yêu cầu ngành văn hóa phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương, cộng đồng thực hành di sản trong việc triển khai các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Chung tay giữ gìn, phát triển di sản văn hóa miền núi xứ Thanh

Ghi nhận những đón góp của những “đầu tàu”, tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021 – 2023 (được tổ chức ngày 27/10), Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 109 cá nhân là Người có uy tín, trưởng dòng họ tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc góp phần củng cố, phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội tập trung nguồn lực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, nhân dân; nhằm huy động nguồn lực cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố yêu cầu ngành văn hóa phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương, cộng đồng thực hành di sản trong việc triển khai các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Lần đầu du lịch Mexico, du khách chớ bỏ qua các điểm sau

Thác nước HorsetailThác nước Horsetail (Cola de Caballo) là một kiệt tác tự nhiên hùng vĩ tại Mexico,...

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Đi tìm đô thị-cảng thị cổ trong lòng đất

Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về kết quả đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo, do PGS, TS Bùi Minh Trí thực hiện cho thấy những phát hiện hết sức giá trị và đầy ắp thông tin thú vị. Di chỉ khảo cổ học quy mô lớn với thời gian khai quật dài hơi Là nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, khu di tích khảo...

Hà Nội chuẩn bị ban hành chính sách đãi ngộ nghệ nhân

Sáng 31/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Hiện Hà Nội có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, đứng đầu cả nước về số lượng. Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội gồm nhiều loại hình phong phú, đặc sắc: lễ hội truyền thống, diễn xướng dân...

Cùng chuyên mục

Xác định chính xác tên gọi di tích tại Phủ Dày

Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dày có hơn 20 đền, phủ, lăng... chủ yếu nằm trong phạm vi xã Kim Thái và là trung tâm Ðạo Mẫu lớn và hoàn chỉnh nhất trong cả nước. Trong ba di tích chính của khu di tích Phủ Dày bao gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì Phủ Tiên Hương là khu di tích đẹp, được xây dựng từ thời...

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình. Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau...

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Mùa đông nơi thành thị với lớp phủ ‘ướt át’ qua những mảng màu xám, đen…

Bảng màu của BST lần này vẫn gồm màu vàng biểu tượng của thương hiệu, kết hợp cùng...

Mới nhất

Khe cửa hẹp cho phân khúc biệt thự, nhà phố phía Nam

Chỉ 10% nguồn cung biệt thự, nhà phố có giá dưới 10 tỷ đồngMới đây, Công ty CP DKRA (DKRA Group, tập đoàn dịch vụ bất...

Đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với 9 ngày liên tục

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025.  Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục. Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng Chính...

Lồng đèn truyền thống vẫn được ưa chuộng trong dịp Tết Trung thu

Một tín hiệu đáng mừng là những năm gần đây, các sản phẩm đồ chơi truyền thống làm bằng tre, giấy kính... được nhiều người tìm về sử dụng nhiều hơn. Vì vậy mà dù phải làm việc gấp đôi ngày thường, các nghệ nhân vẫn rất phấn khởi khi nét đẹp văn hoá truyền thống được giới trẻ...

UBCKNN nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu của NCB

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng...

Mới nhất