Trang chủNewsThời sựĐà Nẵng thực hiện 3 tiên phong đột phá để phát triển...

Đà Nẵng thực hiện 3 tiên phong đột phá để phát triển nhanh, toàn diện


Thành phố Đà Nẵng thực hiện 3 tiên phong đột phá để phát triển nhanh, toàn diện.
Thành phố Đà Nẵng thực hiện 3 tiên phong đột phá để phát triển nhanh, toàn diện.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 417/TB-VPCP ngày 13/9/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội và tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.



Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội

Thông báo nêu: Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược quan trọng về cả kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thành phố Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng, với tất cả các phương thức giao thông (đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt) và kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế của khu vực; có tiềm năng phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục. Cùng với truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng; con người Đà Nẵng năng động, sáng tạo, có khát vọng đổi mới, vươn lên, đi trước mở đường, chủ động đề ra các chương trình “Thành phố 5 không, 3 có, 4 an”. Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững; đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 79-KL/TW ngày 13 tháng 5 năm 2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2024 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá. Có thể nói, Đà Nẵng hội tụ nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để tự tin đổi mới, sáng tạo, phát triển toàn diện, bứt phá, nhanh, hài hòa, bền vững trong thời gian tới.

Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã đạt được một số thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế – xã hội; trong đó có việc đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các chủ trương, kết luận, nghị quyết mới và thực hiện nghiêm các kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Công tác khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 được thực hiện khá hiệu quả, năm sau tốt hơn năm trước. Thành phố đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong việc xử lý các vấn đề tồn đọng, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực để phát triển. 

Thành phố Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu về dịch vụ công trực tuyến; thúc đẩy chuyển đổi số; cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, giúp giảm chi phí, thời gian đối với người dân, doanh nghiệp. Thành phố cũng đã phối hợp tốt và triển khai nghiêm túc các kết luận của Thủ tướng Chính phủ, của Tổ công tác theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2022 và của Thành viên Chính phủ theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Việc triển khai một số công trình, dự án trọng điểm như cảng biển Liên Chiểu, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14B (đoạn Túy Loan – Hòa Khương), công tác giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên – Túy Loan đạt kết quả tốt; bảo đảm tiến độ và huy động nguồn lực hiệu quả. Tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; củng cố đoàn kết, thống nhất nội bộ; làm tốt công tác an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Thành phố Đà Nẵng ngày càng khẳng định vai trò là 1 cực, 1 trung tâm tăng trưởng của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế – xã hội của Thành phố có nhiều điểm sáng. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng bình quân 3,54% của 6 tháng đầu năm cả giai đoạn 2020 – 2024; riêng GRDP quý II/2024 đạt mức tăng ấn tượng là 8,35% so với cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 16/63 cả nước. Lạm phát cơ bản được kiểm soát (CPI bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 3,04% so với cùng kỳ năm trước).

Thương mại và công nghiệp tăng trưởng khá (Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2024 đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ, xuất khẩu đạt trên 1,1 tỷ USD); chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) 7 tháng năm 2024 tăng 4,7% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất của 7 tháng kể từ năm 2019 đến nay.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu du lịch lữ hành tăng 57,6%. Dịch vụ và du lịch tiếp tục phát triển mạnh với nhiều hoạt động, lễ hội, sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, sôi động; trong 7 tháng năm 2024, tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 6,6 triệu lượt, tăng 33% so với cùng kỳ (khách quốc tế ước đạt 2,5 triệu lượt, tăng 34,7%).

Giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực (đến hết tháng 7/2024, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 2.400 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 27% kế hoạch Hội đồng nhân dân thành phố giao). Thu ngân sách nhà nước đạt 85,23% dự toán năm 2024 (tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2024). An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, lao động… được chú trọng.

Bên cạnh kết quả đạt được, đến nay thành phố Đà Nẵng vẫn còn tiếp tục đối mặt với những hạn chế, khó khăn, thách thức như: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; không gian phát triển hạn chế; tốc độ tăng trưởng GRDP chưa đạt mục tiêu đề ra; chưa phát triển toàn diện giữa các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp; chưa thật sự giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh nhưng phải bền vững, phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hoá, xã hội và con người.

Hạ tầng chiến lược cần phải tiếp tục quan tâm đầu tư theo hướng kết nối đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế; việc xử lý các vi phạm liên quan đến dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án còn chậm, tồn đọng kéo dài, gây lãng phí nguồn lực; các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính có xu hướng giảm…

Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Từ nay tới thời điểm Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội có hiệu lực chỉ còn 4 tháng, để bảo đảm triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết này, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan và thành phố Đà Nẵng phải khẩn trương, chủ động, nỗ lực quyết tâm trong tổ chức thực hiện. 

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với thành phố Đà Nẵng và các Bộ, cơ quan liên quan: Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo, trình Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành; chuẩn bị tổ chức sớm phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo; thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong quý 4 năm 2024; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Quy chế hoạt động của Khu thương mại tự do Đà Nẵng; hoàn thành trong quý 4 năm 2024; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung chức năng quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng cho Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; hoàn thành trong quý 4 năm 2024.

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân quận và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân phường và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; bầu cử, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân và cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã; lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 năm 2024.

Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thí điểm phân cấp và trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị thành phố Đà Nẵng; hoàn thành trước ngày 15 tháng 10 năm 2024.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ, thông tin, chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây; hoàn thành trong tháng 12/2024.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu xây dựng kế hoạch đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và vận dụng linh hoạt, hiệu quả những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; hoàn thành trong tháng 12/2024.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Đà Nẵng; hoàn thành trong quý 4 năm 2024.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề liên quan đến những ngành mới nổi (chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,…, các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn); hoàn thành trong tháng 12 năm 2024.

Đẩy mạnh phân cấp, cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực

Đối với thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu Thành phố phải tự tin, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường; huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ đã được quy định trong Nghị quyết số 136/2024/QH15.

Rà soát lại toàn bộ cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 và các công việc đã triển khai; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tập trung, khẩn trương nghiên cứu mô hình và quy hoạch xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện cụ thể của Thành phố; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án, hồ sơ thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thẩm định trong quý 4 năm 2024; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Quy chế hoạt động của Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Khẩn trương kiện toàn, bố trí cán bộ ngang tầm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Nghị quyết số 136/2024/QH15; đẩy mạnh phân cấp, cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để phát huy tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù đã được ban hành.

3 tiên phong đột phá, đi trước mở đường

Để phát triển nhanh, toàn diện, hài hòa và bền vững trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng cần thực hiện 03 tiên phong đột phá, đi trước mở đường, bao gồm: (i) Góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng chiến lược; (ii) Đổi mới sáng tạo, vận dụng linh hoạt các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào điều kiện cụ thể của Đà Nẵng, từ đó tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; (iii) Tiên phong đột phá trong phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, phiền hà sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, dám nghĩ dám làm dám đổi mới dám hy sinh vì sự nghiệp chung, nhất là người đứng đầu.

Đồng thời phải nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của Thành phố; xác định rõ hơn sứ mệnh là đầu tầu quan trọng, tiên phong đột phá mở đường, là cực phát triển của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Đà Nẵng phải chú trọng và bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội

Thủ tướng lưu ý Đà Nẵng phải chú trọng và bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hoá, xã hội; không hy sinh công bằng xã hội để chạy theo phát triển kinh tế đơn thuần; tập trung xử lý các vấn đề môi trường. Tăng cường chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số, công dân số; nghiên cứu xây dựng, áp dụng các cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát; thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo, phát triển, thử nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xây dựng thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Cùng với đó, xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ theo phương châm đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, xử lý công việc theo tinh thần không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm…



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/da-nang-thuc-hien-3-tien-phong-dot-pha-de-phat-trien-nhanh-toan-dien.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Bà Harris thất bại vì không quan tâm đến kinh tế và lạm phát

(CLO) "Tất cả những gì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tập trung vào là nền kinh tế", chiến lược gia James Carville của cựu Tổng thống Bill Clinton đã nói như vậy vào năm 1992. ...

Chiến thắng của ông Trump sẽ tác động như thế nào đối với kinh tế toàn cầu?

Khi liên tiếp đón nhận những lời chúc mừng từ các nhà lãnh đạo thế giới, ông Trump đã tuyên bố vào ngày 6/11 rằng ông đã được trao "quyền lực" để lãnh đạo đất nước. Nếu ông chỉ thực hiện một phần nhỏ trong số các cam kết của mình - từ áp thuế quan thương mại cao hơn đến bãi bỏ quy định cho phép khoan dầu nhiều hơn và đưa ra nhiều yêu cầu hơn...

Đẩy mạnh các động lực tăng trưởng để đạt mục tiêu GDP cao hơn

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5-7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn ở mức 7-7,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Hà (Đoàn Tuyên Quang) trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng xung quanh vấn đề này. Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt và vượt 7% UOB...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sửa đổi nội dung, thang điểm đánh giá cải cách hành chính phù hợp thực tiễn

Kinhtedothi-Đã có nhiều văn bản, chính sách điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ liên quan cải cách hành chính theo yêu cầu cải cách, do vậy, cần rà soát để loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung cả nội dung, thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần cho phù hợp quy định mới. Hôm nay, 8/11, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án...

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình...

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các...

Thủy điện vận hành cả chục năm, người dân vẫn chưa có tiền bồi thường

Mòn mỏi chờ đợi Ông Phạm Ngọc Minh (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) có trên 1ha đất bị thu hồi để thi công lòng hồ thủy điện Đăkđrinh. Dự án đã tích nước, vận hành từ tháng 6/2014 mà đến nay, ông Minh vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. “Gia đình khó khăn lắm rồi. Mất đất, không có gì canh tác làm ăn, chẳng có cau cũng chẳng có keo. Tính đến nay đã...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh

Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Trùng Khánh đã gìn giữ, bảo tồn Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà kỷ niệm cách mạng Hồng Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tham dự Hội nghị...

Động thái kỳ lạ của Man Utd với HLV Van Nistelrooy

(Dân trí) - Dù là người hùng giúp Man Utd vực dậy nhưng HLV tạm quyền Van Nistelrooy vẫn đang ở trong trạng thái sốt ruột vì tương lai của mình ở Old Trafford. Sau khi tiếp quản "đống đổ nát" Man Utd từ HLV Ten Hag, HLV tạm quyền Van Nistelrooy đã đóng vai trò quan trọng trong việc...

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế...

Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã...

Mới nhất