Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm...

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão


Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

Trước tác động của mưa bão đối với sức khỏe con người, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật.

Các vùng trồng trọt, chăn nuôi bị ngập lụt dẫn đến rau, củ, quả dập nát, hư hỏng, nhiễm bẩn; động vật gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.





Trước tác động của mưa bão đối với sức khỏe con người, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật.

Trong khi đó, một số đối tượng lợi dụng mùa mưa bão có thể trà trộn, đưa ra thị trường tiêu thụ các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm giả, hết hạn sử dụng…

Còn theo các chuyên gia y tế, ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm mà còn do ăn phải thịt gia súc, gia cầm chết do ngập nước, hoặc bị bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Mặt khác, người dân ở vùng nông thôn, miền núi đôi khi vẫn còn thói quen sử dụng nấm dại hoặc các loại rau, trái cây, côn trùng phát triển sau mưa, bão để làm thực phẩm, dẫn đến nguy cơ ngộ độc do độc tố tự nhiên.

Ngộ độc có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể là 1-2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn. Những trường hợp bị ngộ độc nhẹ có thể khỏe sau vài ngày nhưng ở mức độ nghiêm trọng mà không được xử trí kịp thời có thể phải đối diện với nguy cơ tử vong.

Bác sỹ Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec lưu ý, nếu bị đau bụng sau khi ăn thực phẩm nào đó thì nên thận trọng vì có thể là biểu hiện ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm có thể khiến các sinh vật gây hại tạo ra độc tố làm kích ứng niêm mạc ruột và dạ dày.

Đây là lý do gây viêm đau ở dạ dày và bị đau bụng. Ngoài ra, người bị ngộ độc thực phẩm hay gặp tình trạng nôn và buồn nôn. Thực tế cho thấy, nhiều người bị các cơn nôn kéo dài. Cùng với đó, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu cũng là những biểu hiện ngộ độc thực phẩm điển hình và phổ biến.

Đặc biệt, nếu bị đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/24 giờ thì khả năng cao là ngộ độc. Tần suất tiêu chảy nhiều dễ làm cơ thể mất nước, thiếu khoáng chất trầm trọng, tụt huyết áp… nên cần được gặp bác sĩ để xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Liên quan công tác Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có Công văn số 2273/ATTP-NĐTT  về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão, lụt.

heo đó, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và độc tố tự nhiên trong nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…

Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật chứa độc tố tự nhiên; ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ.

Nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch công tác bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lụt trên địa bàn quản lý.

Cùng với đó, các đơn vị tăng cường thanh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất…

Mặt khác, các đơn vị phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đặc biệt, các đơn vị tăng cường thông tin, tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm để nâng cao trách nhiệm chuyển đổi hành vi mất an toàn thực phẩm.

Trong đó tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.

Đối với các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão, lụt cao cần theo dõi các dự báo, diễn biến tình hình bão, lụt trên địa bàn và chủ động kế hoạch dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, thuốc men, hóa chất sát khuẩn của ngành y tế.

Bên cạnh đó, các đơn vị tuyên truyền để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín, nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải khử trùng, đặc biệt là trong thời gian bão, lụt xảy ra.

Các đơn vị tuyên truyền để người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động thực vật độc như nấm độc, côn trùng lạ, độc, cá nóc, so biển, ốc lạ, cây, quả lạ…; chú ý bảo đảm an toàn trong chế biến và sử dụng thịt cóc. 

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các đơn vị phổ biến các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất…

Đơn vị yêu cầu các cơ sở tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến, kinh doanh.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với cơ sở y tế dự phòng, cơ sở điều trị và đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng.

Đặc biệt phối hợp với cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, không để các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt… bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng đến tay người dân.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong khuyến cáo, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng thực phẩm bị ngâm trong nước, bị ôi thiu, mốc hỏng; tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Các gia đình cũng cần chú ý thực hiện “Ăn chín, uống sôi”. Tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống; rửa tay sạch trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng, chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập.

Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ chế biến thức ăn. Khi có một trong các biểu hiện ngộ độc thực phẩm cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.





Nguồn: https://baodautu.vn/bo-y-te-khuyen-cao-bien-phap-phong-ngo-doc-thuc-pham-sau-mua-bao-d224583.html

Cùng chủ đề

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dânTrung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến...

Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Tuy nhiên, số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người...

Thông tin mới về vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Trường THPT Lê Quý Đôn

(NLĐO)- UBND quận 3, TP HCM kết luận chưa đủ cơ sở khoa học để xác định sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn là một vụ ngộ độc thực phẩm ...

Hiệu quả của mô hình tuyến phố an toàn thực phẩm Mã Mây

10 tiêu chí cụ thể, thiết thực Năm 2024, phố Mã Mây (phường Hàng Buồm) được chọn để xây dựng tuyến phố dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đảm bảo ATTP có kiểm soát văn minh thương mại, nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, tăng thu hút khách du lịch tới tham quan và ăn uống trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Thực hiện Kế hoạch số 41/KH-UBND của UBND quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Buồm đã...

Vụ 91 người nhập viện sau liên hoan 20-10: Phát hiện vi khuẩn E.coli

Kết quả xét nghiệm cho thấy 100% mẫu bệnh phẩm trong vụ ngộ độc thực phẩm khiến 91 người nhập viện ở Bắc Giang đều dương tính với vi khuẩn Escherichia coli (E.coli). Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 25-10, một lãnh đạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.HCM

Hội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Sắp diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.HCMHội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia...

Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50

Các hội nhóm trên mạng xã hội đang xôn xao về danh sách các chung cư có tỷ lệ tin rao bán ảo cao nhất. Nhiều dự án nổi tiếng như khu Ngoại giao đoàn, Mỹ Đình Pearl… đã bị nhắc đến trong thống kê này. Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70%Các hội nhóm trên mạng xã hội đang xôn xao về danh sách các chung cư có...

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàng

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. Tin mới y tế ngày 8/11: Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàngBộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. ...

Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì tự ý dùng thuốc đông y tăng cân

Bé trai suy tuyến thượng thận do cha mẹ tự ý sử dụng thuốc được giới thiệu là "thuốc Đông y gia truyền hỗ trợ tăng cân". Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì tự ý dùng "thuốc đông y tăng cân"Bé trai suy tuyến thượng thận do cha mẹ tự ý sử dụng thuốc được giới thiệu là "thuốc Đông y gia truyền hỗ trợ tăng cân". ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

4 mẹo chọn thực phẩm ăn sáng ngăn đường huyết tăng

Chọn thực phẩm giàu chất xơChất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, dẫn đến phản ứng đường huyết diễn ra chậm hơn. Chúng ta không nhất thiết phải ăn ít carbohydrate vào bữa sáng, hãy chọn những loại carbohydrate có nhiều chất xơ như quả mọng, bánh mì nướng nguyên cám, quả bơ và đậu...Thêm proteinCác nguồn protein như trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc thịt nạc làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm lượng...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Cùng chuyên mục

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Nhập viện do thói quen dùng thuốc nhiều người hay gặp phải

GĐXH – Sau khi tự mua thuốc trên mạng về bôi trị ngứa, bệnh nhân phải nhập viện vì ngứa nhiều, dát và mảng đỏ khắp người. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị nhiễm nấm da toàn thân. ...

Giúp kiểm soát đường huyết, khỏe da, mượt tóc

Trong loại hạt này có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng. ...

Ăn rau húng quế thường xuyên có tác dụng gì?

Tổng quan và thành phần hoá học của húng quếBáo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Trần Ngọc Quế, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Toàn cầu cho biết, húng quế còn có tên khác là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, Tên khoa học của chúng là Ocimum basilicum L, thuộc họ Hoa môi (Labiatae).Húng quế là cây thân thảo mọc quanh năm, mọc hoang dại hoặc được trồng, thân hình...

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang tập thể dục quá sức

Dần dần thiếu động lực tập thể dục Vì hệ thần kinh trung ương mệt mỏi, bạn sẽ dần mất đi động lực tập thể dục, thậm chí có thể muốn từ bỏ hoàn toàn việc tập thể dục. Trên thực tế, đây là cơ thể đang mách bảo: bạn đã tập luyện quá sức và cần nghỉ ngơi. Đau nhức bất thường sau khi tập thể dục vất vả Đau nhức sau khi tập thể dục là bình thường, nhưng...

Mới nhất

Chồng thường xuyên chuyển tiền cho “người đặc biệt”, biết danh tính mà tôi tức điên người

Lần này, tôi quyết không dung thứ cho hành động "qua mặt" của chồng nữa. ...

Cảnh báo hành vi mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm để lừa đảo

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gần đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất. Vàng không còn động lực tăng giá Sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc...

Phân cấp, phân quyền trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề lĩnh vực khám, chữa bệnh

Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 11 và sáng 12/11, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế đối với Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, trong đó có nội dung việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám,...

Ông Trump phủ nhận mời cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo tham gia chính phủ mới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã phủ nhận thông tin của giới truyền thông về ý định mời cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo tham gia chính phủ mới. Trước đó, đài CBS News đưa tin chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể bao gồm những người từng làm việc với ông trong...

Mới nhất