Một nghiên cứu kéo dài 14 năm được các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm trọng điểm về bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Fuwai & Trung tâm quốc gia về bệnh tim mạch tại Bắc Kinh, Trung Quốc) công bố tại Đại hội Tim mạch ở London đã khẳng định – những người ngủ nhiều vào cuối tuần có khả năng mắc bệnh tim thấp hơn 19% so với nhóm ngủ ít giờ hơn nhưng cùng thời điểm.
Trong đó, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ gần 91.000 người. Dựa trên các báo cáo về số giờ ngủ cho thấy, khoảng 1/5 số người được coi là thiếu ngủ khi ngủ ít hơn bảy giờ mỗi đêm. Những người này được theo dõi khoảng gian ngủ bổ sung hoặc ngủ bù vào cuối tuần.
Kết quả nghiên cứu khuyến khích nhiều người thiếu ngủ trong tuần nên bù đắp bằng cách ngủ thêm giờ vào cuối tuần.
Ngủ nướng cuối tuần có thực sự khả thi?
Tiến sĩ Muhammad Adeel Rishi, Phó giáo sư y khoa tại khoa phổi và y học giấc ngủ tại Trường Y khoa Đại học Indiana – giải thích, nhịp tim và huyết áp của một người giảm xuống khi ngủ vì hơi thở của họ trở nên ổn định và đều đặn.
Ngủ càng ít, hormone căng thẳng cortisol hoạt động càng nhiều. Cortisol dư thừa có thể dẫn đến viêm, giải phóng nhiều hóa chất hơn, kích hoạt kết tập tiểu cầu và đông máu, có thể dẫn đến hình thành cục máu đông trong mạch máu tim.
Tuy nhiên, nghiên cứu về việc ngủ bù vào cuối tuần có thể giảm khả năng bắc bệnh tim còn một số hạn chế. Bởi, ngủ lâu hơn vào cuối tuần có thể làm giảm mệt mỏi và buồn ngủ, nhưng nó cũng có thể không làm giảm nguy cơ béo phì ở những người thiếu ngủ.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Biquan Luo, chuyên gia về giấc ngủ người Mỹ chỉ ra rằng, việc liên tục thiếu ngủ có thể gây ra mệt mỏi mạn tính và tăng nguy cơ béo phì cũng như các bệnh tim mạch, trong khi ngủ bù không đảo ngược được hoàn toàn tác động của tình trạng này.
Ngoài ra, giấc ngủ tốt đòi hỏi phải nhất quán với thời gian thức dậy và ngủ. Nếu bạn đột nhiên phá vỡ thói quen đó vào cuối tuần, nó sẽ gây rối loạn cho cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến khích ngủ đều đặn ngay cả khi bạn đang đi nghỉ. Do đó, hãy tránh tình trạng thiếu ngủ ngay từ đầu và cố gắng tự xây dựng ranh giới về thời điểm đi ngủ để có được ít nhất sáu đến bảy giờ ngủ.
Nguồn: https://laodong.vn/suc-khoe/ngu-nuong-cuoi-tuan-giup-giam-nguy-co-mac-benh-tim-1392984.ldo