Trang chủNewsVideo(Trực tiếp) Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành...

(Trực tiếp) Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội

Ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn (Tổng cục Khí tượng thủy văn), cho hay việc ngập úng nội thành Hà Nội bị nhiều người hiểu sai là ngập lụt do sông Hồng. Nhưng trên thực tế, thời điểm này lũ trên sông Hồng không thể gây ngập trong nội thành.

15:32 ngày 11/09/2024

Nguy cơ ngập úng kéo dài

Theo ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Đài KTTV khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ (Tổng cục KTTV), trong khu vực nội thành Hà Nội (ven sông) như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên đang diễn ra tình trạng ngập úng, khả năng trong 6 tiếng tới, khi mực nước sông Hồng vẫn tăng lên thì nguy cơ này vẫn còn hiện hữu. 

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Vườn chuối đổ rạp trong nước lũ

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Ngoài ra, một loạt các huyện ngoại thành: Ứng Hoà, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Đông Anh và quận Hà Đông vẫn chịu ảnh hưởng của các sông nhỏ, sông nội tỉnh nước đang lên và sẽ tiếp tục gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ.

“Hiện nguy cơ lớn nhất mà chúng tôi nhìn thấy là nguy cơ có thể xảy ra ngập úng kéo dài, xảy ra ở các huyện, ví dụ như Chương Mỹ. Nguyên nhân là do hiện nước ở các sông chính rất cao, việc thoát nước ra ngoài bị ảnh hưởng nên có thể nó xảy ra tình trạng kéo dài ngập úng. Chúng tôi đang tiến hành cung cấp các bản tin cảnh báo ngập ở TP.Hà Nội, chúng tôi cũng sẽ theo dõi chặt chẽ để thường xuyên đưa ra các cảnh báo lũ”, ông Hoà cho hay.

14:03 ngày 11/09/2024

Lũ sông Hồng không thể gây ngập nội thành Hà Nội

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 12 giờ trưa 11.9, mực nước sông Hồng tại Hà Nội là 11,14 m, chỉ còn dưới mức báo động 3 là 36 cm.

Tuy nhiên, thông tin với báo chí, ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn (Tổng cục Khí tượng thủy văn), cho hay việc ngập úng nội thành Hà Nội bị nhiều người hiểu sai là ngập lụt do sông Hồng.

Nhưng trên thực tế, thời điểm này lũ trên sông Hồng không thể gây ngập trong nội thành. Trường hợp lũ trên sông Hồng tại Hà Nội 11 m trên báo động 2 là 0,5 m thì ngập chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê thuộc quận Hoàn Kiếm như các phường Phúc Tân, Phúc Xá, đường Bạch Đằng chứ không thể nào ngập vào nội thành.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Lực lượng chức năng tại Q.Ba Đình hỗ trợ người dân vùng ngập

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Bên cạnh đó, có nhiều thông tin tích cực như từ 15 giờ chiều nay sẽ đóng thêm 1 cửa xả đáy của thủy điện Tuyên Quang, giúp giảm lượng nước về hạ du và nước rút nhanh hơn tại các khu vực đang ngập úng. Ngoài ra, hồ Hòa Bình đã đóng cửa xả cuối cùng.

Trong đêm qua và sáng 11.9 lượng mưa tại miền Bắc đã giảm so với hai ngày trước. Rạng sáng đến trưa nay, mưa chủ yếu tập trung ở đồng bằng và Đông Bắc bộ tới Bắc Trung bộ.

Dự báo từ nay đến hết ngày 12.9 mưa vẫn còn và tập trung ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ và có thể giảm sau đó. Lũ trên sông Hồng, sông Thái Bình từ đêm qua đến trưa 11.9 có xu thế tăng.

Song dự báo trong những giờ tới mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội có xu thế tăng chậm. Các sông liên quan hạ du sông Hồng, lũ lên mức báo động 3, ảnh hưởng ngập vùng ven sông, trũng thấp.

12:56 ngày 11/09/2024

Lũ sông Hồng lên càng lúc càng nhanh

Ở ven sông Hồng, thuộc P.Phúc Tân (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) nước lên càng lúc càng nhanh. Đường Nguyễn Tư Giản ngập sâu trong nước, tới nửa người lớn.  

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Nước lên tới nửa người lớn

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Ông Mai Văn Trường (sinh năm 1967, trú tại số 3 đường Nguyễn Tư Giản) bàng hoàng khi thấy nước mỗi lúc lại lên nhanh. Ông Trường nói, bao năm sống ở đây, đây là lần ông thấy nước sông Hồng lên nhanh và cao như thế.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Lội nước mua bánh mì, nước uống mang vào vùng ngập

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

“Mọi lần nước chỉ mấp mé bên ngoài thôi”, ông Trường nói và cho biết gia đình vẫn đang tiếp tục di dời tài sản đến nơi an toàn.

11:58 ngày 11/09/2024

“Không nghĩ nước có thể ngập tới”

Ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Thọ An (H.Đan Phượng, Hà Nội), cho biết nước sông Hồng dâng nhanh từ ngày 10.9 và đang khiến thôn 12 (thôn Am Nhập) trên địa bàn ngập nặng. 

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Thôn Am Nhập ngập nặng trong khi lũ chưa có dấu hiệu rút

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Thôn Am Nhập có 250 hộ và 1.125 nhân khẩu, để đảm bảo an toàn cho tài sản và người dân, chính quyền xã đã huy động lực lượng hỗ trợ bà con di dời tránh lũ.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Di dời vật nuôi đến nơi an toàn

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Chị Trần Thị Hoa (36 tuổi, trú thôn Am Nhập) cho biết, từ trưa 10.9 nước bắt đầu dâng cao, lúc đó người dân nghĩ nước không ngập đến thôn vì hơn chục năm nay thôn vẫn an toàn. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, nước dâng cao, người dân bắt đầu sơ tán tài sản, và đến sáng 11.9 đã di dân theo chỉ đạo của chính quyền.

Tài sản nhà chị Hoa đã được kê kích và một số di chuyển đến nơi an toàn, hiện vợ chồng chị đang lội nước bẻ những bắp ngô phần lớn chưa cứng hạt để vớt vát thêm. Theo chị Hoa, ngoài ngô, gia đình chị còn trồng lúa và cây củ đao, song số hoa màu này đều đã ngập sâu trong nước.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 3.

Vội vàng thu hoạch ngô trước khi nước lũ lên cao

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Đến 11 giờ 30 ngày 11.9, các hộ dân tại thôn Am Nhập vẫn tấp nập sơ tán tài sản, nhiều gia đình huy động xe kéo tự chế để chở lợn, gà… đi gửi để đảm bảo an toàn.

11:16 ngày 11/09/2024

Nước vẫn lên ở “rốn lũ” Chương Mỹ

Ghi nhận tại rốn lũ Chương Mỹ lúc 11 giờ trưa nay cho thấy, sau 2 tiếng, nước đã dâng lên cao thêm khoảng 10 cm.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Lực lượng công an xã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khi nước lũ dâng cao

ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG

Lực lượng chức năng đang tích cực hỗ trợ di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Nước vẫn đang dâng cao tại rốn lũ Chương Mỹ

ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG

Người dân địa phương cho biết, hiện vẫn còn hàng trăm hộ dân ở thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến) bám trụ tại nhà.

10:54 ngày 11/09/2024

H.Đan Phượng: Nhiều công trình ngập sâu trong nước

Hơn chục năm nay người dân H.Đan Phượng (Hà Nội) mới thấy nước dâng cao như vậy. Trường mầm non Trung Châu (xã Trung Châu B) và nhiều công trình ngập sâu trong nước.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

H.Đan Phượng ngập sâu

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Anh Nguyễn Văn Tuấn (35 tuổi, trú xã Trung Châu) cho biết, đê cách sông rất xa, song từ chiều 10.9, nước dâng nhanh và đến nay ngập gần sát đê. Những người ở ngoài đê đã phải sơ tán vào bên trong để đảm bảo an toàn.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Trường mầm non Trung Châu tạm thời đóng cửa

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Trong sáng nay 11.9, lực lượng chức năng H.Đan Phượng tiếp tục di dời người dân và tài sản các khu vực ven sông Hồng. Đã có 66 hộ (261 nhân khẩu) được đưa về nơi an toàn.

10:19 ngày 11/09/2024

Lũ sông Hồng có khả năng đạt đỉnh trưa nay

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Thương, sông Hoàng Long và tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng.

Theo đó, mực nước trên sông Hồng lúc 7 giờ sáng nay 11.9 là 10,86 m, trên báo động 2 là 0,36 m. Dự báo trong 12 giờ tới, lũ sông Hồng có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay, trên mức báo động 2 và dưới mức báo động 3. Trong 12 – 24 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm ở mức báo động 3.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Lũ trên sông Hồng có khả năng đạt đỉnh vào trưa 11.9

ẢNH: TN

Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo, trong 12 – 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng – Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3. 

Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Trong khi đó, Hà Nội vẫn đang mưa trên diện rộng. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 giờ qua, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu từ phía khu vực Bắc Ninh có xu hướng di chuyển và mở rộng về phía Hà Nội.

Cảnh báo khả năng trong khoảng 20 phút đến 3 giờ tới, những ổ mây đối lưu này trước tiên gây mưa rào và giông cho khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, sau đó tiếp tục mở rộng lan sang các quận nội thành khác của Hà Nội như Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên… Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

09:43 ngày 11/09/2024

Rau xanh tăng giá 2 – 3 lần

Sáng nay 11.9, tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội, dù trời mưa tầm tã nhưng người đi mua lương thực, thực phẩm tích trữ vẫn nườm nượp. Các mặt hàng nhu yếu phẩm như thịt lợn, thịt bò, trứng… cơ bản đều đắt hàng, đặc biệt rau xanh tại các chợ đều tăng giá gấp 2 – 3 lần so với các ngày trước bão lũ.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Rau xanh tăng giá gấp 2-3 lần

ẢNH: ĐAN THANH

Tại chợ Cổ Nhuế (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội), mặt hàng thịt bò, thịt lợn, trứng… giá có tăng nhưng không quá nhiều. Trong khi đó, giá rau xanh tăng gấp đôi. Rau muống, mồng tơi… tăng lên mức 15.000 đồng/mớ; rau ngót 20.000 đồng/mớ…

Tại chợ Cổ Nhuế (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội), 7 giờ 25, chị Nguyễn Thị Hoa (trú P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm) sà vào hàng thịt quen định mua một số loại như thịt ba chỉ, thịt chân giò… mà hàng thịt đã hết sạch. Trên phản thịt chỉ còn lại lưỡi lợn, một ít xương và một ít thịt thăn.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Thanh Niên, tình trạng “cháy hàng” tại các chợ diễn ra không đồng đều, có hàng thịt hết nhanh, có hàng lại hết chậm, không tới mức khan hàng. Tại nhiều chợ, hàng hóa vẫn tương đối dồi dào.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Tại chợ Đại Từ (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) sáng nay 11.9, nguồn cung thịt lợn vẫn tương đối dồi dào dù giá có tăng

ẢNH: ĐAN THANH

09:32 ngày 11/09/2024

Hà Nội nâng cảnh báo lũ trên các sông

Theo số liệu quan trắc, khoảng 4 giờ sáng nay 11.9, mực nước sông Đuống tại Trạm thủy văn Thượng Cát (Q. Bắc Từ Liêm) là 10,05 m, trên mức báo động 2 là 0,05 m.

Thực hiện quy định về phòng, chống lũ trên hệ thống các sông, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Đuống tại địa phận Q.Long Biên và 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

“Rốn lũ” Chương Mỹ (Hà Nội) đang ngập nặng

ẢNH: TUYẾN PHAN

TP.Hà Nội đề nghị các quận, huyện trên cùng các đơn vị trên địa bàn và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có báo động lũ.

Trước đó, lúc 1 giờ sáng 11.9, căn cứ mực nước tại Trạm thủy văn An Cảnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cũng đã ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng tại địa phận các xã ven đê thuộc 2 huyện Thường Tín, Phú Xuyên.

Hồi 23 giờ 30 đêm 10.9, mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Hà Nội (cầu Long Biên) vượt mức 10,5 m. Lệnh báo động lũ cấp 2 tại địa phận 10 quận, huyện ven sông lập tức được ban hành.

Hiện tại, mực nước nhiều tuyến sông vẫn đang lên cao gây ngập lụt tại nhiều địa phương ven sông tại Hà Nội, trong đó nặng nề nhất là các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Sóc Sơn và các quận Tây Hồ, Long Biên.

09:03 ngày 11/09/2024

Ngập sâu trong nội thành, tiếp tục di dời người dân

Mưa vẫn tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều điểm ven sông trong nội thành Hà Nội, nước đã ngập sâu khiến người dân phải đi lại bằng thuyền. Các quận, huyện tiếp tục di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Nước ngập đến đầu gối người dân tại nhiều khu vực trên địa bàn Q.Ba Đình

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Trần Giao (82 tuổi) cư trú ở khu vực Phúc Tân đã 60 năm cho biết sau 22 năm mới có một trận lụt như vậy và nước lên rất nhanh

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 3.

Người dân di chuyển bằng thuyền vào Phúc Tân và Nguyễn Tư Giản (Q.Ba Đình)

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 4.

Người dân bơi thuyền phao di chuyển do nước ngập quá sâu

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 5.

Nước ngập vào tầng 1 các nhà khoảng 20 cm

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Q.Bắc Từ Liêm có 836 hộ ngoài đê sông Hồng nguy cơ ảnh hưởng của lũ; 724 hộ ven sông Nhuệ, sông Pheo có nguy cơ ảnh hưởng của lũ tại các phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Phú Diễn, Phúc Diễn, Minh Khai, Tây Tựu, Thụy Phương.

Tại Q.Nam Từ Liêm, từ chiều qua 10.9, nước đổ xuống sông Ngà khiến mặt đê sông Cầu Ngà (P.Tây Mỗ, Q.Nam Từ Liêm) bị tràn tại 2 điểm Cầu Mới và Đồng Dậu.

Bờ sông Cầu Ngà phía Tây Mỗ, mực nước đo trong đêm 10.9 cao 7 m. Hiện tại, P.Tây Mỗ đang tiếp tục huy động lực lượng gia cố mặt đê để chống nước tràn vào khu dân cư.

Trên địa bàn Q.Nam Từ Liêm tiếp tục ghi nhận các điểm ngập úng tại các phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, Trung Văn, Phương Canh, Mỹ Đình, Cầu Diễn… Đặc biệt, P.Đại Mỗ có 65 điểm ngập, trong đó có khoảng 49 ha trồng hoa đào. Các phường đã bố trí địa điểm di dời nhân dân.

08:40 ngày 11/09/2024

Nhiều trường học chuyển sang dạy trực tuyến

Trước nguy cơ mưa lớn còn có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học tập trực tiếp tại trường, từ hôm nay 11.9, nhiều trường ở Hà Nội chuyển sang dạy trực tuyến.

Phòng GD-ĐT H.Ba Vì cho biết đã chỉ đạo 2 trường ở xã đảo Minh Châu, gồm Trường tiểu học Minh Châu và Trường THCS Minh Châu chuyển sang dạy học trực tuyến từ hôm nay 11.9.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Một số trường cho học sinh học trực tuyến từ 11.9

ẢNH: HẢI TRIỀU

Riêng Trường mầm non Minh Châu, căn cứ đặc thù cấp học và điều kiện thời tiết, nhà trường duy trì hoạt động bình thường. Các gia đình có người ở nhà có thể chăm sóc, quản lý con tại nhà; gia đình nào không có người chăm sóc có thể gửi con đến trường.

Tại nội thành, một số trường học ở P.Tứ Liên (Q.Tây Hồ), P.Phúc Xá (Q.Ba Đình)… cũng đã chuyển sang dạy học trực tuyến do nguy cơ mất an toàn cao vì ngập lụt.

Trường liên cấp Alpha, Trường THCS Ngoại ngữ, Trường THPT Kim Liên… cũng quyết định cho học sinh học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Bà Nguyễn Huyền Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại Ngữ, cho biết việc học trực tuyến không phải do trường đóng ở địa bàn dễ xảy ra ngập lụt mà là do học sinh của trường đến từ nhiều nơi trong thành phố, việc đi lại của nhiều em khó khăn do mưa ngập.

Một số trường thì cho biết vẫn theo dõi sát diễn biến thời tiết và sĩ số học sinh để đưa ra quyết định phù hợp. Thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, cho hay vẫn đang cố gắng duy trì việc dạy học trực tiếp tại trường vì nhà trường có học sinh từ mầm non đến THPT, việc nghỉ học của các con còn ảnh hưởng đến công việc của bố mẹ khi phải bố trí chăm sóc con ở nhà.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Học sinh Trường THCS Alpha School học online từ 7 giờ 30 sáng nay

ẢNH: KIM HẢI

Dù vậy, thầy Khang cũng cho biết đã yêu cầu trưởng các đơn vị theo dõi sĩ số học sinh đi học hàng ngày, báo cáo kịp thời cho người đứng đầu nhà trường số học sinh vắng và sự việc bất thường ở đơn vị (nếu có). Căn cứ vào diễn biến thực tế, nhà trường sẽ đưa ra các chỉ đạo linh hoạt, phù hợp.

Bà Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, cũng chia sẻ nhà trường vẫn đang duy học trực tiếp, số lượng học sinh gặp khó khăn vì di chuyển đến trường những ngày qua rất ít, mỗi buổi chỉ một vài em không thể tới trường. Những học sinh này được hỗ trợ dạy trực tuyến vì các lớp học đều có hệ thống camera 360o, các em không thể đến trường sẽ tham gia cùng tiết học theo thời khóa biểu với các bạn trên lớp.

Tính đến tối qua, Hà Nội có 118 trường phải cho học sinh tạm dừng đến trường, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng dự kiến con số này tiếp tục tăng trong hôm nay do tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp hơn.

Sở này cũng chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc rà soát hạ tầng, sẵn sàng kế hoạch chuyển sang dạy học trực tuyến.

Nhà trường cần chủ động nắm bắt tình hình của học sinh, rà soát phương tiện học tập của từng học sinh và triển khai phương án dạy học trực tuyến ngay khi cần thiết.

Trong trường hợp gia đình học sinh khó khăn, thiếu thiết bị học tập, đồng thời với việc tổng hợp, có phương án hỗ trợ tại chỗ; các trường cần tổ chức linh hoạt hình thức học tập để học sinh duy trì việc học tập, hạn chế ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học.

Sở GD-ĐT cũng lưu ý các nhà trường hằng ngày cần rà soát cơ sở vật chất, nếu bảo đảm an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.

08:20 ngày 11/09/2024

Mực nước sông Hồng liên tục tăng theo giờ

Mực nước trên sông Hồng liên tục tăng theo từng giờ. Theo số liệu cập nhật của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 6 giờ sáng nay 11.9, mực nước trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội đo được ở mức 10,78 m, vượt báo động 3 là 0,28 m, tăng thêm 2 cm so với một giờ trước đó.

Đến 7 giờ sáng nay, lượng nước đo được đã tăng lên 10,86 m, vượt báo động 2 là 0,36 m và đang tiếp tục xu thế tăng lên. 

Nhiều sông cũng vượt báo động 3 như sông Lô chảy qua Tuyên Quang, sông Cầu, sông Đáy qua Phủ Lý…

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

“Rốn lũ” Chương Mỹ ngập trong biển nước sáng 11.9

ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 3.

Khu vực sông Hồng qua cầu Nhật Tân đã ngập khá sâu sáng nay

ẢNH: TUYẾN PHAN

Đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, từ sáng sớm 11.9, đoạn Km191-192 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (thuộc địa phận H.Thường Tín, Hà Nội) ngập sâu cả 2 chiều.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 4.

Lực lượng CSGT phân luồng trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Do đó, Cục CSGT khuyến cáo các phương tiện hạn chế qua khu vực này, đặc biệt là xe gầm thấp.

Theo đại diện Cục CSGT, các xe từ Hà Nội đi vào QL1A ra lại cao tốc ở nút giao H.Thường Tín. 

Các xe đi từ Hà Nam vào Hà Nội đi ra ở nút giao Vạn Điểm (Km204) hoặc nút giao H.Thường Tín (Km193).

08:05 ngày 11/09/2024

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp đảm bảo an toàn cho hồ Thác Bà

Chiều 10.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 92/CĐ-TTg, yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ với mục tiêu đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho nhân dân là trên hết.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái tìm mọi biện pháp có thể để kiểm soát nước lũ từ thượng lưu chảy về hồ Thác Bà.

TP.Hà Nội, các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, nhất là Yên Bái chuẩn bị phương án xấu nhất có thể xảy ra với hồ Thác Bà theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Thủ tướng yêu cầu tìm mọi cách kiểm soát nước từ thượng lưu đổ về thủy điện Cát Bà và chuẩn bị mọi phương án xấu nhất có thể xảy ra với hồ Thác Bà

ẢNH: THỦY ĐIỆN THÁC BÀ

Với tinh thần khẩn trương nhất, tiếp tục tập trung tìm kiếm, cứu nạn đối với những người còn mất tích (trong đó lưu ý bảo đảm an toàn tuyệt đối cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn); cứu chữa miễn phí cho người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời thân nhân và hỗ trợ lo hậu sự chu đáo cho người bị thiệt mạng.

Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở. Tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, ông Trịnh Văn Thuận, Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, cho biết 15 giờ chiều qua 10.9, đoàn công tác của bộ đã đi kiểm tra đập chính và 8 đập phụ tại hồ thủy điện Thác Bà.

Kiểm tra trực quan đập không có bất thường. Đập chính đang xả tối đa qua 3 cửa xả với lưu lượng 3.000 m3/s. Đập phụ số 4 cao độ 62,5 m, dài khoảng 50 m, rộng 4,5 m, thân đập đất. 

07:45 ngày 11/09/2024

Rốn lũ ngoại thành “chìm trong biển nước”

Nước lũ dâng cao, chảy cuồn cuộn qua đê sông Bùi từ đêm 10.9 đã khiến nhiều xã ở vùng rốn lũ thuộc H.Chương Mỹ “chìm trong biển nước”.

Theo ghi nhận lúc 7 giờ ngày 11.9, con đường ven sông Bùi đi qua địa bàn các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến (H.Chương Mỹ) bị ngập, người dân di chuyển khó khăn.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Người dân dùng bao cát đắp trước nhà để ngăn nước tràn vào

ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Việc di chuyển trong khu vực rất khó khăn do nước trên đường bằng với nước dưới bãi

ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG

07:11 ngày 11/09/2024

Nước tràn một số đoạn đê, hạn chế bơm tiêu ra sông

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, do mực nước sông Tích lên cao (tại xã Kim Quan, H.Thạch Thất đã đạt trên báo động 3), khu vực này đã ghi nhận một số vị trí bị tràn.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên lúc 7 giờ ngày 11.9, con đường ven sông Bùi đi qua địa bàn các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến (H.Chương Mỹ) bị ngập, người dân di chuyển khó khăn

ẢNH: KHẮC HẾU

Cụ thể, tràn đê bao, đê bối Khoang Ông, Đồng Mạ và địa bàn các xã Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa, Minh Khai (H.Quốc Oai). Bờ bao các đoạn Gò Sui – Bồ Nành xã Cần Kiệm, Cửa Đình xã Yên Lạc, Cần Kiệm xã Phú Lễ… (H.Thạch Thất) cũng bị tràn.

Đáng lo ngại, sau khi vượt mức báo động 3, nước trên sông Nhuệ tiếp tục lên cao trong những giờ qua, gây nguy cơ ngày một lớn mất an toàn kênh, trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, từ nay đến đêm 11.9, TP.Hà Nội sẽ tiếp tục có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa phổ biến từ 80 – 150 mm. Do đó, mực nước sông Tích, sông Nhuệ sẽ tiếp tục lên, làm gia tăng nguy cơ lũ lụt.

Để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi sông Nhuệ, Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ đang chỉ đạo các trạm bơm vận hành không quá 50% công suất bơm tiêu ra sông Nhuệ.

Với sông Tích, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích đã dừng bơm 100% các trạm bơm tiêu ra sông này tại các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây cho đến khi có chỉ đạo khác.

06:33 ngày 11/09/2024

200 người chết và mất tích do bão lũ

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 5 giờ ngày 11.9, bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét đã làm 200 người chết, mất tích (141 người chết, 59 người mất tích). 

Trong đó, tỉnh Cao Bằng có 52 người chết và mất tích tại H.Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích).

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Hiện trường vụ lũ quét vùi lấp cả thôn Làng Nủ làm 15 người chết, hàng chục người mất tích ở Lào Cai

ẢNH: BÁO LÀO CAI

Tại Lào Cai 66 người chết và mất tích (45 người chết, 21 người mất tích), gồm: TX.Sa Pa 9 người, H.Bát Xát 13 người, H.Si Ma Cai 7 người, H.Bắc Hà 15 người, H.Văn Bàn 2 người, H.Bảo Yên 20 người; hiện còn nhiều người mất tích do lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh (H.Bảo Yên).

Yên Bái 40 người chết và mất tích do sạt lở đất (37 người chết, 3 người mất tích), gồm: H.Lục Yên 13 người, TP.Yên Bái 20 người, H.Văn Chấn 1 người, H.Văn Yên 4 người, H.Trấn Yên 2.

Quảng Ninh 13 người chết (do bão 12 người và lũ cuốn 1 người). Hải Phòng 2 người chết do bão. 

Hải Dương và Hà Nội, mỗi địa phương 1 người chết do bão. Hòa Bình 5 người chết do sạt lở đất. 

Lạng Sơn 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất. Bắc Giang 1 người chết do lũ cuốn. Tuyên Quang 2 người mất tích do lũ cuốn. 

Hà Giang 2 người chết và mất tích. Lai Châu 1 người chết do sạt lở đất. Phú Thọ 9 người chết và mất tích (8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu và 1 người chết do sạt lở đất). Vĩnh phúc 2 người chết và mất tích

Số liệu này đã tăng 13 người so với báo cáo lúc 22 giờ ngày 10.9. Trong đó, Lào Cai tăng 11 người. Vĩnh Phúc tăng 2 người. 

06:28 ngày 11/09/2024

Hàng trăm người hộ đê sông Nhuệ

Đêm qua, hàng trăm cán bộ, nhân dân, thanh niên tham gia hộ đê ở khu vực trạm bơm sông Nhuệ, đoạn qua xã Đại Áng (H.Thanh Trì, Hà Nội).

Tính đến 6 giờ sáng nay, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước trên sông Hồng đang tiếp tục tăng, đạt 10,78 m, vượt báo động 2 thêm 0,28 m.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Người dân tham gia hộ đê sông Nhuệ đêm qua 10.9

ẢNH: TIỂU VI

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Người dân đưa phương tiện ra tham gia hộ đê

ẢNH: TIỂU VI

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 3.

Vật liệu được dựng lên bảo vệ trạm bơm sông Nhuệ

ẢNH: TIỂU VI

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 4.

Sông Nhuệ là một trong những tuyến sông quan trọng của thủ đô

ẢNH: TIỂU VI

 

Bản tin sáng sớm 11.9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, tính đến 0 giờ 30 cùng ngày lũ sông Hồng đang lên nhanh, chạm 10,54 m, trên báo động 2 là 0,04 m.

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 1.

Lũ sông Hồng lên nhanh từ chiều qua 10.9

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Đến 1 giờ, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,6 m, trên báo động 2 là 0,1 m. 

Lúc 7 giờ sáng nay, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,7 m, trên báo động 2 là 0,2 m.

Dự báo đến 13 giờ trưa nay sẽ lên trên báo động 2 thêm 0,25 m và tối cùng ngày đạt 10,75 m, trên báo động 2 là 0,25m.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm.

Đặc biệt, lũ trên sông đang lên cao gây ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đông Anh…

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ tại Hà Nội ở cấp 2. Cảnh báo tác động của lũ do mực nước trong sông đang ở mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nhiều vùng dân cư của địa phương.

Đồng thời, có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại một số khu vực thuộc các quận, huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đông Anh…

Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội- Ảnh 2.

Hà Nội di dời hàng nghìn người dân sống ngoài đê sông Hồng trong đêm đến nơi an toàn do nước sông dâng cao

ẢNH: Q.BA ĐÌNH

Sáng 11.9, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP.Hà Nội cho biết, lúc 23 giờ 30 ngày 10.9, đã ban hành lệnh Báo động lũ mức 2 trên sông Hồng tại địa phận các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.

Đêm qua 10.9, miền Bắc có một đêm không ngủ với hàng loạt tin vỡ đê sông Lô ở Tuyên Quang, bục đê bối ở H.Hiệp Hòa (Bắc Giang), lũ quét vùi lấp cả thôn Làng Nủ (Lào Cai) hàng chục người còn đang mất tích…

Lực lượng quân đội, công an và các địa phương Tuyên Quang, Bắc Giang, Lào Cai… đã làm hết sức có thể để khắc phục các sự cố, di dời hàng nghìn người dân trong đêm cũng như tìm kiếm cứu nạn người mất tích.

Hàng trăm người dân xã Quyết Thắng (H.Sơn Dương, Tuyên Quang) cũng có một đêm thức trắng để cùng chung tay với lực lượng chức năng khắc phục sự cố vỡ đê. Máy móc, nhân lực đã được huy động để vá lại đoạn đê bục.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 18 giờ ngày 10.9, đã có 181 người chết, mất tích vì mưa lũ, sạt lở đất. Trong đó, 127 người chết, 54 người mất tích.

Đến nửa đêm qua, hàng nghìn người dân Hà Nội sống ngoài đê sông Hồng, cạnh cầu Long Biên đã được lực lượng chức năng Q.Ba Đình di dời, trong bối cảnh nước sông Hồng tiếp tục dâng cao nhất trong 16 năm trở lại đây.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/lu-song-hong-khong-the-gay-ngap-cho-noi-thanh-ha-noi-185240911060023315.htm

Cùng chủ đề

Chuyện “mò xác đáy bùn” tại Làng Nủ của người lính CSCĐ

(Dân trí) - Để tìm kiếm các nạn nhân ở Làng Nủ, người lính sử dụng một chiếc gậy dài. Mỗi lần cắm gậy xuống đất, họ lại hy vọng bên dưới có thi thể, nhưng đa số, mỗi khi rút cây gậy lên là một sự thất vọng. 10/9 - ngày thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, gần như bị "xóa sổ". Ít nhất 58 người được xác định đã thiệt mạng, trong...

Quân đội bay flycam quét các điểm xung yếu, nguy cơ sạt lở ở Hà Giang

Bộ Tổng Tham mưu yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội cử lực lượng, phương tiện, sử dụng thiết bị bay (flycam) để kiểm tra các điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở ở Hà Giang.   Ngày 30/9, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có Công điện số 24/VP-PCTT, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam có Công điện số 4368/CĐ-TM về việc khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở...
03:09:36

Thêm kỷ lục chưa từng xảy ra ở Việt Nam của bão Yagi

Khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vùng tâm bão Yagi (bão số 3) mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17. Cấp gió giật 17 chưa từng xảy ra trong lịch sử của Việt Nam. Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu? Theo đánh giá của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức...

Những mất mát sau bão Yagi: trẻ em có thể bị ảnh hưởng tâm lý lên đến 10 năm

Theo các chuyên gia tâm lý, ngoài việc hỗ trợ người dân về tiền bạc vật chất để tái thiết sau bão Yagi thì việc “điều trị tinh thần”, can thiệp khủng hoảng để các nạn nhân, trong đó có trẻ em vượt qua cú sốc tâm lý là vô cùng cần thiết.   Thanhnien.vn Nguồn: https://thanhnien.vn/nhung-mat-mat-sau-bao-yagi-tre-em-co-the-bi-anh-huong-tam-ly-len-den-10-nam-185240926170723467.htm

Bí thư thôn Nậm Tông, Lào Cai khóc nức nở phát biểu chia tay lực lượng cứu hộ

Bí thư thôn Nậm Tông bật khóc nức nở, nói không nên lời khi phát biểu chia tay lực lượng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại thôn Nậm Tông, Lào Cai.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất người bị sa thải, kỷ luật không được nhận bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), Chính phủ đề xuất người bị sa thải, kỷ luật thôi việc không được nhận bảo hiểm thất nghiệp, song cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị bỏ đề xuất này. Sáng 9.11, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung trình Quốc hội luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều đề xuất chính sách quan trọng, trong đó có nhiều chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp. Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung...

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Áo dạ tweed ‘cực phẩm’ mùa lạnh là đây

Những thiết kế áo dạ tweed tuyệt đẹp dành cho mùa lạnh cuối năm thể hiện tư duy...

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau mắt đỏ, điều này có đúng không? Xin bác sĩ cho biết thêm về công dụng của chanh trong đời...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Cùng chuyên mục

Đề xuất người bị sa thải, kỷ luật không được nhận bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), Chính phủ đề xuất người bị sa thải, kỷ luật thôi việc không được nhận bảo hiểm thất nghiệp, song cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị bỏ đề xuất này. Sáng 9.11, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung trình Quốc hội luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều đề xuất chính sách quan trọng, trong đó có nhiều chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp. Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung...

Tiếp cận thực phẩm hàng chất lượng, giá ưu đãi

Hơn 800 siêu thị thuộc hệ thống Saigon Co.op chính thức tiếp tục triển khai chương trình "Tri ân triệu cảm xúc", tăng cơ hội để khách hàng dễ tiếp cận nguồn thực phẩm, hàng hóa chất lượng với giá ưu đãi. Khách hàng mua thực phẩm được ưu đãi sâu tại Co.opXtra Xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH Đáng chú ý, dịp khuyến mãi này cũng trùng hợp với thời điểm thời tiết giao...

Ông Trump thực sự có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine “trong 24 giờ”?

(Dân trí) - Theo giới phân tích quân sự, thật khó để bất kỳ một ai đó, dù có tài giỏi thế nào, có thể giải quyết vấn đề phức tạp như xung đột Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Ông Zelensky từng gặp gỡ ông Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Reuters). Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc với chiến thắng được truyền thông nước này tuyên bố là thuộc về ứng viên...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội. Buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng...
01:41:06

Phát ngôn ấn tượng tại nghị trường Quốc hội ngày 8/11

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn đáng chú ý tại nghị trường ngày 8/11. Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Mới nhất

Kim cương 6 ly là bao nhiêu carat?

Kim cương là một trong những món trang sức sang trọng được nhiều người ưa chuộng. Khi nhắc đến kim cương, chúng ta thường nghe đến các đơn vị đo lường như carat hay ly. Vậy, kim cương 6 ly là bao nhiêu carat? Carat và ly là hai đơn vị đo lường quan trọng trong việc xác định...

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An...

Ông chủ Facebook thở phào nhẹ nhõm trước 25 đơn kiện

Một thẩm phán liên bang cho biết, CEO Meta Mark Zuckerberg không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong 25 đơn kiện cáo buộc doanh nghiệp này khiến trẻ em nghiện mạng xã hội, quyết định giúp ông chủ Facebook có thể thở phào nhẹ nhõm. ...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới.Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề...

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald...

Mới nhất