Trang chủNewsThế giớiHai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng...

Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ “bi kịch”, ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.

Bầu cử Mỹ 2024: Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ 'bi kịch', ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine
Ông Trump và bà Harris bắt tay nhau trước khi tiến hành tranh luận. (Nguồn: AFP)

Cuộc tranh luận diễn ra tại Trung tâm Hiến pháp quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Nội dung cuộc tranh luận xoay quanh những vấn đề mà người dân Mỹ đang quan tâm như kinh tế, nhập cư, phá thai, chính sách đối ngoại, đặc biệt là các cuộc xung đột Nga-Ukraine và Hamas-Israel.

Khi bước vào phòng tranh luận không có khán giả, bà Harris chủ động tiến về phía ông Trump để bắt tay. Đây là lần đầu tiên họ gặp mặt trực tiếp. Ngay sau đó, hai bên bắt đầu nhận câu hỏi từ người dẫn chương trình.

Đối nội

Chủ đề đầu tiên xoay quanh vấn đề kinh tế, khi Phó Tổng thống Harris cho biết, chính quyền của ông Joe Biden đã phải “dọn dẹp mớ hỗn độn mà ông Trump để lại” sau 4 năm ở Nhà Trắng với “tỷ lệ thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng”, “vụ tấn công tồi tệ nhất đối với nền dân chủ kể từ Nội chiến Mỹ” và “đại dịch sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong một thế kỷ”.

Về phần mình, ông Trump khẳng định đã tạo ra nền kinh tế tốt nhất cho nước Mỹ trong nhiệm kỳ của 2016-2020 và tuyên bố, ứng cử viên đảng Cộng hòa sẽ khiến nền kinh tế của nước này trở nên tốt hơn nếu đắc cử.

Bà Harris cho rằng, tất cả những gì ông Trump dự tính là cắt giảm thuế cho người giàu và nhấn mạnh định hướng chính sách là “nền kinh tế cơ hội”, bao gồm kế hoạch trừ thuế liên quan trẻ em, các khoản hỗ trợ về nhà ở và tìm cách ngăn chặn giá cả leo thang.

Đáp trả Phó Tổng thống, ông Trump nhiều lần lặp lại câu nói “bà ấy không có kế hoạch đâu”, đồng thời bảo vệ kế hoạch về việc áp thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác, tuyên bố: “Chúng ta đang áp thuế lên các nước khác. Cuối cùng, sau 75 năm, các nước khác sẽ phải trả lại cho chúng ta”.

Phó Tổng thống Kamala Harris cũng công kích những gì bà gọi là “lệnh cấm phá thai của Trump” khi tranh luận về quyền sinh sản của người Mỹ, trong khi đối thủ của bà dành phần lớn thời gian phản hồi chỉ trích đảng Dân chủ vì quá “tự do” trong việc tiếp cận phá thai.

Trong cuộc tranh luận, bà Harris cáo buộc đối thủ thuộc đảng Cộng hòa chia rẽ người Mỹ bằng cách thổi bùng căng thẳng chủng tộc, cho rằng sẽ là “bi kịch” khi người như vậy trở thành tổng thống.

Các xung đột

Bầu cử Mỹ 2024: Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ 'bi kịch', ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine
Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa ông Trump và bà Harris do hãng tin ABC News điều phối với thời lượng khoảng 90 phút và không có khán giả trực tiếp. (Nguồn: Reuters)

Liên quan tình hình Trung Đông, bà Haris khẳng định sẽ luôn trao cho Israel khả năng tự vệ, “đặc biệt là khi liên quan Iran và bất kỳ mối đe dọa nào mà Tehran và các lực lượng ủy nhiệm gây ra”, song cũng cảnh báo “quá nhiều” người Palestine vô tội đã thiệt mạng trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas là một trong những vấn đề gây chia rẽ chính trị mạnh mẽ nhất đối với đảng Dân chủ. Hầu như bà Harris thuận theo lập trường của Tổng thống Joe Biden trong vấn đề này khi cố gắng cân bằng quan điểm ủng hộ không dao động đối với an ninh của Israel, đồng thời lên án những hành động khiến dân thường Palestine ở Gaza đau khổ.

Theo bà, cuộc chiến này phải chấm dứt ngay lập tức bằng cách đạt được thỏa thuận ngừng bắn cũng như trao trả con tin, và Mỹ “sẽ tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ về vấn đề đó”.

Phó Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ sự ủng hộ cho một giải pháp hai nhà nước trong xung đột Palestine và Israel, trong khi cựu tổng thống Trump lảng tránh câu hỏi về việc này, chỉ lặp lại tuyên bố của mình rằng, bà Harris và đảng Dân chủ ghét Israel, và những xung đột này sẽ không xảy ra dưới thời của ông.

Về xung đột ở Ukraine, cựu Tổng thống Mỹ tiếp tục tái khẳng định tuyên bố ông từng nhiều lần đưa ra rằng: “Tôi sẽ kết thúc xung đột giữa Ukraine và Nga nếu tôi được bầu làm tổng thống, tôi sẽ hoàn thành nó trước cả khi nhậm chức”.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa cho biết sẽ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đồng thời nhấn mạnh ông cũng có thể khiến cả hai nhà lãnh đạo đàm phán và chấm dứt xung đột.

Mặc dù vậy, khi được điều phối viên cuộc tranh luận hỏi liệu có muốn Kiev thắng trong cuộc xung đột với Moscow hay không, ông Trump không trả lời trực tiếp mà nói: “Tôi nghĩ kết thúc cuộc chiến này là có lợi nhất với Mỹ”.

Cũng liên quan các cuộc xung đột trên thế giới, Phó Tổng thống Kamala Harris khẳng định, nước này không triển khai binh sĩ ở bất kỳ vùng chiến sự nào, dù đã triển khai lực lượng ở các quốc gia trên khắp thế giới.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa ông Trump và bà Harris do hãng tin ABC News điều phối với thời lượng khoảng 90 phút và không có khán giả trực tiếp.

Theo quy tắc tranh luận, hai bên đồng ý tắt micro khi chưa tới lượt phát biểu. Hai ứng cử viên không được phép mang theo đạo cụ hay giấy ghi nhớ, nhưng sẽ có sẵn một chai nước, một cây bút và một tập giấy.

Ứng cử viên không được biết trước chủ đề tranh luận. Mỗi người sẽ có 2 phút để trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình, 2 phút để phản biện và 1 phút trả lời thêm nếu cần. Tuy nhiên, 2 ứng viên không được đặt câu hỏi cho nhau và cũng không được phép tiếp xúc với đội ngũ tranh cử trong suốt buổi tranh luận.

Giới quan sát nhận định, trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11 tới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bau-cu-my-2024-hai-doi-thu-lan-dau-giap-mat-ba-harris-cong-kich-bang-tu-bi-kich-ong-trump-lang-tranh-mot-cau-hoi-ve-ukraine-va-palestine-285822.html

Cùng chủ đề

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Đảng Cộng hòa trên đường thắng tuyệt đối tại cuộc bầu cử Mỹ 2024

(CLO) Không chỉ thắng ngoạn mục trong cuộc đua Tổng thống, Đảng Cộng hòa còn đã giành chiến thắng ở cuộc đua Thượng viện và Thống đốc, đồng thời đang dẫn trước ở cuộc đua nắm quyền Hạ viện, qua đó trên đường thắng tuyệt đối tại cuộc bầu cử Mỹ...

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Chuyên gia Nguyễn Thanh Lâm cho rằng mặc dù có những thách thức từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump song sự kiện này cũng đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tăng cường hoạt động khai thác dầu khí và khai khoáng, đồng thời rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. ...

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Theo TTXVN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu...

Mới nhất

Mới nhất