Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừ cậu bé mồ côi làng SOS đến người thầy đưa trẻ...

Từ cậu bé mồ côi làng SOS đến người thầy đưa trẻ em bước ra thế giới


Từ cậu bé mồ côi làng SOS đến người thầy đưa trẻ em bước ra thế giới- Ảnh 1.

Huỳnh Đức tập huấn cho Làng trẻ em SOS Đà Nẵng về chương trình chăm sóc cho thanh niên rời chương trình

Xây “nhà” cho trẻ khó khăn

Lê Huỳnh Đức, 26 tuổi, mới đây được chọn là một trong 17 đại biểu thanh niên của Việt Nam tham dự chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) 2024, một hoạt động danh giá nhằm lan tỏa hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Trước đó, anh được T.Ư Đoàn chọn làm trưởng đoàn đến Nhật dự chương trình JENESYS và được Phó thủ tướng Campuchia Hun Many mời dự lễ hội Angkor Songkran ở nước này.

“Xuất phát điểm của tôi là ở dưới bùn, chỉ có đúng một con đường để đi là ngoi lên mặt nước và không ngừng tiến về phía trước. Nhưng tôi không đơn độc trên con đường này vì có mẹ nuôi ở SOS luôn ủng hộ. Họ tên tôi cũng do mẹ đặt, với ‘Lê’ là họ của mẹ còn ‘Huỳnh Đức’ là tên của một cựu cầu thủ nổi tiếng”, chàng trai xứ Nghệ lớn lên tại Làng trẻ SOS Vinh (TP.Vinh, tỉnh Nghệ An) tự hào.

Lấy nghịch cảnh làm động lực phấn đấu, Đức liên tục chinh phục nhiều thành tích. Anh từng 10 lần nhận học bổng Odon Vallet từ phổ thông đến ĐH, được trao học bổng “Thắp sáng ước mơ”, học bổng khuyến học của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng). Ngoài ra, anh còn được Thành đoàn TP.Vinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế trao bằng khen nhờ thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và học tập.

Từ cậu bé mồ côi làng SOS đến người thầy đưa trẻ em bước ra thế giới- Ảnh 2.

Huỳnh Đức (từ 2 từ phải qua) cùng đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Thủ tướng Campuchia Hun Many (giữa)

Từ cậu bé mồ côi làng SOS đến người thầy đưa trẻ em bước ra thế giới- Ảnh 3.

Huỳnh Đức (hàng đầu, thứ 2 từ trái qua) đại diện các đại biểu chụp kỷ niệm cùng quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản trong chương trình chương trình JENESYS

Đam mê ngoại ngữ, Đức còn nhiều lần tham gia công tác dịch thuật tại các sự kiện quốc tế tổ chức ở Đà Nẵng thời còn sinh viên, như lễ hội pháo hoa quốc tế, chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ, Hội nghị Bộ trưởng về hợp tác lao động trong một số quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, chàng trai 9X còn là nhà hoạt động tích cực về quyền trẻ em và thanh niên rời chương trình chăm sóc (care leavers).

“Care leavers dùng để chỉ các bạn trẻ rời khỏi các cơ sở chăm sóc xã hội để tái hòa nhập cộng đồng, không còn nhận được sự hỗ trợ như trước. Nhiều bạn trong số đó, bao gồm cả tôi, phải trải qua không ít thách thức như khó khăn tài chính, kỳ thị xã hội. Chính vì thế, tôi đang xây dựng và điều phối một cộng đồng đào tạo, hướng nghiệp giúp trang bị thêm kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ… cho các bạn để gia tăng cơ hội”, Đức kể.

Một vấn đề khác, theo Đức, là phần lớn các bạn sau khi trưởng thành và rời đi lại không quay về nơi nuôi dưỡng. Đây là thiệt thòi lớn với những đứa trẻ không có gia đình thật sự. “Qua cộng đồng, chúng tôi mong tạo ra sự kết nối, giúp các bạn trở thành thành viên của một ‘gia đình’ rộng lớn hơn, nhận được sự quan tâm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần bằng nhiều phương thức. Không thể để các bạn mồ côi lần 2”, Đức nhận định.

Từ cậu bé mồ côi làng SOS đến người thầy đưa trẻ em bước ra thế giới- Ảnh 4.

Huỳnh Đức tham gia đào tạo tại Bangladesh cho một dự án cộng đồng

Ngoài các dự án nêu trên, Đức còn được đề cử vào Ban tư vấn về quyền trẻ em và thanh niên tại Ngày thảo luận chung của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ 2020. Trong suốt hành trình đó, anh đã hợp tác với nhiều thanh thiếu niên từ khắp nơi trên thế giới để xây dựng phương hướng bảo vệ quyền trẻ em và trình lên UNICEF. Anh cũng là một trong 2 đại diện từ Việt Nam tham dự Hội nghị thanh niên rời chương trình chăm sóc quốc tế 2021.

Học để hiểu, để dùng, để khám phá

Song song với các hoạt động xã hội, Đức hiện cũng đang điều hành một trung tâm luyện thi IELTS ở TP.Đà Nẵng kiêm dạy tiếng Anh, chính thức hiện thực hóa ước mơ tuổi thơ. “Ngày xưa, tôi may mắn được một số nơi cho đi học thêm tiếng Anh miễn phí. Và ngay từ lúc đó, tôi tin rằng giáo dục chính là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc đời tôi theo cách tích cực nhất”, nam giáo viên kể.

Dù muốn làm giáo dục, Đức lại chọn học ngành kinh doanh quốc tế vì yêu thích sự năng động và “va chạm” của lĩnh vực này. Tại đây, anh hiểu thêm về cách quản trị, vận hành doanh nghiệp, tạo bước đệm để khởi nghiệp giáo dục từ đầu năm 2023. Trước đó 3 năm, anh cũng đi dạy ở các trung tâm để tích lũy kinh nghiệm, đồng thời học thêm các khóa đào tạo giáo viên do cơ quan chính phủ Việt Nam, Mỹ và New Zealand đài thọ.

Từ cậu bé mồ côi làng SOS đến người thầy đưa trẻ em bước ra thế giới- Ảnh 5.

Một buổi học với chuyên gia nước ngoài của học viên theo học tại trung tâm của Huỳnh Đức

Ở trung tâm của mình, Đức kể anh đang áp dụng triết lý “học để hiểu, để dùng, để khám phá”, cũng chính là cách anh học và dùng tiếng Anh trong đời sống thường ngày. Thực hiện phương pháp này, anh luôn tạo các hoạt động học tập khác nhau, như mở diễn đàn tranh luận, thuyết trình, hoặc tổ chức các workshop, ngoại khóa với khách mời là chuyên gia nước ngoài, chứ không chỉ gói gọn trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng thi cử.

Đồng hành cùng Huỳnh Đức ở một số dự án gần một năm qua, chị Bùi Thị Giang, điều phối viên quốc gia các chương trình thanh niên tại Văn phòng điều phối Làng trẻ em SOS Việt Nam, nhận xét chàng trai 9X phù hợp với ba từ: trách nhiệm, kỷ luật và đáng yêu. “Dù bận rộn với việc riêng nhưng bạn đã cùng mình xây dựng tài liệu tập huấn, kế hoạch và tham gia giảng dạy hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện”, chị Giang kể.

“Trong thời gian giảng dạy tại các làng trẻ em, Đức cực kỳ cẩn thận, bài giảng chỉn chu và sắp xếp thời gian linh hoạt để hỗ trợ học sinh từ xa. Bạn am hiểu nhưng khiêm tốn, cũng không bị ‘già’ hơn với tuổi mà toát ra năng lượng rất gần gũi, rất tích cực, có lẽ do làm việc với nhiều trẻ em và thanh niên. Các mẹ và dì của SOS cũng đều yêu thích phần chia sẻ và giảng dạy của Đức”, chị Giang nói thêm.

Từ cậu bé mồ côi làng SOS đến người thầy đưa trẻ em bước ra thế giới- Ảnh 6.

Huỳnh Đức và mẹ nuôi ở Làng trẻ em SOS Vinh trên chuyến du lịch Đà Lạt

Hiện tại, Đức đang hoàn thành chứng chỉ cần thiết để theo học thạc sĩ ngành giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài, cũng như tìm thêm cơ hội học bổng giá trị hơn vì chỉ mới nhận học bổng một phần hoặc bán phần từ các trường ĐH hàng đầu thế giới. “Sau những gì đã trải qua, tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi cả cuộc đời mình nếu biết nỗ lực và không ngừng phấn đấu. Hoàn cảnh xuất thân dù quan trọng nhưng chỉ là yếu tố thứ yếu”, nam giáo viên chia sẻ.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tu-cau-be-mo-coi-den-nguoi-thay-quyet-khong-de-ban-tre-mo-coi-lan-2-185240910163332122.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp được UBND tỉnh phê duyệt, Sở GD-ĐT...

Trình Quốc hội Luật Nhà giáo, đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất

(NLĐO)- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietnam Beauty Fashion Fest 9 tôn vinh áo dài Việt tại Bạch Dinh – Vũng Tàu

Vietnam Beauty Fashion Fest (VBFF) qua 9 lần tổ chức đã gây ấn tượng lớn về chất lượng...

Việt Nam – Indonesia, chung kết futsal Đông Nam Á: Thẳng tiến đến ngôi vương

Hành trình đáng nhớ của đội tuyển futsal Việt NamĐội tuyển futsal Việt Nam chỉ còn cách chức vô địch Đông Nam Á đầu tiên trong lịch sử đúng 1 trận đấu nữa, đó là màn so tài với Indonesia ở chung kết.Chiến thắng 5-4 trước Úc ở bán kết đã tóm gọn những gì tinh túy nhất...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Hải Phòng vinh danh 139 học sinh, sinh viên tiêu biểu năm 2024

Dự lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND các ban, ngành của TP Hải Phòng, các địa phương và đông đảo học sinh,...

Nữ sinh duy nhất trong thôn được học đại học chia sẻ về hành trình “hoàn thiện bản thân”

Xuất thân từ một gia đình làm nông ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - nơi hầu hết là người dân tộc thiểu số sinh sống, dù điều kiện học hành hạn chế nhưng Nguyễn Thị Quỳnh...

Công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân

Trường Đại học Duy Tân là một trong 5 trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước và là trường đại học dân lập đầu tiên của khu vực miền Trung. Tháng 10/2024, Chính phủ ban hành Quyết định số 1115/QĐ-TTg chuyển trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân, là 1 trong 8 đại...

Không phải là thần đồng, chúng ta vẫn có thể đạt những điều vĩ đại

Điều này được giáo sư Adam Grant khẳng định trong cuốn sách “Biến tiềm năng thành tài năng”. ...

Mới nhất

Sân khấu hóa hội thi vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới

(Dân trí) - Sáng 10/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội thi "Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới". Ngày 10/11, hội thi "Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới" đã diễn...

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Bữa tiệc" đa màu sắc

Hơn 100 hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội, hơn 1.000 tác phẩm sáng tạo... làm nên một "bữa tiệc" nhiều màu sắc cho Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ Sáng tạo."Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 với nhiều trải nghiệm di sản độc đáo Lễ hội Thiết kế...

Hải Phòng vinh danh 139 học sinh, sinh viên tiêu biểu năm 2024

Dự lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành trung ương,...

Nữ sinh duy nhất trong thôn được học đại học chia sẻ về hành trình “hoàn thiện bản thân”

Xuất thân từ một gia đình làm nông ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - nơi hầu...

Petrovietnam tiếp tục trong Top đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Petrovietnam tiếp tục trong Top đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 | 10/11/2024 ...

Mới nhất