Trang chủNewsNhân quyềnĐưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến,...

Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước


Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 6/5, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Cuộc làm việc nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm 2023, kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XVII của Đảng bộ TP. Hà Nội; xử lý những kiến nghị và trao đổi tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô.

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc làm việc nằm trong chương trình các thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương theo phân công của Thủ tướng nhằm nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của các địa phương.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cuộc làm việc thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Chính phủ với Thủ đô Hà Nội anh hùng, nghìn năm văn hiến. Trong nhiệm kỳ này, Bộ Chính trị đã có hai Nghị quyết liên quan tới Hà Nội và trên cơ sở Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và hai Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ đang cùng các cơ quan xây dựng, hoàn thiện sửa đổi Luật Thủ đô trình Quốc hội, bảo đảm tổng thể, bao trùm, khả thi, hiệu quả.

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo tại cuộc làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thu hút FDI tăng trưởng đột phá, đứng đầu toàn quốc

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc đánh giá Hà Nội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là Thủ đô, trái tim của cả nước, là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa-xã hội của cả nước.

Với 30 đơn vị hành chính, tổng diện tích gần 3.400 km2, Hà Nội đứng thứ 2 về dân số và quy mô GRDP, xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 (thứ 32 quý I/2023). Hà Nội hiện đóng góp gần 13% GDP của cả nước; đóng góp 43% GRDP, 43,8% thu ngân sách của vùng đồng bằng sông Hồng.

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 4.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhìn lại kết quả thực hiện giữa kỳ Đại hội XVII của TP. Hà Nội, các đại biểu thống nhất nhận định, trong bối cảnh chung của cả nước là khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tác động trực tiếp tới các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện khá toàn diện các mặt công tác; đạt được những kết quả tương đối toàn diện, tích cực trên tất cả các mặt.

Lãnh đạo các bộ, ngành trả lời, cho ý kiến về các kiến nghị liên quan của TP. Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về kinh tế, Thành phố đã đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới phát triển nhanh và bền vững. Năm 2022, GRDP tăng trưởng 8,89%. Giai đoạn 2021-2022, tổng thu ngân sách nhà nước vượt gần 20% dự toán; giá trị nông nghiệp công nghệ cao đã chiếm tới 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ; thúc đẩy chuyển đổi số; GRDP năm 2022 đạt bình quân gần 142 triệu đồng/người, tăng hơn 18 triệu đồng so với năm 2020, bình quân tăng 7,07%/năm…

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 6.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là gần 178.000 tỷ đồng, đạt 50,4% dự toán, tăng 21,6% so với cùng kỳ. Thu hút FDI tăng trưởng đột phá với kết quả đứng đầu toàn quốc, đạt 1,71 tỷ USD (tăng 260% so với cùng kỳ). GRDP quý I năm 2023 tăng 5,8%.

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 7.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP. Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Mạnh dạn, quyết liệt triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng

Kết luận cuộc làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến tại cuộc làm việc, ghi nhận, biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP. Hà Nội, đóng góp quan trọng và sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước.

Cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; bám sát, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố.

Tỉ lệ đóng góp của Hà Nội vào GDP, thu ngân sách của cả nước có chiều hướng tăng lên và Thủ đô luôn sẵn sàng chia sẻ với các tỉnh, thành phố khác trong lúc khó khăn, thách thức, nhất là trong dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng cũng bày tỏ ấn tượng với nỗ lực của Thành phố trong đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính.

Đặc biệt, Thành phố đã ban hành và triển khai Nghị quyết 09 về phát triển công nghiệp văn hóa theo tinh thần Hội nghị văn hóa toàn quốc và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo Thủ tướng, đây là vấn đề mới, khó, nhưng Hà Nội đã mạnh dạn triển khai.

Hà Nội cũng rất quyết liệt trong triển khai dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô, với sự chỉ đạo sâu sát của đồng chí Bí thư Thành ủy và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng cả nước đẩy mạnh đột phá chiến lược về hạ tầng.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá: Những thành tựu, kết quả của Hà Nội đã góp phần cùng cả nước thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh; thúc đẩy hội nhập và đối ngoại; phát triển văn hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Bên cạnh những kết quả, thành tựu rất cơ bản, Thủ tướng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của Thủ đô. Tăng trưởng cần đẩy mạnh hơn, tập trung vào 3 động lực phát triển chính gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.

Việc huy động nguồn lực ngoài xã hội cần hiệu quả hơn nữa theo tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực phát triển; giải ngân đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia cần tích cực hơn nữa.

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 8.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu rất cơ bản, Thủ tướng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của Thủ đô – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công tác quy hoạch cần được đẩy mạnh hơn với tư duy đổi mới, tầm nhìn đột phá, chiến lược, dài hạn, chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, hóa giải được các mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế.

Một số chỉ số cải cách hành chính như PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS cần nỗ lực cải thiện mạnh mẽ hơn. Kỷ luật, kỷ cương có lúc còn chưa nghiêm. Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, các quy định phòng cháy, chữa cháy… cần tích cực hơn nữa.

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 9.

Thủ tướng mong muốn Hà Nội phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, xây dựng và phát triển Thủ đô toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ đô phải là hình mẫu cho cả nước

Nhận định tình hình sắp tới vẫn có khó khăn, thách thức còn kéo dài và nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, Thủ tướng mong muốn Hà Nội phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, xây dựng và phát triển Thủ đô toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của cả nước. Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế-xã hội cả nước.

Nhấn mạnh một số quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, triển khai các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội; triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII. Bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Cùng với đó, Chính phủ và Hà Nội cần nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của Thành phố trong sự phát triển chung của cả nước – Thủ đô vì cả nước, cả nước vì Thủ đô.

Nhận diện rõ các khó khăn, thách thức, tồn tại hạn chế yếu kém trong quá trình phát triển của Thành phố, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. 

Luôn bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; chú trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm hiệu quả để tiếp tục phát huy, nhân rộng, tạo sức lan tỏa cao.

Khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, tránh khuynh hướng trông chờ, ỷ lại và sợ trách nhiệm.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. 

Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 10.

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Thủ đô thời gian tới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình, không để bị động, bất ngờ; nâng cao khả năng dự báo những tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Thành phố; phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Thứ hai, khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065. Tổ chức triển khai quy hoạch đô thị thật tốt, vừa hiện đại và bản sắc, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.

Thứ ba, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về miễn, giảm, thuế, phí lệ, phí, tiền thuê đất; giảm lãi suất, cơ cấu lại nhóm nợ, giãn, hoãn nợ… theo thẩm quyền và quy định.

Thứ tư, trong bối cảnh lạm phát trên cả nước vẫn được kiểm soát và giảm dần theo các tháng, cần ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng chính (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), tăng cả cung và cầu.

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền; giảm thủ tục, chi phí cho người dân và doan nghiệp.

Thứ sáu, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Chú trọng đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, giải quyết ngay những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền.

Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước - Ảnh 11.

Cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Hà Nội, Thủ tướng nhấn mạnh các nguyên tắc giải quyết các kiến nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác công-tư, huy động các nguồn lực xã hội với các mô hình lãnh đạo công-quản trị tư (như Nhà nước xây dựng chính sách, đấu nối hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng bên trong khu công nghiệp và kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp), đầu tư công-quản lý tư (ví dụ Nhà nước xây dựng công viên, giao tư nhân quản lý và khai thác); đầu tư tư-sử dụng công (ví dụ tư nhân xây dựng trụ sở, cơ quan nhà nước sử dụng)

Thứ tám, đổi mới, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành từ thủ công truyền thống sang môi trường điện tử; đẩy mạnh chuyển đổi số, Đề án 06 và tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thứ chín, phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ mười, tăng cường bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Cùng với đó, chú trọng công tác phòng, chống các loại dịch bệnh, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là trong mùa nắng nóng sắp tới; phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn…

Thủ tướng đề nghị Hà Nội chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

 Xử lý các kiến nghị bảo đảm khả thi, hiệu quả, đúng hạn, kịp thời

Tại cuộc làm việc, TP. Hà Nội đề xuất 31 kiến nghị cụ thể thuộc 4 lĩnh vực, trong đó 17 kiến nghị thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, 14 kiến nghị thuộc các bộ, ngành.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã trả lời, cho ý kiến về các kiến nghị liên quan tới việc đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, các dự án đường sắt đô thị, về phát triển nhà ở, các vấn đề liên quan tới đất đai…

Cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Hà Nội, Thủ tướng nhấn mạnh 3 nguyên tắc giải quyết các kiến nghị này. Theo đó, thứ nhất, các Bộ trưởng trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của các bộ. Thứ hai, những việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng thì các Bộ trưởng phối hợp với Hà Nội đề xuất. Nguyên tắc thứ ba là bảo đảm khả thi, hiệu quả, đúng hạn, kịp thời. Thủ tướng giao Hà Nội rà soát, thống kê các công việc đang vướng mắc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5.

Trong đó, với các dự án đường sắt đô thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý các vướng mắc liên quan tới dự án, Bộ Tài chính xử lý các vướng mắc về vốn, Bộ Giao thông vận tải xử lý các vướng mắc liên quan tới hướng tuyến; hoàn thành trong quý II/2023.

Về hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng Nghị định về tổ chức và hoạt động Quỹ phát triển đất, trình Chính phủ trong quý III/2023. Về việc ứng vốn từ Quỹ phát triển đất để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, Bộ Tài chính nghiên cứu xử lý kiến nghị của Hà Nội, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2023.

Về đề nghị Hà Nội được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất từ 10 ha đất trồng lúa trở lên sang các loại đất phi nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, đây là nội dung được nhiều địa phương kiến nghị, Thủ tướng giao các bộ, ngành khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Nghị quyết phù hợp.

Theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội là thành phố “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lính đánh thuê NATO bỏ mạng ở Kursk; Mỹ giục Ukraine hạ tuổi nhập ngũ

Lính đánh thuê NATO bỏ mạng ở Kursk; Mỹ giục Ukraine hạ tuổi nhập ngũ... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 29/11. Chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/11 chứng kiến nhiều diễn biến bất ngờ trên chiến trường. Quân đội Nga tiêu diệt nhóm binh sĩ mặc quân phục NATO Mới đây, truyền thông Nga đã đưa...

Bệnh thận mạn tính tiến triển qua những giai đoạn nào?

Bệnh thận mạn tính là tình trạng mà chức năng thận bị suy giảm qua thời gian. Hệ quả là khiến khả năng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa của thận kém đi. Nếu không can thiệp, bệnh sẽ tiến...

Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam

Thị trường M&A sẽ chứng kiến sự sôi động nhiều hơn trong thời gian tới, các nhà đầu tư ngoại sẽ quay trở lại sau thời gian tìm hiểu thị trường, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Thị trường M&A sẽ chứng kiến sự sôi động nhiều hơn trong thời gian tới, các nhà đầu tư ngoại sẽ quay trở lại sau thời gian tìm hiểu thị trường, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. ...

Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang

Tại Việt Nam, hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính mỗi năm, trong khi ung thư đầu cổ chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Tại Việt Nam, hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính mỗi năm, trong khi ung thư đầu cổ chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Đây là những...

Một số hoạt động song phương của Thứ trưởng Phan Thị Thắng trong chuyến thăm, làm việc tại Ma-rốc

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chào xã giao Quốc vụ khanh Bộ Công Thương Ma-rốcTại cuộc gặp Quốc vụ khanh Omar Hejira sáng ngày 25/11/2024, Thứ trưởng Phan Thị Thắng chúc mừng Ông vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ quan trọng tại Bộ Công Thương Ma-rốc, gửi lời cảm ơn Bộ trưởng Ryad Mezzour đã có thư mời đoàn công tác Việt Nam và chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương Ma-rốc tích cực chuẩn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng

Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Chiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia

Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm cảm ơn những tình cảm của Quốc vương Campuchia đối với Việt Nam, khẳng định chuyến thăm lần này của Quốc vương là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dấu mốc góp phần củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống...

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Xuân Quế

Ngày 28/11/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1479/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn (giai đoạn 1), tỉnh Đồng Nai. ...

Trung tướng Trần Hồng Minh được bầu làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

(TN&MT) - Quốc hội khóa XV vừa phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Trung tướng Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Trần Hồng Minh, sinh năm 1967, tại thành...

Bài đọc nhiều

Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo...

Ngày 27/11, Bộ Công an và UN Women khai mạc Triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới tại Bảo tàng Công an nhân dân.

Trưng bày 63 bức ảnh về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 27/11 tại Bảo tàng Công an nhân dân, Bộ Công an và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Đây là triển lãm đầu tiên tại Việt Nam về vai trò...

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương...

Giảm chi phí logistics để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt

(LĐXH) - Mặc dù Việt Nam nằm trong top 30 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới, tuy nhiên chi phí logistics vẫn còn ở mức cao so với các quốc gia, ảnh hưởng đến giá thành và sức cạnh tranh hàng hóa. Chi phí logistics cao thách thức hàng ViệtTheo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, chi phí logistics chiếm tới 16,8 - 17% GDP, nhiều năm trước đây còn là 18 - 19%.Đây là...

Phát triển văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Với việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá - xã hội tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đầu tư thích đáng cho phát triển văn hoá, thể dục, thể thao, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Quy...

Cùng chuyên mục

Phát triển văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Với việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá - xã hội tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đầu tư thích đáng cho phát triển văn hoá, thể dục, thể thao, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Quy...

Kon Tum: đã cất bốc, hồi hương 34 hài cốt liệt sĩ hy sinh trên địa bàn tỉnh Ratanakiri (Campuchia)

Đây là số liệu được đưa ra tại buổi làm việc đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong công tác Mặt trận giữa 2 tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Ratanakiri (Campuchia), giai đoạn 2019-2024 được tổ chức tại tỉnh Kon Tum ngày 27/11. Theo đánh giá tại buổi làm việc, trong 5 năm qua, căn cứ vào nội dung Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2019-2024, Ủy...

Làm rõ hơn các vấn đề liên quan và thực tiễn thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.

Nhiều giải pháp với việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Môi trường mạng cũng thường trực đa dạng nguy cơ đối với trẻ em, bao gồm những hành vi xâm hại và các yếu tố nguy hiểm khác có thể tác động tiêu cực, gây tổn hại tâm lý, danh dự và nhân phẩm, thậm chí là sức khỏe, tính mạng của trẻ. Với việc tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ở quy mô quốc gia; đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo...

Câu chuyện thành công về giảm nghèo của Việt Nam qua lăng kính UNDP

Việt Nam đã viết nên câu chuyện thành công về giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi, theo Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi. Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Brazil vào tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tỉ lệ hộ nghèo tại Việt Nam đã giảm từ trên 58%...

Mới nhất

Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công bằng ứng dụng công nghệ 3D cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ. Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến...

Củng cố hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp Việt Nam

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, chuyến thăm Việt Nam lần này của Quốc vương Norodom Sihamoni sẽ là nguồn động viên to lớn cho sự phát triển của quan hệ hai nước; củng cố hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia. ...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển sâu rộng, bền chặt trên mọi lĩnh vực

NDO - Tại cuộc hội kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, tại Phủ Chủ tịch, chiều 28/11, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, bền chặt trên mọi lĩnh vực, trong đó quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để thế hệ trẻ...

TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành

TP.HCM sẽ dùng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (Bến Thành - Tham Lương) dài hơn 11 km. TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương)TP.HCM sẽ dùng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (Bến...

Mới nhất