Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảm

Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảm


Tin mới y tế ngày 10/9: Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảm

Tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà trên địa bàn TP.Hà Nội đều giảm so với tuần trước đó.

Nhiều dịch bệnh có xu hướng giảm

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn TP ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 75 trường hợp so với tuần trước đó.





Tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà trên địa bàn TP. Hà Nội đều giảm so với tuần trước đó.

Số ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 28 quận, huyện. Trong đó, các quận, huyện ghi nhận nhiều ca bệnh là Hà Đông với 35 ca, tiếp đến là Đan Phượng (26 ca), Nam Từ Liêm (12 ca), Phúc Thọ (10 ca) và Cầu Giấy (10 ca). Như vậy, cộng dồn từ đầu năm năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.737 ca sốt xuất huyết.

Ngoài ra, trong tuần ghi nhận 10 ổ dịch sốt xuất huyết tại các quận, huyện: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Tây Hồ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm (giảm 6 ổ dịch so với tuần trước). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, TP ghi nhận 131 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện, còn 29 ổ dịch đang hoạt động.

Dù số ca bệnh có xu hướng giảm nhưng CDC Hà Nội nhận định, với điều kiện thời tiết nắng nóng kèm theo mưa nhiều như hiện nay, nhất là sau cơn bão số 3 (Yagi) dễ phát sinh muỗi truyền bệnh saốt xuất huyết.

Thêm vào đó, kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ. Do đó, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới.

Cùng với sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng cũng có số mắc giảm trong tuần qua. Cụ thể, TP ghi nhận 30 trường hợp mắc (giảm 4 trường hợp so với tuần trước) và không có ổ dịch mới. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, TP có 1.909 trường hợp mắc tay chân miệng và 41 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.

Trong tuần qua, thành phố ghi nhận 1 bệnh nhân mắc ho gà (giảm 1 trường hợp so với tuần trước). Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố có 225 trường hợp mắc ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã.

Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, trong đó có 139 trẻ dưới 2 tháng tuổi (chiếm 61,7%); 42 trẻ từ 3-12 tháng tuổi (chiếm 18,7%); 19 trẻ từ 13-24 tháng (chiếm 8,4%); 16 trẻ từ 25-60 tháng (chiếm 7,1%)và 9 trường hợp trên 60 tháng tuổi (chiếm 4%).

Trong tuần tới, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức điều tra dịch tễ, xử lý kịp thời, triệt để các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận, không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng.

Đồng thời, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức giám sát phát hiện trẻ mắc bệnh. Mặt khác, triển khai các hoạt động xử lý dịch, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học khi có bệnh nhân, ổ dịch.

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua, TP ghi nhận 1 trường hợp mắc uốn ván là nam bệnh nhân 47 tuổi (công nhân môi trường tại huyện Gia Lâm).

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố có 13 trường hợp mắc uốn ván, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Ngoài ra, các dịch bệnh khác như rubella, não mô cầu, viêm não Nhật Bản không ghi nhận ca mắc trong tuần qua.

Trước đó tại nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội đề nghị, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh;

Đồng thời tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh. Với các bệnh có vắc-xin, khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Cụ thể, người dân hãy đưa trẻ đi tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh sởi để tạo miễn dịch chủ động; trong đó mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và mũi 2 hoàn thành trước khi trẻ 24 tháng tuổi.

Ngoài ra, để phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần thực hiện tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Cảnh giác ngộ độc thực phẩm tấn công sau mưa bão

Bão số 3 đã khiến nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc rơi vào cảnh ngập úng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Đây cũng là thời điểm môi trường sống ô nhiễm sau mưa bão, tạo nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với các khu vực bị ngập úng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thành lập 5 đội cơ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong khuyến cáo, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng thực phẩm bị ngâm trong nước, bị ôi thiu, mốc hỏng; tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Các gia đình cũng cần chú ý thực hiện “Ăn chín, uống sôi”. Tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống; rửa tay sạch trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng, chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập.

Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ chế biến thức ăn. Khi có một trong các biểu hiện ngộ độc thực phẩm cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, theo đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), khi bão lũ tan, chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng.

Cụ thể, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Ngoài Cloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới được uống.

Mặt khác, các địa phương, đơn vị cần tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng mưa bão để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Nhiều cơ sở y tế ở Quảng Ninh bị thiệt hại do bão số 3

Cơn bão Yagi đã khiến nhiều cơ sở y tế tại tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dự trù cơ số thuốc, vật tư y tế, nhân lực đều được đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh của người dân.

Thông tin từ ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn đều bị thiệt hại gãy đổ cây xanh, vỡ kính một số toà nhà, hành lang, vỡ, hỏng cửa, trần một số phòng, khoa, hỏng hệ thống nội thất trong các phòng như điều hòa, tủ lạnh, ti vi, giường, bàn ghế, gián đoạn cung cấp suất ăn cho người bệnh…

Riêng Bệnh viện Đa khoa Hạ Long bị sập nhà chờ ở cổng vào diện tích 100m2, bịt đường vào. Lực lượng xung kích phường Hoành Bồ đã cho máy xúc vào hỗ trợ khai thông đường đi, vỡ nhiều cửa kính; đổ 6 cây xanh; không thiệt hại về người.

Bệnh viện Phổi cũng thiệt hại nặng nề như bay tấm tôn chắn cổng , 80% cây xanh gãy đổ. Nhiều xe ô tô bị các tấm tôn, cây, vật thể khác bay rơi đè vỡ; lật, tốc, bay mái tôn nóc khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng, nhà đại thể…

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị vẫn đang nỗ lực tích cực khắc phục các sự cố, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và công tác cấp cứu khám chữa bệnh cho người dân.

Hiện còn 3 đơn vị của ngành Y tế Quảng Ninh là: Trung tâm y tế Ba chẽ, Trung tâm y tế Bình Liêu, Trung tâm Kiểm nghiệm chưa liên lạc được để thống kê thiệt hại. Điện lưới và nước sạch tại một số điểm ở Quảng Ninh vẫn chưa có trở lại.

Dự kiến, nếu tiếp tục mất điện lưới trong 2 ngày tới, các cơ sở y tế sẽ gặp khó khăn trong cung cấp điện và nước cho sinh hoạt người bệnh và sinh hoạt của các đơn vị. Hiện tại, 100% các đơn vị y tế đều chạy máy phát điện chạy 24/24 giờ đảm bảo an toàn.





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-109-nhieu-dich-benh-tai-ha-noi-co-xu-huong-giam-d224455.html

Cùng chủ đề

Hội chứng hậu vi rút

Sau một đợt cảm hoặc cúm, sốt xuất huyết, sởi... nhiều người than phiền rằng họ thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn dù bác sĩ khẳng định bệnh đã hồi phục. Hội chứng hậu vi rút là gì?Trong y khoa, cụm từ "hội...

Cảnh báo người lớn mắc sởi, chủ quan dễ biến chứng nguy hiểm

Người lớn mắc sởi dễ chẩn đoán nhầmHiện, đang điều trị bệnh sởi tại...

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễ

Do bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh lây truyền qua vector là con muỗi vằn nên các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành rất quan tâm. Kiểm soát sốt xuất huyết: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễDo bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh...

Dịch sốt xuất huyết lại tăng

TP.HCM ghi nhận 698 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong tuần qua, tăng 1,8% so với trung bình 4 tuần trước. TP.HCM ghi nhận 698 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong tuần qua, tăng 1,8% so với trung bình 4 tuần trước. TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết lại tăng Ngày 26/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin cập nhật tình...

Trẻ bị sởi có cần kiêng gió, kiêng nước?

Hỏi:Con gái tôi bị mắc sởi do lây từ bạn học và hiện cháu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng

Chiều 18/12, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, chỉnh trang và mở không gian phát triển mới. Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồngChiều 18/12, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức khởi công Dự án đầu tư...

Doanh nghiệp môi giới địa ốc tự nâng chất

Thị trường địa ốc phục hồi cũng là lúc các đơn vị môi giới đua tuyển quân trở lại. Nhưng thay vì mở rộng tràn lan như giai đoạn phát triển nóng trước đây, các doanh nghiệp đang tập trung nhiều hơn vào chất lượng nhân sự để đáp ứng quy định mới. Thị trường địa ốc phục hồi cũng là lúc các đơn vị môi giới đua tuyển quân trở lại. Nhưng thay vì mở rộng tràn lan như...

Mọi “người chơi” trên thị trường TMĐT, cuối cùng sẽ tìm đến sự ổn định

Nhìn lại “cuộc đua” thương mại điện tử tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ, ông Victor Wu, CEO Lazada Việt Nam cho rằng, mỗi doanh nghiệp trên thị trường đều có con đường phát triển riêng, song cuối cùng, doanh nghiệp nào rồi cũng phải kiểm soát rủi ro, và hướng đến sự phát triển ổn định. CEO Lazada Việt Nam: Mọi “người chơi” trên thị trường TMĐT, cuối cùng sẽ tìm đến sự ổn địnhNhìn lại “cuộc...

Đẩy mạnh số hóa trong quản lý thuế

Đến nay, có 100% doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, 99% doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, 99% doanh nghiệp đang hoạt động tham gia hoàn thuế điện tử. Đến nay, có 100% doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, 99% doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử...

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm bùng phát trong mùa Đông

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các sở y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông - Xuân. Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm bùng phát trong mùa Đông - XuânCục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các sở y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng,...

Bài đọc nhiều

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Ăn trứng, thịt vào bữa nào là tốt nhất?

Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó cũng hỗ trợ trong việc hình thành nhiều kháng thể và hoóc môn quan trọng. ...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Nữ thạc sĩ tạo ra gel tránh thai cho nam giới

Loại gel tránh thai này được thiết kế để tạo thành một rào chắn trong ống dẫn tinh và có thể dễ dàng làm tan đi khi 'chính chủ' muốn sinh con. Phát minh này thuộc về cô Kyla Raoult, người vừa mới tốt...

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm bùng phát trong mùa Đông

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các sở y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông - Xuân. Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm bùng phát trong mùa Đông - XuânCục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các sở y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng,...

Người phụ nữ đi cấp cứu gấp sau khi ăn thịt cuốn lá lộc mại

GĐXH - Vài tiếng sau khi ăn thịt lợn cuốn lá lộc mại, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, chóng mặt… nên được người nhà đưa đi cấp cứu. ...

5 loại gia vị dùng dưới dạng trà giúp tăng cường miễn dịch

Duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể và một trong những cách đơn giản nhất để hỗ trợ chức năng miễn dịch của bạn là thông qua chế độ ăn uống.Từ gừng cho ra đời loại trà bảo vệ sức khỏeGừng là một loại gia vị được sử dụng trong y học cổ truyền. Giàu các hợp chất hoạt tính sinh học như gingerol, gừng có đặc tính...

Bệnh viện FV trợ giá đến 20% viện phí cho bệnh nhân không có bảo hiểm sức khỏe

DNVN - Bệnh viện FV là bệnh viện quốc tế đẳng cấp khu vực nhưng nhiều năm qua vẫn áp dụng một mức giá dịch vụ khám chữa bệnh niêm yết tại Việt Nam chỉ bằng 50% so với các bệnh viện cùng tiêu chuẩn ở một số quốc gia hàng đầu khu vực...

Mới nhất

Hàng hiệu giảm giá ‘sập sàn’, tín đồ thời trang tại TPHCM đổ xô đi săn sale

TPO - Hơn 500 thương hiệu cao cấp trong và ngoài nước “bắt tay nhau” giảm giá tới 80%. Ngay khi vừa mở cửa, cả trăm khách hàng đã nhanh chân vào cuộc săn sale diện Tết 2025. 18/12/2024 | 15:56 ...

Bước lên chuyến xe đi dọc nước Việt: Tuổi trẻ nên tận dụng để khám phá

Với những người trẻ lớn lên giữa một "thế giới phẳng" thì dịch chuyển và du lịch là nhu cầu, là hành trang chứ không phải thú vui xa xỉ… Quan điểm du lịch Xuyên Việt mới mẻ Các bạn trẻ cùng nhau băng qua những cung đường tuyệt đẹp. Là Nha Trang mùa nắng vàng biển xanh, trở về với đại dương...

Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng

Chiều 18/12, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, chỉnh trang và mở không gian phát triển mới. Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông...

Doanh nghiệp môi giới địa ốc tự nâng chất

Thị trường địa ốc phục hồi cũng là lúc các đơn vị môi giới đua tuyển quân trở lại. Nhưng thay vì mở rộng tràn lan như giai đoạn phát triển nóng trước đây, các doanh nghiệp đang tập trung nhiều hơn vào chất lượng nhân sự để đáp ứng quy định mới. Thị trường địa ốc phục hồi cũng...

Mọi “người chơi” trên thị trường TMĐT, cuối cùng sẽ tìm đến sự ổn định

Nhìn lại “cuộc đua” thương mại điện tử tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ, ông Victor Wu, CEO Lazada Việt Nam cho rằng, mỗi doanh nghiệp trên thị trường đều có con đường phát triển riêng, song cuối cùng, doanh nghiệp nào rồi cũng phải kiểm soát rủi ro, và hướng đến sự phát triển ổn định. CEO...

Mới nhất