Trang chủPolitical ActivitiesChính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều...

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng



(MPI) – Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế – xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tham dự và phát biểu tại phiên họp.

 
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Chinhphu.vn

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID-19, khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nhiều tổ chức quốc tế đều nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024. Đã kiện toàn chức danh Lãnh đạo chủ chốt và một số bộ, ngành, địa phương với sự đoàn kết, thống nhất cao, tạo niềm tin, khí thế xã hội cho phát triển.

Các cấp, ngành, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần đột phá, đổi mới, sáng tạo, nỗ lực, quyết tâm hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu và khối lượng lớn công việc, nhất là trong công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, nhằm đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH năm 2024, củng cố các yếu tố nền tảng và tạo đà cho năm 2025 và các năm tiếp theo.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội; hoàn thành khối lượng lớn công việc với nhiều các làm mới, đột phá, sáng tạo; phát huy tinh thần cải cách, đột phá trong công tác xây dựng, hoàn thiện các nội dung trình Trung ương, Bộ Chính trị và Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội; tập trung cao độ rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; theo dõi sát, nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh trong ngắn hạn, bảo đảm hài hòa với phát triển trong trung và dài hạn.

Theo đó, tình hình KTXH tháng 8 và 08 tháng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, thể hiện qua 10 nhóm kết quả nổi bật, đáng khích lệ như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép; Các động lực tăng trưởng từ phía cung tiếp tục chuyển biến tích cực;  Các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực hơn; Quyết liệt tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế; An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân tiếp tục được nâng lên;…

Tại phiên họp, Chính phủ thống nhất nhận định: Trong bối cảnh nêu trên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt; sự đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự tích cực tham gia, ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp; sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành, các địa phương, tình hình KTXH tháng 8 và 08 tháng đầu năm 2024 tiếp tục đà phục hồi tích cực, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, góp phần củng cố nền tảng để chúng đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu đề ra cho năm 2024.

Tuy nhiên, bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được là cơ bản, các thành viên Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, nổi lên như giải ngân vốn đầu tư công của nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm; Kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; Những dự án tồn đọng cần phải được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn; Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; huy động và sử dụng các nguồn lực còn chưa thực sự hiệu quả; phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh; Công tác thông tin truyền thông còn chưa thực sự hiệu quả, có lúc, có nơi còn “chưa tới”, chưa có tác động lan toả tích cực cho toàn xã hội.

Phát biểu kết luận phiên họp, trên cơ sở xác định các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và phân tích tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, với tinh thần tạo động lực mới, khí thế mới để đưa đất nước vươn lên trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực rồi phải nỗ lực lớn hơn nữa, đã cố gắng rồi phải cố gắng hơn nữa, chủ động, tích cực thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, xử lý các vấn đề phát sinh và triển khai các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, của cấp trên, bám sát tình hình, phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục bám sát mục tiêu đã đề ra về ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; trong đó, tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.

Trong đó, để ưu tiên cho tăng trưởng, cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác.

Tập trung giữ ổn định tỷ giá, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tiếp tục tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%. Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời, mở rộng cơ sở thu; quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển. Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí.

Kiểm soát tốt lạm phát theo mục tiêu đề ra. Đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm; chủ động điều hành bảo đảm nguồn cung xăng dầu, năng lượng. Chuẩn bị kỹ, đánh giá tác động, có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp các dịch vụ do Nhà nước quản lý, không tăng cùng lúc, không điều hành giật cục.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống. Theo đó, về đầu tư: tập trung đẩy mạnh, tạo đột phá giải ngân vốn đầu tư công; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động hiệu quả mọi nguồn lực xã hội.

Về xuất khẩu: duy trì, khai thác hiệu quả các thị trường lớn, truyền thống và xúc tiến mạnh mẽ các thị trường mới, giầu tiềm năng; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu…

Về tiêu dùng: đẩy mạnh phát triển thị trường, kích cầu tiêu dùng trong nước; đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời, tập trung thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; quyết liệt thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới (như chíp bán dẫn, AI…). Đây là lựa chọn chiến lược, yêu cầu khách quan, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh, bền vững. Rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, xử lý các vấn đề vướng mắc, nhất là các thủ tục liên quan tới triển khai Luật Đất đai. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số quốc gia. Từng bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật không phù hợp để sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ phù hợp, kịp thời.

Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; Tập trung hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Tăng cường thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, tạo động lực, truyền cảm hứng, góp phần tạo đồng thuận xã hội và khí thế phấn khởi, nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn xã hội, giữ đà, giữ nhịp phát triển.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan được giao nhiệm vụ tập trung chuẩn bị, rà soát, hoàn thiện, đảm bảo chất lượng, tiến độ các Đề án báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chuẩn bị kỹ các tài liệu phục vụ Hội nghị Trung ương 10 và Kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV. Đồng thời, tích cực triển khai các nhiệm vụ của Tiểu ban Kinh tế – Xã hội; chuẩn bị chu đáo phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-9-9/Chinh-phu-hop-phien-thuong-ky-thang-8-nam-2024-voi2jvazh.aspx

Cùng chủ đề

Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định

Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư ngay trong quý IV/2024. Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xeDự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu...

Chúc mừng Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt năm thứ 2 liên tiếp được trao chứng nhận tham gia tham chiếu chương trình Ngoại...

Sáng 8/11, tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý chất lượng xét nghiệm năm 2024, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC vinh dự nhận chứng nhận tham giatham chiếu lần thứ 2 của chương trình Ngoại kiểm Sinh hóa và HbA1C, do Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Đại...

Cách Hoàng Sa 480km, hướng thẳng Quảng Trị-Quảng Ngãi, bao giờ vào đất liền?

Tin bão số 7 mới nhất, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 7 - bão Yinxing đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. ...

Chưa có cơ sở khẳng định người dân Việt thừa i-ốt

Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến dư thừa và người dân đối diện với nguy cơ sức khỏe là chưa chính xác. Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến dư thừa và người dân đối diện với nguy cơ sức khỏe là chưa chính xác. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bão YINXING tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật trên cấp 17

(Bqp.vn) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão YINXING đang tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đến 7 giờ ngày 8/11 có khả năng đi vào Biển Đông.Dự báo hướng đi của bão YINXING, cập nhật lúc 08 giờ 01 phút ngày 07/11. (ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)Hồi 7 giờ, ngày 7/11, vị trí tâm bão khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 123,1 độ...

Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia châu Mỹ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tiềm năng, sản phẩm và dịch vụ của mình tới thị trường châu Mỹ, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu và...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ 10 tháng năm 2024 đạt 647,87 tỷ USD

(MPI) - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê được công bố ngày 06/11/2024, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất...

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10 và 10 tháng năm 2024

(MPI) - Trong tháng 10, cả nước có gần 14,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là hơn 153,5 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 80,5 nghìn lao động, tăng 26,5% về số doanh nghiệp, tăng 65,4% về vốn đăng ký và tăng 27,8% về số lao động so với tháng 9/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 9,8% về số doanh nghiệp, tăng 9,5% về số vốn...

Thượng tướng Phạm Hoài Nam tiếp đoàn cán bộ, sĩ quan Nhật Bản

(Bqp.vn) - Sáng 4/11, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp đoàn cán bộ, sĩ quan Bộ Quốc phòng, Lực lượng Phòng vệ và Quỹ Hòa bình Sasakawa Nhật Bản do Thiếu tướng Aoi Kei, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hệ thống chỉ huy thông tin, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản làm Trưởng đoàn.Quang cảnh buổi tiếp.Tại buổi tiếp, Thượng...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy...

Cơ hội cho doanh nghiệp Hoa Kỳ hợp tác kinh doanh và đầu tư tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực …

Tham dự Hội nghị gồm có hơn 30 doanh nghiệp và các nhà quản lý kinh tế - thương mại - đầu tư, các chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ; phía Việt Nam có đại diễn Lãnh đạo Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương, ông Đặng Hải Anh và các chuyên viên; đại diện các Khu công nghiệp Dulong, DeepC, Tập đoàn Thaco Industries, cán bộ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM và nhiều đối...

Bộ Thương mại và Công nghiệp Phi-líp-pin khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng

Sản phẩm bị điều tra: sản phẩm xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000.Thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại: từ 2019 – 2024.          Cáo buộc của Cơ quan điều tra:Cơ quan điều tra cho rằng trong giai đoạn 2019 – 2023, lượng xi măng nhập khẩu đã gia tăng liên tục về mặt tuyệt đối, cụ thể: tổng lượng xi măng nhập khẩu đã tăng 10% trong năm 2020; 17%...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội nhập …

Việc rà soát hành chính này được MITI tự khởi xướng trên cơ sở thông tin về việc nguyên đơn Bahru Stainless Sdn. BHd, công ty sản xuất duy nhất sản phẩm bị áp thuế đã dừng sản xuất từ ngày 30 tháng 6 năm 2024.- Hàng hóa bị điều tra: thép không gỉ cán nguộn dạng cuộn, tấm hoặc hình dạng khác, được phân loại theo mã HS: 7219.31.00.00, 7219.32.00.00, 7219.33.00.00, 7219.34.00.00, 7219.35.00.00; 7220.20.10.00; 7220.20.90.00.- Thuế chống...

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những nhãn hàng uy tín.Sự kiện biểu tượng về nỗ lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử tại Việt...

Mới nhất

Bé trai suy tuyến thượng thận do cha mẹ tự ý sử dụng thuốc Đông y gia truyền hỗ trợ tăng cân

Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi 6 tháng, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận....

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật | 08/11/2024 ...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu...

Mới nhất