Trang chủKinh tếNông nghiệpTiền tỷ 'bay vèo' trong đêm, nông dân chỉ biết bật khóc

Tiền tỷ ‘bay vèo’ trong đêm, nông dân chỉ biết bật khóc


Chị Cuối cùng bà con hàng xóm nhặt dưa lưới tại nhà màng. Ảnh: Bảo Thắng.  
Chị Cuối cùng bà con hàng xóm nhặt dưa lưới tại nhà màng. Ảnh: Bảo Thắng.  


Nước mắt lưng tròng

Ngồi bệt xuống đất, nước mắt lưng tròng, chị Phạm Thị Cuối nhìn vô định vào hơn 4.000m2 nhà màng tan hoang sau bão số 3.

Thôn Lúa quê chị có tiếng là đất trồng dưa lưới. Nhiều hộ dân đổi đời nhờ cây màu này. Như nhà chị, nếu mưa thuận gió hòa, mỗi năm ít nhất cũng lời được 400 triệu đồng từ dưa lưới sau khi trừ đi các chi phí vật tư, phân bón.

“Giờ mất hết rồi”, chị Cuối buông thõng sau khi vất vả đi nhờ 2 chuyến xe sớm từ Quảng Ninh về xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc để xem ruộng dưa thế nào.

Nếu không bị cơn bão số 3 quần thảo đêm 7/9, ruộng dưa nhà chị sẽ thu hoạch từ 12 – 15/9. Một tuần nữa thôi là những trái dưa thơm ngọt sẽ được bán với giá 20.000 – 25.000 đồng/kg, thương lái đến tận ruộng thu mua nhờ con đường rải nhựa mới được bà con trong thôn chung vốn, cùng nhau tôn tạo.

Nhưng tất cả giờ chỉ còn là những khung sắt trơ xương, chĩa thẳng lên không trung. Những mảng nilon toang hoác, những vũng nước lớn ngập ngụa dưới đất chưa kịp tiêu thoát…

Dưa đổ nằm la liệt dưới ruộng. Ảnh: Bảo Thắng.  
Dưa đổ nằm la liệt dưới ruộng. Ảnh: Bảo Thắng.  


Gần 10 tấn dưa sắp đạt độ ngọt, độ giòn tiêu chuẩn giờ la liệt dưới đất. Quả bị vỡ toác, quả bị xỉn màu có lẽ vì ngâm trong nước từ đêm hôm trước. Bên cạnh, người đàn bà vừa tất bật ngược xuôi không còn sức đứng dậy. Chị bảo, “chán đến độ không buồn nhặt dưa”, nhưng hàng xóm động viên mãi nên giờ gia đình chị cố được từng nào hay từng ấy.

Từ chỗ bán 20.000 – 25.000 đồng/kg (khoảng 50.000 đồng/quả), dưa lưới nhà chị giờ “đại hạ giá”. Ai mua tại ruộng thì 100.000 đồng 4 quả, thậm chí rẻ hơn cũng bán. Nhưng kể cả như vậy thì bà con thôn Lúa cũng không thể giúp được người đàn bà đi làm ăn xa này. Mỗi người chỉ độ 2 – 3 quả là chán vì thôn Lúa còn nhiều nhà nữa cũng đồng cảnh ngộ như chị Cuối.

Anh Phạm Xuân Phồn – anh trai chị Cuối được giao nhiệm vụ ở nhà chăm sóc ruộng dưa. Có kinh nghiệm lâu năm trồng loại trái cây này nên mấy vụ vừa qua anh chị làm ăn được. Bọn trẻ nhà anh được đầu tư học hành trên huyện, gia đình cũng có của ăn của để.

Toàn bộ nhà màng của gia đình chị Cuối bị đổ sụp, thiệt hại hàng tỷ đồng. Ảnh: Bảo Thắng.  
Toàn bộ nhà màng của gia đình chị Cuối bị đổ sụp, thiệt hại hàng tỷ đồng. Ảnh: Bảo Thắng.  


Thế nhưng khi cơn bão số 3 đi qua, một tương lai khác sẽ chờ đón anh Phồn. Nhãn tiền là khoản nợ 1 tỷ đồng, anh cùng em gái (chị Cuối) vừa vay mượn để xây mới cơ sở 2.000m2 nhà màng.

“Tôi chẳng biết làm thế nào nữa”, anh Phồn nói, tay vẫn không ngừng xếp dưa lên chiếc xe ba gác để chở ra đường lớn, hi vọng khách du lịch tiện đường đi qua sẽ giúp anh “giải cứu” một phần đống tài sản hàng trăm triệu đồng.

Gần ruộng nhà anh Phồn, chị Cuối, nhà màng của anh Lê Thạc Oai (cũng trú tại thôn Lúa) cũng chẳng còn gì khi bão Yagi đi qua. Vụ dưa nhà anh vừa thu hoạch khoảng nửa tháng trước, đang trong quá trình làm giống. “Nhưng giờ thì chẳng còn gì làm nữa rồi”, anh Oai như nhắc lại lời anh Phồn một cách ngán ngẩm sau khi thăm đồng.

Hàng xóm hỗ trợ chị Cuối thu hoạch dưa. Ảnh: Bảo Thắng.  
Hàng xóm hỗ trợ chị Cuối thu hoạch dưa. Ảnh: Bảo Thắng.  


Tập trung hỗ trợ, khắc phục sản xuất nông nghiệp

Canh tác trong nhà màng có lẽ là loại hình cần đầu tư nhiều nhất. Chỉ riêng nhà màng cũng tốn đến tiền trăm triệu, tiền tỷ. Chính bởi thế, tổn thất về cơ sở vật chất của người dân là không thể đo đếm.

Theo báo cáo nhanh của Sở NN-PTNT Hải Dương, bão số 3 đã làm hơn 10.000ha lúa bị ngã đổ, khoảng 1.200ha rau màu bị dập nát, hơn 600ha cây ăn quả bị gãy đổ.

Hiện Hải Dương chưa ghi nhận sự cố đối với các công trình đê điều, thủy lợi. Nhưng do ảnh hưởng của mưa bão và hồ thủy điện Hòa Bình đang xả lũ nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, sự cố.

Trong cuộc họp sáng 8/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã rà soát, thống kê thiệt hại để có số liệu chính xác nhất, đặc biệt là về lĩnh vực nông nghiệp.

“Các đơn vị tập trung đánh giá hậu quả, thiệt hại, căn cứ hướng dẫn của ngành nông nghiệp, tài chính để thống kê, đề nghị hỗ trợ theo đúng quy định”, Chủ tịch Lê Ngọc Châu nhấn mạnh.

Dưa được xếp lên xe ba gác và bán rải rác tại đường lớn. Ảnh: Bảo Thắng.  
Dưa được xếp lên xe ba gác và bán rải rác tại đường lớn. Ảnh: Bảo Thắng.  


Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh khắc phục sự cố sau cơn bão số 3 sớm nhất, nhất là dự báo và xây dựng kế hoạch ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn sau cơn bão.

Cùng với đó, rà soát, phòng ngừa dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm, bảo đảm vệ sinh môi trường.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tien-ty-bay-veo-trong-dem-nong-dan-chi-biet-bat-khoc.html

Cùng chủ đề

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hải Dương

Ngày 15/11, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Hạ Vĩnh, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. ...

Trường trung học đầu tiên ở Hải Dương cho nghỉ học thứ Bảy

Tại tỉnh Hải Dương, Trường THCS & THPT Marie Curie đã cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy. Đây là trường đầu tiên trong tỉnh áp dụng lịch học này. Gần đây, một số tỉnh thành triển khai cho học sinh cấp trung học nghỉ học ngày thứ Bảy như: Lào Cai, Lai Châu, Khánh Hoà, Hà Tĩnh... Tại Hải Dương, Trường THCS & THPT Marie Curie (TP Hải Dương) là trường đầu tiên cho học sinh nghỉ thứ Bảy. Theo...

Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn

Tỉnh Hải Dương yêu cầu chính quyền các cấp không cho dân chăn nuôi tại các phường, thị trấn và có chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Tại Kỳ họp thứ 27 ngày 14/11, HĐND tỉnh Hải Dương đã thông qua 10 nghị quyết, trong đó có quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép...

Ban Công tác phía Nam tiếp nhận 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi thiên tai

Sáng 14/11, ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, đại diện Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương đã trao cho Ban công tác phía Nam 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiệt hại bởi bão, lũ. ...

Khách đi gần 100km đến uống trà chanh xuyên đêm ở Hà Nội

(Dân trí) - Thảo và Huyền từ Hải Dương lên Hà Nội để trải nghiệm đón gió mùa tại quán trà chanh mở qua đêm, view sông Hồng - cầu Nhật Tân, địa điểm hot trên TikTok trong nhiều tháng qua. Đi gần 100km từ Hải Dương lên Hà Nội ngồi trà chanh Chiều 12/11, Thảo và Huyền (cùng 22 tuổi) bắt xe khách từ Hải Dương gần 100km đến nhà bạn ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Tuần lễ kích cầu tiêu dùng phố kinh doanh dịch vụ Ngọc Khánh

Kinhtedothi - Tối 15/11, UBND quận Ba Đình đã khai mạc “Tuần lễ khuyến mại kích cầu tiêu dùng phố kinh doanh dịch vụ, đi bộ Ngọc Khánh - Giảng Võ trường năm 2024”. “Tuần lễ khuyến mại kích cầu tiêu dùng phố kinh doanh dịch vụ, đi bộ Ngọc Khánh - Giảng Võ trường năm 2024” chào mừng 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) diễn ra từ ngày 15 đến hết...

Quảng Nam phê bình địa phương thi công dự án “rùa bò”

Tiến độ thi công “rùa bò” Hai công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) là dự án Mở rộng mặt đường ĐH3.QS và dự án Đường giao thông kết nối với các tiểu vùng sản xuất nguyên liệu nông - lâm nghiệp với các khu, cụm công nghiệp Quế Sơn (ĐH21). Theo kế hoạch, cả hai dự án đều phải hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm 2024. Nhưng trên...

điều động, bổ nhiệm 3 Giám đốc Sở

Kinhtedothi - Ngày 15/11, tỉnh Ninh Bình công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 15/11, ông Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã trao các quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình về điều động, bổ nhiệm Giám đốc 3 Sở ở tỉnh này. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình quyết định bổ nhiệm ông...

Bổ sung vốn cho Bộ Giao thông vận tải để xây cầu Phong Châu mới

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể, bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong...

Tìm cách đánh thức tiềm năng du lịch Quốc Oai

Kinhtedothi - Để Quốc Oai trở thành điểm đến hút khách đòi hỏi chính quyền địa phương nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối các điểm đến du lịch với doanh nghiệp lữ hành. Đó là “hiến kế” của các doanh nghiệp với UBND huyện Quốc Oai tại cuộc khảo sát điểm đến du lịch Quốc Oai (15/11). Vùng đất giầu tiềm năng Huyện Quốc Oai với lợi thế địa hình bán sơn địa, đồng bằng xen lẫn đồi...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều...

Đi vớt rác, dân Quảng Ngãi vô tình vớt được con động vật có tên trong sách Đỏ, nộp ngành chức năng

Con động vật có tên trong sách Đỏ mà anh Phan Tồn, ở huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình vớt được là một con đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm) chưa trưởng thành, nặng khoảng 5 kg, chiều rộng mai 27 cm, dài 31...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Cùng chuyên mục

Cá Koi, cá quý tộc, quốc ngư Nhật Bản nuôi dày đặc ở một xã của Nam Định, dân đổi đời, nhà giàu lên

Hợp tác xã Sản xuất và thương mại Tân Khánh ở thôn Phong Cốc, xã Minh Tân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) thành lập năm 2021 với 16 thành viên chuyên sản xuất, kinh doanh cá Koi, loài cá được xem là 'quốc ngư Nhật Bản'. ...

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới thành lập mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II, năm 2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của...

Than đá ở Quảng Ninh của Việt Nam phát hiện, khai thác từ bao giờ, toàn cảnh mỏ than Bắc Kỳ?

Tài nguyên than đá dồi dào ở Bắc Kỳ đã được người Pháp thăm dò, khai thác từ cuối thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một nguồn thu quan trọng của chính quyền thuộc địa. Báo Le Petit Niçois cho chúng ta biết thêm về tình hình khai thác...

Chuyển đổi số, giải pháp quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi tất yếu để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. ...

Con ba khía, con động vật hoang dã, dân Sóc Trăng nuôi dưới tán rừng, bắt bán 70.000 đồng/kg

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã hỗ trợ nông dân thực hiện thành công mô hình nuôi ba khía (một loài động vật hoang dã lớp giáp xác) dưới tán rừng. Mô hình còn kết hợp ương dưỡng, sản xuất giống ba khía nhằm chủ động nguồn giống chất...

Mới nhất

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. ...

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng

Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa... ...

Chứng khoán lại ‘tụt huyết áp’, hơn 500 cổ phiếu giảm giá

Với gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình ‘Hồ Chí Minh

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư...

Saigon Co.op tổ chức tuần lễ trái cây tri ân ngày nhà giáo Việt Nam

Siêu thị giảm giá 20-25% cho hơn 100 loại trái cây, dành tặng hàng ngàn phần quà cho khách hàng thành viên trong khuôn khổ chương trình “Tri ân triệu cảm xúc". ...

Mới nhất