Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcỔn định nền nếp học tập cho năm học mới

Ổn định nền nếp học tập cho năm học mới


Bai GD_
Cô và trò Trường Mầm non Yên Sở trong ngày đầu năm học mới.

Ghi nhớ nội quy trường, lớp

Khi bắt đầu một năm học mới, việc duy trì ổn định nền nếp là rất quan trọng để tạo ra môi trường học tập hiệu quả và lành mạnh. Ghi nhận tại Trường Tiểu học Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội), học sinh nhà trường đều đã có đủ sách giáo khoa của các môn học. Các giáo viên dạy theo khung chương trình của Bộ GDĐT và UBND TP Hà Nội ban hành. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, phục vụ tốt cho việc dạy học.

Cô Trần Thị Hồng Quyên, chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Yên Sở cho biết: Trong những buổi học đầu tiên, hầu hết các học sinh đều có mặt trước giờ vào lớp 10-15 phút để bước vào năm học với tâm thế tự tin, thoải mái.

Trong các tiết học, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ, tạo sự hứng thú cho học sinh. Các giáo viên và học sinh nhà trường quyết tâm thi đua dạy học – học tốt, phấn đấu tiếp tục đạt nhiều thành tích cao, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục.

Cô Quyên cũng thông tin, bài tập về nhà đầu tiên của năm học mới cô giao cho học sinh là đọc lại và ghi nhớ nội quy lớp học; kể lại một số kỹ năng em sẽ xử lý khi gặp hoả hoạn. Lớp học có nền nếp là lớp học thực hiện tốt nội quy. Với học sinh tiểu học các nội quy phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể. Khi các em đã thực hiện tốt nội quy ban đầu, giáo viên sẽ thay nội quy khác để các em thực hiện tiếp theo.

Theo em Nguyễn Gia Bảo, nội quy lớp cô giao cần ghi nhớ gồm các nội dung như: Đến lớp học đúng giờ, 7h30 có mặt; Mặc quần áo đồng phục gọn gàng; Soạn bài, làm bài, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ; Không mang quà vặt đến lớp; Tập trung nghe giảng, tích cực phát biểu bài; Không làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học; Luôn ngồi học đúng tư thế…

Học sinh lớp 3 là học sinh đã bước qua những ngày bỡ ngỡ của lứa tuổi đầu cấp. Như mọi năm (khi học lớp 1, 2), giáo viên thường dặn dò bài tập về nhà cho các học sinh bằng tin nhắn hàng ngày cho phụ huynh, hoặc sẽ đọc cho học sinh chép vào vở. Năm học này, cô Quyên cho biết, giáo viên sẽ dần dần không cho các con ghi vở dặn dò theo kiểu đọc chép từng từ. Việc hàng ngày cần làm của học sinh, cô giáo sẽ nhắc nhở trên lớp để con tập ghi nhớ. Cô cũng sẽ gửi dặn dò trên nhóm lớp mỗi ngày. Tuy nhiên khi vào nếp rồi thì cũng có ngày cô không gửi lên nhóm, là để kiểm tra việc ghi nhớ của học sinh. Mấy tuần đầu, phụ huynh sẽ kiểm tra giúp giáo viên việc cô nhắc trên lớp với dặn dò cô gửi trên nhóm để kiểm chứng con ghi nhớ có đúng không?

Tương tự, thông tin từ Trường THCS Mai Đình (Sóc Sơn, Hà Nội), ngay từ ngày đầu năm học, đội sao đỏ và đội xung kích nhà trường đã được thành lập nhằm giúp cho nề nếp của Liên đội được duy trì ổn định và hoạt động hiệu quả. Các em trong đội sao đỏ được nhận nhiệm vụ giữ gìn nề nếp và tác phong, kỷ luật do nhà trường đề ra. Đội sao đỏ của Liên đội năm nay gồm 62 đội viên, đội xung kích gồm 15 thành viên chính cùng phối hợp với các lớp trực tuần, theo dõi nhắc nhở các bạn đội viên để cùng thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Các em đều là những đội viên ưu tú có kết quả học tập tốt, tác phong gương mẫu và đặc biệt là tinh thần tự giác cao.

Ngay sau ngày khai giảng, đội sao đỏ và xung kích đã được cô giáo Tổng phụ trách Đội tập huấn công việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các bạn học sinh thực hiện tốt nề nếp, nội quy của nhà trường. Các bạn trong đội sao đỏ, xung kích đã làm việc có trách nhiệm, giúp cho nề nếp Liên đội ổn định ngay từ đầu năm học.

Tăng cường phối hợp với phụ huynh

Tại Trường Mầm non Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội), trước ngày khai giảng, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh cho tất cả các lớp. Cô Nguyễn Kim Tuyến, giáo viên chủ nhiệm lớp Mẫu giáo lớn A2 cho hay: Với học sinh mẫu giáo 5 tuổi, việc rèn nền nếp cho các em rất quan trọng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên.

Các bé 5 tuổi mà kỹ năng tô, viết yếu thì khi lên lớp 1 các em sẽ rất sợ, không dám viết. Các cô sẽ phải rèn cho các em rất nhiều kỹ năng và cả nền nếp như: Rèn cho các em không nói ngọng, không ngại phát biểu; biết cách thưa gửi với các cô, trao đổi với các cô; rèn cho các em các thói quen, tính tự lập… Các em cũng phải học xếp bàn ghế ngay ngắn và cất đúng chỗ, xếp hàng theo đúng tổ, lấy đúng cốc của mình, đi dép trong nhà vệ sinh để không bị trượt ngã, cách gấp chiếu, lau miệng bằng khăn mặt. Ngoài ra các em cũng được rèn sự tập trung, lễ giáo, sự chú ý trong các hoạt động…

“Ví dụ, những ngày mới đến lớp các em rất hay tranh nhau chọn gối khi ngủ, cô phải nhắc nhở xếp hàng lần lượt theo tổ, lấy gối từ trên xuống, không rút từ dưới lên. Khi ngủ dậy, lần lượt từng em cất gối để không bị đổ… Mưa dầm thấm lâu, càng rèn luyện nhiều thì càng có kết quả tốt. Các phụ huynh nên để con tự làm, để con tự đi, ba lô hay dép để con tự cất khi đến lớp. Bởi vì đến khi các con lên lớp 1 sẽ không có ai giúp các con những việc ấy cả. Các con phải tự đi vào lớp” – cô Tuyến cho hay.

Tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu (Gia Lộc, Hải Dương), công tác xây dựng nền nếp cho học sinh cũng được quán triệt là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Giáo viên nhà trường cho rằng, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Muốn các em có nền nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động thì người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi đầu năm học. Nếu ngay từ đầu năm các em được rèn giũa một cách nghiêm túc, có hiệu quả, thì đây sẽ là những bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập.

Bên cạnh đó, việc giao tiếp hiệu quả giữa giáo viên và phụ huynh cũng là yếu tố quan trọng để duy trì nền nếp. Việc tổ chức các cuộc họp định kỳ, cung cấp thông tin về tiến độ học tập và các vấn đề liên quan giúp phụ huynh nắm bắt tình hình học tập của con em mình, đồng thời phối hợp cùng giáo viên hỗ trợ học sinh tốt nhất.



Nguồn: https://daidoanket.vn/on-dinh-nen-nep-hoc-tap-cho-nam-hoc-moi-10289630.html

Cùng chủ đề

Nếu giáo dục là đột phá chiến lược thì phải có ưu tiên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống, do đó không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học. Vì vậy, nếu xét “giáo dục là đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu” thì dứt khoát phải có một vài sự ưu tiên. ...

15 năm tạo dựng thương hiệu giáo dục hàng đầu

Trong hệ thống trường ngoài công lập, Trường liên cấp Newton nổi lên như một “hiện tượng đặc biệt” bởi chỉ sau 15 năm ra đời và phát triển, trường đã khẳng định thế mạnh vượt trội cả đào tạo đại trà và mũi nhọn, trở thành thương hiệu giáo dục thuộc tốp đầu Thủ đô; được phụ huynh, học sinh tin tưởng với tên gọi “Trường Quốc tế chuyên”. Tháng 11/2024, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập...

Khai mạc Hội giảng giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024 diễn ra từ ngày 4 - 10/11 tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) với sự tham gia trình giảng của 462 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. ...

Đưa giáo dục STEAM đến gần với thế hệ trẻ Việt

Kinhtedothi - Sự kiện STEAMese Festival 2024 đã mang tương lai đến gần hơn với tất cả mọi người, với chủ đề “Phiêu lưu đến thế giới 3.000”, diễn ra tại Đại học Bách Khoa Hà Nội cuối tuần qua. Hơn 4.500 người tham dự, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, phụ huynh và giáo viên đã tham gia sự kiện, trải nghiệm những hoạt động sáng tạo, đầy cảm hứng nhằm khuyến khích giáo dục STEAM (Khoa...

vận động học sinh “nói không với điện thoại trong buổi học”

Cuộc vận động “Trường học Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học” nhằm hướng đến mục tiêu tuyên tuyền bằng nhiều hình thức, biện pháp để các em học sinh sinh từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông toàn tỉnh nâng cao nhận thức hoàn nữa về rõ vai trò, mục đích khi sử dụng điện thoại di động hàng ngày. Nêu cao ý thức trong việc không sử dụng điện thoại trong buổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. ...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ phải chịu trách nhiệm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khẳng định, việc dạy “chui” văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng. Bộ GDĐT vừa có...

Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Thời gian qua, MTTQ tỉnh Lào Cai đã tập trung nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung, đối tượng, hình thức giám sát phù hợp, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới hoạt động của MTTQ, thiết thực trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đề xuất thành lập trường THCS và THPT

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đề xuất thành lập 2 trường THCS và THPT sư phạm trực thuộc nhà trường. Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở GD-ĐT cho phép đơn vị này thành lập trường THCS và THPT sư phạm. Cụ thể, 2 trường THCS và THPT sư...

Mới nhất

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ...

Cụm lực lượng Hải quân 4 bảo đảm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu

(ĐCSVN) – Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị của Cụm lực lượng Hải quân 4 đã xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phong trào, công tác thi đua, tuyên truyền trong dịp nghỉ Lễ đảm bảo chặt chẽ, sát thực tế. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và quyết tâm...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. ...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Hà Nội công bố mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.Hà Nội. HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi...

Mới nhất