Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngĐổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới


Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1 Ngày 10/10 sẽ tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam 2024

20 năm lớn mạnh cùng ngành Công Thương

Cục Công Thương địa phương (tiền thân là Cục Công nghiệp địa phương) thành lập ngày 4/7/2003. Đến nay, trải qua 3 giai đoạn phát triển, từ một đơn vị non trẻ, Cục Công Thương địa phương trở thành cánh tay đắc lực giúp lãnh đạo Bộ nắm sâu sát tình hình phát triển của ngành Công Thương khối địa phương, từ đó hoạch định chính sách phát triển phù hợp. Đồng thời triển khai tốt các nhiệm vụ được giao, góp sức thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới
Cơ cấu tổ chức của Cục Công Thương địa phương. Ảnh: ARIT

Nhìn lại lịch sử phát triển của Cục Công Thương địa phương có thể thấy, giai đoạn 2003 – 2007 được xác định giai đoạn “bắc cầu”.

Tại Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp, lần đầu tiên Cục Công nghiệp địa phương xuất hiện trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Trên cơ sở đó, ngày 4/7/2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 115/2003/QĐ-BCN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục. Cục Công nghiệp địa phương giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp ở các địa phương trong phạm vi cả nước.

Với vai trò là cơ quan chuyên trách, làm đầu mối thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp địa phương…, Cục Công nghiệp địa phương khi đó gánh trên vai nhiệm vụ làm “cầu nối” giữa Bộ Công nghiệp và các địa phương trên cả nước trong hành trình vì sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

Giai đoạn 2007 – 2017 là giai đoạn có nhiều thay đổi lớn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục.

Ngày 30/01/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0799/QĐ-BCT quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương. Theo đó Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hoạt động khuyến công, khu – cụm – điểm công nghiệp; doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương trong cả nước; cùng với 21 nhiệm vụ, quyền hạn và 07 đơn vị trực thuộc.

Giai đoạn này, lãnh đạo Bộ đồng ý cho Cục Công nghiệp địa phương thành lập Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1; Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh – nay là Tổ công tác phía Nam, trực thuộc phòng Kế hoạch – Tổng hợp.

Ngày 19/02/2013, Bộ Công Thương có Quyết định số 999/QĐ-BCT về việc điều chỉnh, bổ sung và quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiêph địa phương. Theo đó, Cục Công nghiệp địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, khuyến công, cụm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương trong cả nước; thực hiện hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của mình.

Trong 21 nhiệm vụ cụ thể, Cục Công nghiệp địa phương được giao bổ sung một số nhiệm vụ như: Xây dựng, tổ chức triển khai đề án, dự án cho các cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; giúp Bộ thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; làm đầu mối giúp Bộ quản lý hoạt động của Bộ với các địa phương, đặc biệt là theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ giao cho các địa phương…

Từ năm 2018 đến nay, Cục đổi tên và có thêm nhiều nhiệm vụ mới.

Tại Nghị định số 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Cục Công nghiệp địa phương chính thức được đổi tên thành Cục Công Thương địa phương. Cùng với việc đổi tên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Công nghiệp địa phương được bổ sung thêm, bao gồm: Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật đối với lĩnh vực: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (làng nghề tiểu thủ công nghiệp); khuyến công; cụm công nghiệp; doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa; tổng hợp chung tình hình phát triển công nghiệp và thương mại tại các địa phương trong cả nước.

Ngày 29/11/2022, Nghị định số 96/2022/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 2638/QĐ-BCT ngày 02/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công Thương địa phương. Về cơ bản, nhiệm vụ của Cục vẫn giữ nguyên.

Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Cục Công Thương địa phương đã ghi dấu ấn đậm nét trong sức tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Công Thương trong mỗi thời kỳ.

Trong đó, xây dựng khung pháp lý được Cục Công Thương địa phương coi là nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu. Những văn bản nền tảng như Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (nay là Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Nghị định số 68/2017/ NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý phát triển cụm công nghiệp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 66/2020/ NĐ-CP ngày 11/6/2020) được xem là khung pháp lý cao nhất do Cục chủ trì xây dựng để triển khai việc hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương.

Với hệ thống văn bản pháp quy được Cục Công Thương địa phương đề xuất, việc hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương từng bước đảm bảo tính hợp hiến, tính khả thi trong quá trình thực hiện; đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý nhà nước về phát triển công thương địa phương.

Một nhiệm vụ then chốt nữa là theo dõi hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại của các địa phương. Hoạt động này giúp đơn vị kịp thời đề xuất, tham mưu, kiến nghị để Lãnh đạo Bộ có giải pháp chỉ đạo thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại đối với các địa phương.

Ngoài ra, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Cục Công Thương địa phương đã gặt hái được những “trái ngọt” từ chương trình khuyến công khi 20 năm qua, công tác này đã xác lập những bước đi quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là tại khu vực nông thôn.

Cục đã đưa công tác quản lý cụm công nghiệp đi vào nền nếp, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp; phát hiện và tôn vinh những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; chung tay tạo “diện mạo mới, sức sống mới” cho nông thôn Việt Nam.

Tiếp nối truyền thống, xây dựng tương lai

Tiếp nối truyền thống 20 năm nỗ lực phấn đấu đó, sang năm 2024, trong bối cảnh ngành Công Thương gặp nhiều thách thức, Cục Công Thương địa phương đã linh hoạt triển khai các hoạt động nhằm hoàn thành nhiệm vụ của Cục, thực hiện tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Bộ về các định hướng phát triển khối Công Thương địa phương.

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới
Sau 20 năm cống hiến, Cục Công Thương địa phương đã được Chính phủ, Bộ Công Thương ghi nhận bằng Huân chương lao động hạng 3 và nhiều cờ thi đua, bằng khen. Ảnh: Thanh Tuấn

Với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Cục hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ ký ban hành 02 Nghị định: Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp, cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước và một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

Nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công: Ngày 28/8/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định, hiện tại Cục Công Thương địa phương đang triển khai xây dựng dự thảo 1 Nghị định.

Công tác tổ chức chuỗi sự kiện ngành Công Thương 03 khu vực (Bắc, Trung, Nam) và các hội nghị chuyên môn. Cục đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện ngành Công Thương khu vực phía Bắc tại Hà Nội bao gồm các hoạt động: Hội nghị ngành Công Thương, Hội nghị khuyến công, Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu phía Bắc. Tại Lễ khai mạc Hội chợ, Bộ Công Thương đã tổ chức bình chọn và tôn vinh, trao Giấy chứng nhận cho 126/218 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong khu vực phía Bắc gửi đăng ký tham gia bình chọn. Hiện đang tổ chức triển khai các công việc liên quan đến công tác tổ chức chuỗi sự kiện khu vực miền Trung Tây Nguyên (tại Quảng Trị) và khu vực phía Nam (tại Kiên Giang).

Tổ chức thành công các hội nghị trực tuyến: Đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp, đảm bảo hàng hóa Tết Nguyên Đán năm 2024; phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP, Thông tư số 14/2024/TT-BCT về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Công tác theo dõi Công Thương địa phương. Cục đã hoàn thành Kế hoạch của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Đầu mối của Bộ Công Thương phối hợp xây dựng Nghị định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với Bộ, ngành Trung ương triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, Cục làm đầu mối chuẩn bị tài liệu và tháp tùng Lãnh đạo Bộ làm việc với 17 địa phương; nghiên cứu có ý kiến đối với quy hoạch ngành, vùng, tỉnh; tham gia theo dõi tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại các kết luận, chỉ đạo đối với Bộ Công Thương của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các kết luận của Lãnh đạo Bộ tại các buổi làm việc với các địa phương.

Về các nhiệm vụ lớn khác, Cục tiếp tục triển khai theo chức năng nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2024, như: Công tác khuyến công; quản lý cụm công nghiệp; phát triển tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hơn 20 năm góp sức cùng ngành Công Thương phát triển, Cục Công Thương địa phương đã ghi dấu đậm nét trong mỗi giai đoạn phát triển đã qua và tiếp tục góp sức cho tương lai phát triển của ngành kinh tế trọng điểm.





Nguồn: https://congthuong.vn/cuc-cong-thuong-dia-phuong-doi-moi-sang-tao-trien-khai-nhiem-vu-trong-boi-canh-moi-344024.html

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Bộ Công Thương ban hành...

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 13 đến 16/11, Bộ Công Thương chủ trì giao cho Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế tổ chức Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 - Vietnam Foodexpo...

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận...

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023. Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý III/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 589,71 nghìn tấn, trị giá 988,44 triệu USD, tăng 89,3% về lượng và...

Vietcombank được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 9

Vietcombank là ngân hàng duy nhất đạt Thương hiệu quốc gia qua tất cả các kỳ bình chọn từ năm 2003 đến nay. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Bộ Công Thương ban hành...

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực và nguồn cung. Các chuyên gia nhận định, với tình hình thời tiết không thuận lợi tại...

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ...

Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải Quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, xử lý các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan. Nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, nhằm đấu tranh, ngăn chặn hành vi buôn lậu, gian...

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công. Bán nhà để khởi nghiệp với sachi Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại dịch vụ du lịch và xuất nhập khẩu Kim Thông (Hợp tác xã Kim Thông) nhiều lần mang sản phẩm...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán rẻ khoảng 20.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, bị cáo này đã khai báo ý định bán một số tài sản bất động sản để khắc phục hậu quả, trong đó có dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TPHCM.Bà Lan đánh giá dự án có vị trí đắc địa, đã bồi thường hơn 20 năm nay. Dự án nằm gần Khu dân cư Trung Sơn, Khu dân cư Him Lam, trên...

Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings được chọn là nước uống chính thức tại Coffee Expo Vietnam 2024

Trong khuôn khổ sự kiện Coffee Expo Vietnam 2024, ngoài gian hàng triển lãm và giới thiệu sản phẩm Nuwa Coffee, thương hiệu Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings với chất lượng vượt trội đã được chọn là nước uống chính thức tại sự kiện.

Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng

Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng, cần tiếp tục gỡ những điểm nghẽn về đầu tư, nhân lực để nền kinh tế có thể tăng tốc. Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng,...

Chất sống tinh hoa tại 2 tòa căn hộ Sapphire cuối cùng của Vinhomes Ocean Park

(Dân trí) - S2.10 và S2.17 - hai tòa cuối cùng của phân khu Sapphire với chất sống - nghỉ dưỡng đẳng cấp - là điểm hội tụ tinh hoa của Vinhomes Ocean Park 1 (Ocean City). Những sản phẩm giới hạn này đang chờ đón các khách hàng và nhà đầu tư. Nơi hội tụ những giá trị hiếm cóVừa chính thức được mở bán, hai tòa căn hộ S2.10 và S2.17 tại phân khu Sapphire, Vinhomes Ocean Park...

Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công

Kon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2025, phấu đấu đến cuối năm 2024 đạt tỷ lệ giải ngân vốn 100%. Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư côngKon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”,...

Cùng chuyên mục

Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định

Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư ngay trong quý IV/2024. Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xeDự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu...

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Nhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4,...

Mới nhất

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật | 08/11/2024 ...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Mới nhất