Trang chủNewsThế giớiThấy gì từ "cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu...

Thấy gì từ “cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi”?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh đang tăng cường đầu tư chiến lược nhằm mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại, củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực…

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 diễn ra từ 4-6/9 với sự tham dự của lãnh đạo Trung Quốc và hơn 50 nhà lãnh đạo các nước châu Phi cùng Tổng thư ký Liên hợp quốc. (Nguồn: AFP)

Các nhà lãnh đạo châu Phi tham dự FOCAC 2024 trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục thắt chặt mối quan hệ, mở rộng sức ảnh hưởng tại châu lục này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, FOCAC 2024 là sự kiện ngoại giao lớn nhất mà nước này tổ chức trong những năm gần đây, với số lượng lãnh đạo nước ngoài tham dự đông nhất, đồng thời gọi đây là một “cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi”.

Các thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh trước đây giúp Bắc Kinh có cơ hội tiếp cận độc quyền với thị trường nguyên liệu thô châu Phi. Đổi lại, Trung Quốc sẽ tăng cường hơn nữa các nguồn đầu tư vào châu lục này.

Một lá bài ngoại giao

Với chủ đề “Chung tay thúc đẩy hiện đại hóa, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-châu Phi trình độ cao”, Hội nghị xoay quanh các chủ đề như công nghiệp hóa, tiến bộ nông nghiệp, an ninh và hợp tác liên quan đến Sáng kiến Vành đai và con đường, vốn là dự án khổng lồ kết nối nhiều châu lục với Trung Quốc thông qua hợp tác cơ sở hạ tầng.

Bắc Kinh tổ chức một bữa tiệc trọng thể chào đón các vị khách cấp cao, một lễ khai mạc, 4 hội nghị thượng đỉnh chung và một số cuộc họp song phương giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo châu Phi.

FOCAC 2024 diễn ra vào thời điểm Trung Quốc phải đối mặt với ảnh hưởng ngày càng tăng của Mỹ và châu Âu tại châu Phi cùng các khu vực đang phát triển khác trong quá trình cạnh tranh vị thế lãnh đạo toàn cầu. Mặc dù Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga cũng tổ chức hội nghị thượng đỉnh định kỳ nhằm thu hút các nhà lãnh đạo châu Phi, nhưng nếu xét trên vai trò đối tác kinh tế, Trung Quốc vẫn luôn ở vị thế “bất khả chiến bại”.

Theo bà Jana de Kluiver, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu an ninh có trụ sở tại Nam Phi, FOCAC 2024 là cơ hội để Bắc Kinh thể hiện sức ảnh hưởng trên vũ đài chính trị quốc tế. Việc gắn kết với các nhà lãnh đạo châu Phi đóng vai trò như một lá bài ngoại giao của Trung Quốc tại Liên hợp quốc.

Bà Kluiver cho biết, sức mạnh từ các phiếu bầu trong Đại hội đồng Liên hợp quốc khiến châu Phi ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc. Hơn hết, những bức ảnh chung với các nhà lãnh đạo, những tiêu đề lớn trên mặt báo càng khiến Bắc Kinh thể hiện mối quan hệ gần gũi với các quốc gia châu Phi, cũng như tăng cường sức ảnh hưởng trong các quyết định tại Liên hợp quốc.

Trên phương diện kinh doanh, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới muốn thu hút các nhà lãnh đạo châu Phi bằng nhiều khoản đầu tư để tiếp cận tốt hơn với những khoáng sản quan trọng như lithium, đồng và coban, vốn là tài nguyên mà Bắc Kinh đang khai thác tại CHDC Congo, Zimbabwe, Botswana… Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể thúc đẩy xuất khẩu nhiều sản phẩm do nước này sản xuất hơn nữa, đặc biệt là sản phẩm năng lượng tái tạo và công nghệ.

Các quốc gia châu Phi sẽ tìm cách yêu cầu Bắc Kinh giải quyết những cam kết chưa được thực hiện tại các kỳ FOCAC trước. Một số quốc gia như CHDC Congo muốn duy trì sự hiện diện của các công ty Trung Quốc tinh chế nguyên liệu thô tại nước này, nhằm mang lại nhiều doanh thu và cung cấp cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trẻ châu Phi.

Trong tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ Tổng thống CHDC Congo Felix Tshisekedi, các nhà lãnh đạo của Togo, Mali, Comoros, Djibouti và đặc biệt là Tổng thống Bola Tinubu của Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024: Kỳ vọng gì giữa các bên tham gia?
Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 4/9. (Nguồn: Reuters)

Những khoản vay dang dở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Khoảng 1/4 lượng xuất khẩu của châu lục, chủ yếu là khoáng sản, nhiên liệu và kim loại, được xuất sang quốc gia Đông Bắc Á và khoảng 16% hàng nhập khẩu đến từ đất nước tỷ dân này. Khối lượng thương mại hằng năm có thể đạt 300 tỷ USD vào năm 2035.

Bắc Kinh cũng là chủ nợ lớn nhất của châu Phi. Từ năm 2006-2021, Trung Quốc cam kết đầu tư 191 tỷ USD vào các quốc gia châu Phi. Năm 2021, tại kỳ FOCAC ở Senegal, Trung Quốc hứa hẹn đầu tư tổng cộng 40 tỷ USD vào các quốc gia châu lục này. Trong một số trường hợp, các khoản đầu tư diễn ra dưới dạng tài trợ, tín dụng và vay mượn để phục vụ các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Theo các nhà phân tích tại Sáng kiến nghiên cứu Trung Quốc-châu Phi thuộc Đại học John Hopkins, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi đã vượt qua mức đầu tư của Mỹ trong hơn một thập niên qua. Song các khoản đầu tư của Bắc Kinh vấp phải sự phản đối tại nhiều quốc gia, đặc biệt liên quan đến vấn đề môi trường.

Tiêu biểu như vào tuần trước, các nhà hoạt động ở Uganda đã biểu tình và tuần hành đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Kampala nhằm phản đối dự án đường ống vận chuyển dầu thô từ Uganda sang nước láng giềng Tanzania. Đường ống do một công ty nhà nước Trung Quốc, công ty năng lượng và dầu khí Pháp Total, cũng như chính phủ Tanzania và Uganda điều hành. Đây được xem là đường ống dầu nóng dài nhất thế giới, nhưng dự án có thể khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và ảnh hưởng tới môi trường.

Trung Quốc cũng phải đối mặt với các chỉ trích về việc không ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ trái phép ở một số quốc gia châu Phi. Báo cáo của Cơ quan điều tra môi trường có trụ sở tại Mỹ tháng 5/2024 cho thấy, việc vận chuyển gỗ trái phép từ Mozambique sang Trung Quốc gia tăng đáng kể từ năm 2017.

***

FOCAC 2024 không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác giữa Bắc Kinh và các quốc gia châu Phi, mà còn phản ánh rõ ràng chiến lược dài hạn của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng toàn cầu. Đây cũng cơ hội để quốc gia tỷ dân củng cố vai trò như một đối tác quan trọng trong phát triển kinh tế và chính trị châu Phi, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến toàn cầu của mình. Trong khi đó, châu Phi có thể kỳ vọng vào việc nhận được sự hỗ trợ tài chính và đầu tư cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển hạ tầng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thay-gi-tu-cuoc-hoi-ngo-cua-dai-gia-dinh-trung-quoc-chau-phi-285066.html

Cùng chủ đề

Hàn Quốc tập trận không kích, Pháp hy vọng bầu cử Mỹ “yên bình”, EU điều tra nền tảng Temu

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng ngày 1/11.

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.

Trung Quốc trải rộng khắp đất nước, Mỹ tập trung ở ‘đại bản doanh’

(CLO) Hành lang điện toán của Trung Quốc được thiết kế để gửi tín hiệu máy tính trên khắp đất nước, trong khi Mỹ đã đi theo hướng tập trung. Hai siêu cường chọn cách phát triển năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) của mình theo hai con đường hoàn...

Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, Lào sẵn sàng gia nhập BRICS, Đức-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/10.

Vai trò và sức mạnh lữ đoàn tên lửa DF-26 Trung Quốc

Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 17/10 thị sát một lữ đoàn tên lửa của quân đội Trung Quốc đóng quân ở tỉnh An Huy, phía đông nam. Đây là chuyến thị sát công khai đầu tiên tới một đơn vị Lực lượng Tên lửa kể từ năm 2016 và các cảnh quay về chuyến thăm cho thấy một số tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.Theo chuyên gia Liang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Mới nhất

Vietnam Airlines hợp tác quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Trung Quốc

(ĐCSVN) - Tại “Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 08/11/2024, Vietnam Airlines đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác song phương với công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology. ...

Triển vọng cải thiện mối quan hệ Nga – Mỹ

(ĐCSVN) – Cơ hội diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ đã hé lộ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đều để ngỏ khả năng đối thoại giữa hai bên. Đây là tín hiệu tích cực về một dấu hiệu hàn gắn trong bối cảnh quan...

Thủ tướng thăm di tích Bác Hồ và lãnh đạo Trung Quốc từng hoạt động cách mạng

Chiều 8/11, tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Khu di tích lịch sử Hồng Nham, gắn liền với quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nghe giới thiệu về đường Thạch Bản, nông trường Đại Hữu, nhà cỏ,...

Mượn xe của bạn rồi bỏ trốn sang Campuchia

Ngày 8/11, Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết vừa vận động Nguyễn Văn Hiếu (SN 2002, trú thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) - kẻ trốn truy nã ở Campuchia, về nước đầu thú.Theo hồ sơ vụ việc, ngày 15/7/2023, Nguyễn Văn Hiếu cùng với Nguyễn Văn Tạo (trú thôn Vinh Huy,...

Đồng Nai: Nữ tiếp viên quán karaoke múa thoát y phục vụ khách

Nữ nhân viên bị bắt quả tang khi đang thoát y nhảy múa phục vụ khách tại quán karaoke ở Đồng Nai. Hôm nay (8/11), Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa bắt quả tang nữ nhân viên quán karaoke đang múa thoát y phục vụ khách. Trước đó, khuya 7/11, lực lượng chức năng kiểm tra...

Mới nhất