Trang chủEnterpriseTỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾNHoạch định chiến lược 'nuôi' thương hiệu thời trang Việt

Hoạch định chiến lược ‘nuôi’ thương hiệu thời trang Việt

Ông đánh giá như thế nào về việc xây dựng, định hình thương hiệu thời trang Việt trên thị trường quốc tế thời gian qua, nhìn từ góc độ doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước?

Ông Vũ Đức Giang: Nhìn từ góc độ doanh nghiệp dệt may như Việt Tiến, May 10, An Phước…, phải khẳng định các doanh nghiệp đã có vị trí trong nước. Họ cũng đã có vị trí ở thị trường quốc tế. Ví dụ, Việt Tiến đã có hệ thống phân phối tại Lào và vừa kỷ niệm 15 năm thương hiệu Việt Tiến tại Lào và khối ASEAN…

Hoạch định chiến lược 'nuôi' thương hiệu thời trang Việt- Ảnh 1.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang

May 10 đang bán hàng trên hệ thống Amazon. Cạnh đó, Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước và rất nhiều doanh nghiệp dệt may khác cũng đang bán hàng trên hệ thống online như vậy. Đây là cách tiếp cận của các doanh nghiệp, đưa thương hiệu VN vào thị trường thế giới.

Tuy nhiên, về chiến lược thương hiệu, phải hiểu bản chất thương hiệu không phải của doanh nghiệp nữa mà của một quốc gia. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Chính phủ hoạch định giải pháp về xây dựng một số thương hiệu có tiếng, có sự ảnh hưởng đến thị trường trong nước và lan tỏa, có vị thế toàn cầu.

Thực tế từ trước tới nay, chúng ta chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa. Việc định hình thương hiệu thời trang Việt trên thị trường quốc tế chưa được cơ quan quản lý nhà nước dành sự quan tâm đúng mức. Ví dụ, vấn đề thương hiệu này phải tập trung cho thị trường châu Âu, Mỹ thế nào, thị trường khối ASEAN ra sao… chưa từng được đặt ra.

Theo ông, để thời trang Việt xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc gia có độ nhận diện cao, có khả năng định hình trên thị trường quốc tế, cần triển khai các giải pháp mang tính căn cơ ra sao?

Theo tôi, trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước phải hoạch định ra sản phẩm nào là sản phẩm đưa vào xây dựng thương hiệu quốc gia, lan tỏa ra thị trường thế giới. Các bộ, ngành quản lý lĩnh vực phải báo cáo Chính phủ để hoạch định ra việc chọn những thương hiệu. Với ngành dệt may, Bộ Công thương phải làm điều này. Bộ Công thương phải trình Chính phủ đưa ra hoạch định cụ thể chọn những thương hiệu nào của đơn vị nào để chúng ta “nuôi”, xây dựng cho chiến lược phát triển trong 5 năm, 10 năm, 20 năm, thậm chí là trong 50 – 100 năm tới.

Khi chọn ra những thương hiệu cụ thể, nhà nước cần hoạch định cho việc hỗ trợ về tài chính, điều kiện để “nuôi” thương hiệu, đồng thời đặt ra những mục tiêu cụ thể. Ví dụ, đưa ra lộ trình 5 năm tới phát triển thương hiệu thế nào, doanh thu ra sao; 10 năm tới phát triển thế nào, chiếm lĩnh thị trường khu vực nào… Bộ Công thương nên có những quy chế để phát triển thương hiệu đó thâm nhập thị trường toàn cầu.

Ông từng nhiều lần nhắc tới việc muốn định vị thương hiệu thời trang Việt trên thị trường quốc tế, tạo “sân chơi” cho các nhà thiết kế thời trang rất quan trọng. Điều này có thể hiện thực hóa ra sao, thưa ông?

Theo tôi, khi đã hoạch định được thương hiệu thời trang mang tầm thương hiệu quốc gia, Chính phủ nên sớm ban hành những định hướng tạo “sân chơi” cho các nhà thiết kế thời trang. Phải có “sân chơi” để họ trình diễn, giới thiệu những mẫu mã ra thị trường thế giới.

Hoạch định chiến lược 'nuôi' thương hiệu thời trang Việt- Ảnh 2.

Một số sản phẩm thời trang của các thương hiệu May 10 đăng tải trên trang web công ty

Để xây dựng những thương hiệu có tên tuổi như Zara, H&M, Adidas…, nhà nước, địa phương, cụ thể là TP.HCM và Hà Nội nên xây dựng trung tâm phát triển ngành công nghiệp thời trang, trung tâm về ý tưởng sáng tạo cho ngành thiết kế thời trang của VN.

Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang thế giới đều có những trung tâm như vậy. Ví dụ, ngành công nghiệp thời trang của Hàn Quốc, ở Seoul và một số địa phương lớn đều có trung tâm phát triển mẫu, tạo “sân chơi” cho các nhà thiết kế. Tại Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Ý… cũng tương tự, đều có các trung tâm phát triển thiết kế. VN chưa tập trung vào khía cạnh này.

Chưa thực sự tự chủ nguồn nguyên phụ liệu đã và đang là điểm yếu không nhỏ đối với dệt may Việt Nam. Theo ông, điều này cần khắc phục ra sao nếu muốn thực sự phát triển ngành công nghiệp thời trang thời gian tới?

Phải chủ động được nguyên phụ liệu trong nước mới có thể nói tới phát triển công nghiệp thời trang. Chúng ta đang làm thời trang trên nguyên liệu của người khác. Ví dụ, ngành công nghiệp sản xuất vải của VN đang không bắt kịp với xu thế ngành công nghiệp thời trang thế giới, chúng ta phải nhập khẩu phục vụ sản xuất.

Hoạch định chiến lược 'nuôi' thương hiệu thời trang Việt- Ảnh 3.

Một số sản phẩm thời trang của các thương hiệu Việt Tiến đăng tải trên trang web công ty

Muốn làm thương hiệu phải có cái gốc là nguyên liệu, hay nói cách khác, nếu không có nguyên liệu thì làm sao làm được thương hiệu? Khắc phục điều này, cần có một chiến lược rõ ràng từ T.Ư tới địa phương.

Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Chính phủ ban hành từ cuối năm 2022 có đề cập câu chuyện phát triển nguyên phụ liệu, song đến nay chưa đi vào thực tiễn đời sống.

Muốn chiến lược “sống” được, Bộ Công thương phải báo cáo Chính phủ và Chính phủ “ra tay” hoạch định tại các địa phương. Địa phương nào có khu công nghiệp dệt may thì tạo điều kiện để họ tiếp tục mở rộng, hoặc hoạch định rõ ràng, miền Trung có bao nhiêu khu công nghiệp phải có phân khúc của việc dệt nhuộm; miền Nam và miền Bắc cũng tương tự.

Cạnh đó, cần hoạch định rõ, ví dụ địa phương A, B, C tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp đó phải xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn mực xử lý nước thải để kêu gọi đầu tư vào phần dệt nhuộm đang thiếu.

Ngoài ra, nhắc tới định vị thương hiệu thời trang Việt trên thị trường quốc tế, điều kiện cần và điều kiện đủ là phải hoạch định chiến lược kết nối giữa ngành công nghiệp kéo sợi, ngành công nghiệp dệt nhuộm và công nghiệp may; đưa ra tiêu chuẩn cho việc hoạch định thương hiệu thời trang của VN.

Chúng ta phải xây dựng tiêu chuẩn, uy tín của VN. Nhà nước cam kết tuân thủ các điều kiện về luật môi trường, tuân thủ các chính sách về trách nhiệm xã hội, chính sách phát triển xanh, bền vững. Đã là thương hiệu thì phải “nuôi”, là thương hiệu thì phải tuân thủ, làm đạt tất cả các chuẩn mực để người tiêu dùng của VN nói riêng và người tiêu dùng thế giới nói chung nâng niu, trân trọng thương hiệu đó.

Xin cảm ơn ông! 

Nguồn: https://thanhnien.vn/hoach-dinh-chien-luoc-nuoi-thuong-hieu-thoi-trang-viet-185240904210225838.htm

Cùng chủ đề

Việt Tiến đứng thứ 3 trong top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á 2024

Vừa qua, Campaign Asia vừa công bố Top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á năm 2024, trong đó Việt Tiến tự hào là thương hiệu đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng. Thông qua sự hợp tác với công ty nghiên cứu Milieu Insight, Campaign Asia - một tạp chí kinh doanh uy tín chuyên về quảng cáo, truyền thông, tiếp thị và sáng tạo thương mại, đặt trụ sở tại Vương quốc Anh...

Doanh nghiệp dệt may với cuộc đua “xanh hoá

Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản xuất. Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản...

Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Ngành dệt may Việt Nam: Tăng trưởng và thách thức Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc "xanh hóa" Theo thông tin từ Ban Tổ chức, dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp khoảng 12% kim ngạch xuất khẩu của đất nước và đóng vai trò là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những...

Đơn hàng tăng, nhưng thiếu lao động khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, da giày

DNVN - Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may hồi phục tương đối tốt. Nửa cuối năm 2024, tăng trưởng của ngành dự kiến tăng 15% so với nửa đầu năm. ...

Mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt 44 tỷ USD năm 2024 hoàn toàn khả thi?

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tháng 9/2024 tăng 15,8% so với tháng 9/2023, đạt gần 2,98 tỷ USD. Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2024 kim ngạch đạt trên 27,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với 9 tháng đầu năm 2023. Việt Nam hiện xuất khẩu hàng dệt may sang 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường đại học Công nghệ Sài Gòn tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024

Ngày 9.11.2024, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho 862 tân kỹ sư, tân cử nhân. Đây là kết quả của một quá trình dài nỗ lực không ngừng nghỉ,...

New Zealand dành hơn 3,1 tỉ đồng học bổng chính phủ bậc ĐH cho người Việt

New Zealand sẽ trao học bổng chính phủ bậc ĐH cho người Việt với tổng giá trị hơn 3,1 tỉ đồng, trở thành nước tiếng Anh đầu tiên có đủ học bổng chính phủ từ trung học tới sau ĐH tại Việt Nam. ...

Bài đọc nhiều

Việt Tiến đứng thứ 3 trong top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á 2024

Vừa qua, Campaign Asia vừa công bố Top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á năm 2024, trong đó Việt Tiến tự hào là thương hiệu đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng. Thông qua sự hợp tác với công ty nghiên cứu Milieu Insight, Campaign Asia - một tạp chí kinh doanh uy tín chuyên về quảng cáo, truyền thông, tiếp thị và sáng tạo thương mại, đặt trụ sở tại Vương quốc Anh...

Ngành dệt may Việt Nam đưa ra chiến lược mở tập trung vào thị trường nội địa

Ngành dệt may Việt Nam từ lâu đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng. Tuy nhiên, những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may trong nước đang ngày càng chú trọng vào thị trường nội địa đầy tiềm năng. Với phân khúc sản phẩm đa dạng, chú trọng về chất lượng gắn với xu thế tiêu dùng, dệt may Việt Nam kỳ vọng ngày càng mở rộng thị...

Khai mạc chuỗi triển lãm thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam

Từ ngày 25-28/09/2024, tại TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc đồng thời 4 triển lãm chuyên ngành máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, da giày và hóa chất. Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày tại chuỗi triển lãm Chuỗi triển lãm trên tạo nên chuỗi cung ứng toàn diện thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam. Các triển lãm chuyên ngành này gồm: Triển lãm quốc tế về máy móc thiết...

QUÀ CHUẨN GU, HÒA XU HƯỚNG

  Hòa chung với xu hướng thời trang lịch lãm, năng động và tiện dụng, Viettien mang đến BST "QUÀ TẶNG CHUẨN GU" không chỉ tinh tế mà còn phù hợp với tiết trời cả nước:  Phía Nam: Trao ngay 1 Áo thun Polo trẻ trung (Hóa đơn 1,000,000đ) / 1 Quần lót nam thoải mái (Hóa đơn 600,000đ).    Phía Bắc: Trao ngay 1 Áo khoác Trẻ em xinh xắn và ấm áp (Hóa đơn 900,000đ) / 1 Quần lót nam thoải...

May Việt Tiến tuyển dụng hàng ngàn lao động, đơn hàng dồi dào

Giữa cơn bão khó khăn bủa vây ngành dệt may, Tổng Công ty CP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) vẫn dồi dào đơn hàng, công nhân không sợ thiếu việc làm. Lượng đơn hàng của Việt Tiến dồi dào. Ảnh: Viettien Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại TP.HCM (VITAS) nhìn nhận, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 44,4 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021 thì sang đến năm 2023, ngành...

Cùng chuyên mục

Việt Tiến đứng thứ 3 trong top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á 2024

Vừa qua, Campaign Asia vừa công bố Top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á năm 2024, trong đó Việt Tiến tự hào là thương hiệu đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng. Thông qua sự hợp tác với công ty nghiên cứu Milieu Insight, Campaign Asia - một tạp chí kinh doanh uy tín chuyên về quảng cáo, truyền thông, tiếp thị và sáng tạo thương mại, đặt trụ sở tại Vương quốc Anh...

Ngành dệt may Việt Nam đưa ra chiến lược mở tập trung vào thị trường nội địa

Ngành dệt may Việt Nam từ lâu đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng. Tuy nhiên, những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may trong nước đang ngày càng chú trọng vào thị trường nội địa đầy tiềm năng. Với phân khúc sản phẩm đa dạng, chú trọng về chất lượng gắn với xu thế tiêu dùng, dệt may Việt Nam kỳ vọng ngày càng mở rộng thị...

Khai mạc chuỗi triển lãm thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam

Từ ngày 25-28/09/2024, tại TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc đồng thời 4 triển lãm chuyên ngành máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, da giày và hóa chất. Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày tại chuỗi triển lãm Chuỗi triển lãm trên tạo nên chuỗi cung ứng toàn diện thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam. Các triển lãm chuyên ngành này gồm: Triển lãm quốc tế về máy móc thiết...

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng năm 2024 ước đạt 23,64 tỷ USD, tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt hơn 18,4 tỷ USD tăng 3,97%, xuất khẩu...

Hành trình 15 năm thương hiệu Việt Tiến tại Lào

Không chỉ xây dựng nền móng thời trang vững chắc tại Việt Nam, Việt Tiến còn tạo dựng chỗ đứng vững vàng trên trường quốc tế. Với hành trình 15 năm tại Lào, Việt Tiến đã khẳng định giá trị trên trường quốc tế nhờ vào chất lượng sản phẩm, thấu hiểu thị trường và chiến lược phát triển toàn diện. Tiên phong đưa thương hiệu ra trường quốc tế Là một trong những doanh nghiệp tự tin mang bản sắc...

Mới nhất

Bão số 7 áp sát vùng biển Quảng Nam

(ĐCSVN) – Chiều tối nay (11/11), bão số 7 trên vùng biển Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Dự báo vào hồi 4 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão trên vùng biển Quảng Nam - Bình Định. Từ đêm nay, các tỉnh Huế đến Phú Yên bắt đầu đón mưa lớn. ...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu...

Cuộc thi âm nhạc có gần 40 năm tuổi đời chính thức tái khởi động

Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội - nơi các nghệ sĩ Hồng Nhung, Mỹ Linh, Đăng Dương, Tấn Minh, Tùng Dương bước ra và trở thành những giọng ca xuất sắc của âm nhạc Thủ đô và nước nhà đã chính thức công bố sự trở lại. ...

Thủ tướng bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm lại Tư lệnh Quân khu 1, kéo dài thời gian giữ chức vụ Chính ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng. Thủ tướng bổ nhiệm lại Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương giữ chức Tư...

Mới nhất