Trang chủNewsThời sựBộ trưởng Đỗ Đức Duy kiểm tra công tác dự báo diễn...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kiểm tra công tác dự báo diễn biến bão số 3 và các tác động của bão


Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn La Đức Dũng cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ TN&MT; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục KTTV. Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến Đài KTTV các khu vực và Đài KTTV các tỉnh dự báo sẽ ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

small_20240904_bo-truong-kiem-tra-bao_9.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp về công tác dự báo diễn biến bão số 3 và các tác động của bão.

Bão tăng 4 cấp so với khi mới vào biển Đông

Theo báo cáo, cơn bão Yagi hình thành trên vùng biển phía Đông Philippine và đi vào biển Đông từ sáng ngày 2/9, trở thành cơn bão số 3 năm 2024. Cập nhật thông tin mới nhất về diễn biến bão, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: Đến sáng nay, bão số 3 đang ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Như vậy, bão đã tăng 4 cấp so với khi mới vào biển Đông, và vị trí còn cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 750km về phía Đông.

small_20240904_bo-truong-kiem-tra-bao_2.jpg
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia báo cáo tình hình về cơn bão số 3

Theo ông Khiêm, đây là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Vùng gió mạnh cấp 10 có bán kính khoảng 250km, vùng có gió mạnh cấp 10 khoảng 150km xung quanh mắt bão. Các trung tâm dự báo bão quốc tế đều có chung nhận định bão số 3 có cường độ trên cấp 14 – 15, giật cấp 17 khi tiến gần khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Về ảnh hưởng của bão đến vùng biển Việt Nam, dự báo khoảng đêm ngày 6 sáng ngày 7/9, bão sẽ vượt qua khu vực phía Bắc của đảo Hải Nam (Trung Quốc) di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ Quảng NinhHà Tĩnh).

“Đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Bắc Bộ, mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương cơn bão số 3 năm 2014 và cơn bão số 1 năm 2016” – ông Khiêm nhấn mạnh và cho biết, từ 7 – 9/9 sẽ xảy ra một đợt mưa to đến rất to trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trường hợp ít khả năng hơn là bão lệch hơn lên phía bắc, đi dọc ven biển Quảng Tây (TQ) thì những tác động về mưa, gió sẽ giảm hơn.

Nguy cơ lớn nhất, nguy hiểm nhất lúc này là gió rất to, sóng rất lớn trên biển dọc theo vĩ độ 19 độ vĩ Bắc, là nơi bão đi qua có cường độ gió cấp 14 – 15, gió giật cấp 17, sóng cao 8 – 10m, có thể đánh đắm tất cả các tàu thuyền, kể cả tàu trọng tải lớn. Các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô có khả năng chịu ảnh hưởng lớn của gió mạnh do bão số 3.

Khoảng từ đêm 6/9 đến sáng 8/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 10 – 13, sóng biển cao 4 – 6m, vùng gần tâm bão 6-8m; nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Các khu neo đậu tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của gió mạnh và sóng lớn, đặc biệt khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá.

small_20240904_bo-truong-kiem-tra-bao_3.jpg
Các cán bộ kỹ thuật liên tục cập nhật những thông tin về cơn bão số 3 ngay tại cuộc họp

Những ngày qua, công tác dự báo phục vụ cơn bão số 3 đã được triển khai từ rất sớm và nhận được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị. Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những chỉ đạo sát sao đối với các đơn vị dự báo KTTV.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn La Đức Dũng, ngay từ khi vùng áp thấp xuất hiện ngoài khơi Phi-lip-pin, Tổng cục KTTV đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo kịp thời diễn biến từ khi có dấu hiệu cho đến khi vùng áp thấp phát triển thành bão. Ngày 3/9, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 86/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024. Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo phân công.

Để đôn đốc tăng cường công tác dự báo, cảnh báo bão số 3, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các nhiệm vụ cụ thể. Vụ Quản lý mạng lưới KTTV phối hợp với Trung tâm Mạng lưới KTTV quốc gia theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Đài KTTV khu vực đảm bảo hệ thống mạng lưới quan trắc KTTV quốc gia hoạt động ổn định trong tình huống khi có thiên tai xảy ra. Công tác thông tin dữ liệu đảm bảo hệ thống đường truyền, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác dự báo, cảnh báo KTTV, xây dựng phương án dự phòng trong trường hợp có sự cố.

Hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia tập trung cao độ để theo dõi chặt chẽ diễn biến, tác động của bão như: gió mạnh, sóng lớn, nước dâng, mưa lớn, dông lốc trước bão, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đá…sau bão; cập nhật, cung cấp đầy đủ, kịp thời bản tin dự báo thiên tai và dự báo tác động, không để bị động, bất ngờ nhằm phục vụ tốt công tác chỉ đạo phòng chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả của thiên tai đến các cấp và nhân dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Lãnh đạo các đơn vị báo cáo về tình hình cơn bão tại cuộc họp

Vấn đề đặt ra hiện nay, theo Phó Tổng cục trưởng La Đức Dũng, Luật phòng thủ dân sự quy định các đơn vị phòng chống thiên tai, tìm kiến cứu nạn, phòng thủ dân sự các cấp sẽ được hợp nhất thành Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật phòng thủ dân sự chưa được ban hành. Tổng cục đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ sớm ban hành Nghị định để hệ thống các đơn vị phòng chống thiên tai các cấp sớm ổn định tổ chức bộ máy đảm bảo công tác phòng chống thiên tai hoạt động hiệu quả giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai xảy ra.

Tại cuộc họp, đại diện Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Cục Quản lý Tài nguyên nước, Viện Khoa học địa chất, khoáng sản cũng thông tin thêm về các yếu tố tác động đến diễn biến bão số 3, những đối tượng có thể chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp. Hiện tại, mực nước các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa ở khu vực phía Bắc đang ở mức cao, do đó công tác dự báo mưa lớn cần được đặc biệt quan tâm, đảm bảo dự báo sát, tránh tình trạng các hồ phải xả quá nhiều để hạ thấp mực nước dẫn đến thiếu nước trong các tháng mùa khô. Vùng trọng tâm mưa sẽ ở khu vực Bắc Bộ nên cần đề phòng các nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất đá. Đặc biệt, đây là cơn bão rất mạnh nên các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông mạnh, vòi rồng, lốc sét có thể xuất hiện trước khi bão tiến vào gần bờ.

Chủ động công tác dự báo trước, trong và sau bão

small_20240904_bo-truong-kiem-tra-bao_8.jpg
Thứ trưởng Lê Công Thành báo cáo tại cuộc họp

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, đến nay, Ban chỉ đạo Trung ương và Ban chỉ huy địa phương về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã nắm tình hình. Các Đài KTTV tiếp tục giữ liên hệ với các đầu mối để kịp thời thông tin diễn biến và cảnh báo nguy cơ tác động của bão số 3. Để chuẩn bị cho cuộc họp của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3, Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục KTTV bám cập nhật thông tin mới nhất về đường đi, cường độ, tốc độ di chuyển của bão.

Thứ trưởng cũng lưu ý nguy cơ dông lốc trước cơn bão và không thể chủ quan dù bão còn cách xa đất liền. Hiện nay, thời tiết trong đất liền đang nắng nóng và độ ẩm cao, bão chỉ cần qua đảo Hải Nam là có thể gây dông lốc. Vì vậy, các đơn vị dự báo cần đánh giá kỹ các nguy cơ, sử dụng hệ thống cảnh báo dông lốc sét và đánh giá những yếu tố bất ổn định trong bờ để có cảnh báo tốt nhất.

small_20240904_bo-truong-kiem-tra-bao_10.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đánh giá cao các cơ quan của Bộ đã rất chủ động theo dõi, cập nhật thông tin về cơn bão đồng thời đã đưa ra những dự báo, cảnh báo từ sớm và đến thời điểm này những dự báo đưa ra đã khá chính xác do với những diễn biến phức tạp của bão.

Đánh giá cơn bão số 3 có tốc độ di chuyển nhanh, vùng ảnh hưởng của bão lớn, có cường độ cao, nếu không chủ động ứng phó sẽ gây ra những thiệt hại lớn, do đó công tác dự báo, cảnh báo bão là rất quan trọng. Đặc biệt. bão hình thành vào thời điểm cuối mùa lũ do đó có nguy cơ lũ ống, lũ quyét và sạt lở đất sẽ đặt ra thách thức cho các công tác dự báo, cảnh báo từ các cơ quan của Bộ để tham mưu cho Ban chỉ đạo trung ương đưa ra những quyết định kịp thời; đồng thời cũng có các chỉ đạo cho công tác điều hành liên hồ chứa vừa điều tiết lũ vừa đảm bảo tích nước cho mùa khô để đảm bảo đa mục tiêu…

Với những giải pháp trước mắt, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ chú trọng việc ưu tiên cho công tác dự báo, cảnh báo và cung cấp các thông tin nhanh, kịp thời và chính xác về cơn bão số 3. Bộ trưởng khuyến nghị các đơn vị tăng cường phối hợp nhịp nhàng hơn trong việc phát huy công tác chuyên môn, tham khảo các nguồn thông tin của quốc tế, kết hợp các dữ liệu lịch sử để từ đó có những thông tin cảnh báo sớm, kịp thời về trước, trong và sau cơn bão số 3, cũng như các cảnh báo về giông lốc, mưa lũ, sạt lở đất…

small_20240904_bo-truong-kiem-tra-bao_11.jpg
Toàn cảnh cuộc họp sáng ngày 4/9

Bộ trưởng đề nghị các cơ quan chuyên môn đưa ra các khuyến nghị, thông tin chuyên môn để ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai có những chỉ đạo kịp thời về các công tác liên quan đến liên hồ chứa, xả lũ, ứng phó với sạt lở… có trao đổi với Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về phương án xả lũ hay tích nước phù hợp với tình hình thực tế.

Với đặc điểm của cơn bão số 3 có tốc độ di chuyển nhanh, vùng ảnh hưởng của bão lớn, có cường độ cao, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị cần ban hành kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ứng phó với cơn bão số 3 trong đó những nhận định tình hình từ các cơ quan chuyên môn của Bộ như Khí tượng thuỷ văn, tài nguyên nước, địa chất, biến đổi khí hậu… từ đó đưa ra những kế hoạch có các kịch bản ứng phó khác nhau, có những đầu mối kỹ thuật của từng lĩnh vực chuyên môn để các địa phương theo dõi và chủ động ứng phó với bão.

Với tinh thần không thể chủ quan dù bão còn cách xa đất liền, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn các cán bộ ngành Khí tượng thuỷ văn nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa ra những dự báo, cảnh cáo kịp thời để công tác ứng phó với bão số 3 được tốt nhất.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-truong-do-duc-duy-kiem-tra-cong-tac-du-bao-dien-bien-bao-so-3-va-cac-tac-dong-cua-bao-379253.html

Cùng chủ đề

Vàng tăng giá trở lại, người dân TP HCM lại xếp hàng dài để mua

(NLĐO)- Giá vàng tăng giá trở lại, người dân TP HCM lại đổ đến các cửa hàng, tiệm vàng để mua vào sau một ngày đổ xô đi bán ...

Tình hình mưa dông cuối tuần ở TPHCM

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo thời tiết TPHCM và các tỉnh thành khu vực Nam bộ trong những ngày cuối tuần sẽ có mưa rào và dông rải rác vào thời điểm chiều tối và đêm. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo thời tiết TPHCM và các tỉnh thành khu vực Nam bộ trong những ngày cuối tuần sẽ có mưa rào và dông rải rác vào thời điểm chiều tối và...

Biển Đông sắp đón bão mạnh cấp 13

Bản tin cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines). Dự báo ngày 8/11, bão Yinxing đi vào biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16. Đồng thời, trong những ngày vừa qua, khu vực miền Trung đã có mưa  to đến rất to. Để chủ động ứng phó với diễn biến của...

Phát hiện vết nứt dài trên núi, di dời khẩn cấp 23 hộ dân ở Thừa Thiên – Huế

Ngày 5/11, lãnh đạo UBND huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, chính quyền địa phương vừa phối hợp với lực lượng quân đội, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân sinh sống dưới chân đèo núi Phú Gia sau khi phát hiện vết nứt dài trên núi. Vết nứt dài khoảng 50 mét, rộng khoảng 4 mét có nguy cơ sạt trượt đất đá trên núi Phú Gia.Từ tối 4/11 đến chiều 5/11, trên...

Đà Nẵng đóng cửa bán đảo Sơn Trà, cho học sinh nghỉ học

Sáng 5/11, Sở Giáo dục TP Đà Nẵng có thông báo đến hiệu trưởng các trường, các cơ sở giáo dục để chủ động cho học sinh nghỉ học vì mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố bị ngập.Theo đó, các trường, cơ sở giáo dục chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học trong ngày 5/11 nhằm đảm bảo an toàn.Liên quan mưa lụt, trong sáng 5/11, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà có thông báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh,...

Tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển

Nhấn mạnh Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án có sứ mệnh và vai trò rất quan trọng, thực hiện nhiệm vụ khó, phức tạp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, điều này đòi hỏi các thành viên Ban Chỉ đạo phải rất quyết tâm, bản lĩnh, làm việc chuyên nghiệp… để thực hiệu quả được các yêu cầu, nhiệm vụ được...

Sửa Luật Điện lực để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Chiều 11/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 11/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Các hành vi cấm được quy định tại các khoản...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình...

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong phòng chống ma túy

(ĐCSVN) – Chương trình nhằm tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy, cần đầu tư công của quốc gia trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy. Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những...

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

Quân khu 5 đã treo thưởng 10 triệu đồng cho người dân nào tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở khu vực rừng núi thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Trưa 8/11, trao đổi với PV VietNamNet, bà Bun Sốm Lào, Chủ tịch UBND xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) xác nhận, địa phương đã nhận được thông tin từ Quân khu 5 về việc treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm được máy bay Yak-130 nghi rơi...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Mới nhất

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong phòng chống ma túy

(ĐCSVN) – Chương trình nhằm tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy, cần đầu tư công của quốc gia trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy. Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao...

Mới nhất