Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamNgô Thường San - Hành trình “tìm lửa và giữ lửa” Dầu...

Ngô Thường San – Hành trình “tìm lửa và giữ lửa” Dầu khí (Kỳ 1)



Ngô Thường San – Hành trình “tìm lửa và giữ lửa” Dầu khí (Kỳ 1)

Học để trở về phục vụ đất nước

Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Sóc Trăng, bố mẹ đều tham gia kháng chiến, năm 15 tuổi, ông Ngô Thường San tập kết ra Bắc theo chương trình của Tỉnh ủy Sóc Trăng chọn con em của những gia đình cách mạng tạo điều kiện cho ra miền Bắc học tập. Năm 1956, khi 18 tuổi, ông được Đảng và Nhà nước cử đi học tập ở Liên Xô để đào tạo đội ngũ trí thức về phục vụ xây dựng đất nước.





Ông Ngô Thường San

Ông Ngô Thường San kể lại, hồi đó, những học sinh miền Nam được Trung ương, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh rất quan tâm, chăm lo. Khi chuẩn bị đưa đi đào tạo ở nước ngoài, các học sinh được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến tận nơi dặn dò phải cố gắng học tập để trở thành những cán bộ tốt về đóng góp cho đất nước. Lời căn dặn đó đã trở thành động lực, ý chí phấn đấu, nỗ lực của các thế hệ học sinh miền Nam như ông.

Thời điểm những năm 1956, không ai nói Việt Nam có dầu và cũng chưa có chính sách đào tạo về Dầu khí nên ông được cử sang Liên Xô để đào tạo về ngành địa chất ở Đại học Moskva. “Lúc mới qua, không biết tiếng Nga được mấy, bởi chỉ được học tiếng vài tháng rồi đưa luôn vào trường học chương trình chính thức nên thời gian đầu khi lên lớp, thầy cứ “thao thao bất tuyệt” trên bục giảng, ông ở dưới này không làm sao ghi được, bởi nghe đã khó, ghi chép còn khó hơn”, ông San kể lại. Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của các bạn Nga; họ bố trí sinh viên bản xứ, là những đoàn viên thanh niên hỗ trợ sinh viên Việt Nam, giúp đỡ trong giao tiếp tiếng Nga cũng như trong học tập và sinh hoạt. Ban đầu khi chưa bắt kịp bài giảng, sau mỗi buổi học ông mượn vở ghi chép của các bạn Nga để ghi lại và nắm bắt những ý lớn của bài. Biết sinh viên Việt Nam khó khăn, liên lạc với gia đình thời đó cũng rất hạn chế nên các “bà giáo” Nga thường mời những sinh viên về nhà vào cuối tuần để có được không khí gia đình, vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.

Trong ký ức của ông, các bà giáo Nga khi đó cũng rất nghèo, họ sống trong những căn hộ nhỏ đơn sơ chừng mười mấy m2. Tại đây họ đãi các sinh viên xa xứ những món ăn truyền thống của Nga, thường là súp và bánh mì, hoặc đưa sinh viên đi tham quan các bảo tàng, để từ đó tiếp xúc, quen dần văn hóa, lối sống, cũng như tiếng Nga. Bằng sự giúp đỡ chí tính đó, ông nhanh chóng vượt qua rào cản ngôn ngữ, nỗ lực học tập, nghiên cứu và là một trong những sinh viên tốt nghiệp ưu tú của trường.

Luôn đau đáu với nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao phó, mang trong tim lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, cùng mong muốn cháy bỏng làm sao có thể đem những kiến thức của mình được đào tạo để về phục vụ cho đất nước, bản thân ông Ngô Thường San, cũng như thế hệ những học sinh, sinh viên được cử đi đào tạo ở Liên Xô thời đó đều hết sức nỗ lực vượt mọi gian khổ, học tập tốt và sau này trở về đều có những đóng góp tích cực cho đất nước dù ở cương vị nào.

Đến với địa chất Dầu khí

Năm 1962, sau khi tốt nghiệp Đại học địa chất Moskva, ông được Bộ Đại học phân công về công tác ở Ủy ban Khoa học Nhà nước, được đồng chí Trần Quỳnh, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện công tác. Tại đây ông cùng một số anh em là những nghiên cứu sinh đầu tiên về địa chất được cử đi đào tạo chính thức ở Liên Xô về bắt đầu quá trình nghiên cứu khoa học.

Đề tài nghiên cứu đầu tiên của ông là kiến tạo vùng Đông Bắc, tập trung nghiên cứu những khoáng sản, đặc biệt là dầu khí ở khu vực này. Sau đó Ủy ban Khoa học Nhà nước chia tách thành Ủy ban Khoa học – Kỹ thuật Nhà nước và Viện Khoa học Việt Nam, theo nguyện vọng, ông Ngô Thường San được ông Trần Quỳnh khi đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước phân công về Viện Khoa học Việt Nam.

Bộ trưởng Đinh Đức Thiện phụ trách công tác dầu khí của CHXHCN Việt Nam (giữa), Phó chủ nhiệm Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Lê Văn Cự (áo trắng) và Trưởng phòng Kỹ thuật của Công ty Dầu khí miền Nam Ngô Thường San đang xem xét bờ biển (Hòn Phụ Tử, tỉnh Hà Tiên, tháng 4-1976)

Bộ trưởng Đinh Đức Thiện phụ trách công tác dầu khí (giữa), Phó chủ nhiệm Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Lê Văn Cự (áo trắng) và Trưởng phòng Kỹ thuật của Công ty Dầu khí miền Nam Ngô Thường San trong chuyến xem xét bờ biển (Hòn Phụ Tử, tỉnh Hà Tiên, tháng 4-1976) – Ảnh tư liệu

Khi Tổng cục Địa chất thành lập đoàn nghiên cứu địa chất dầu khí (Đoàn 36), tiến hành nghiên cứu về cấu trúc và tiềm năng dầu khí ở vùng trũng An Châu (Đông Bắc Việt Nam), với chuyên môn cũng như những nghiên cứu trước đó về khu vực này, ông Ngô Thường San được phân công phối hợp với Tổng cục Địa chất để nghiên cứu về An Châu.

Thời đó, do điều kiện nghiên cứu, phương tiện kỹ thuật còn hạn chế, An Châu lại là vùng rừng núi, nên việc tiến hành tìm kiếm dầu khí bằng các phương pháp địa vật lý, khoan rất phức tạp, khó khăn, chủ yếu là khảo sát địa chất bề mặt, kết hợp nghiên cứu địa hóa, thạch học, cơ lý, môi trường trầm tích…

Ông San nhớ lại, hồi đi thực địa ở An Châu hết sức khó khăn. Đầu tiên là xây dựng bản đồ địa chất, rồi dựa trên bản đồ đó, ông cùng anh em Đoàn 36, hằng ngày đi khảo sát. Mỗi nhóm thường có hai người, vừa đi vừa khảo sát, lấy mẫu đất đá. Chặng đường đi hằng ngày khoảng 30 cây số mang trên vai ba lô nặng hơn 20kg đựng mẫu đất đá và thức ăn dự trữ, liên tục như thế khoảng 5-6 ngày khi ba lô đầy đá thì đến huyện nào đó dừng lại mua thức ăn dự trữ, chủ yếu là bo bo rồi tiếp tục đi, còn mẫu thì gửi về cơ quan phân tích.

Sau này anh em đi cùng vẫn thường kể lại rằng, đi với ông San phải chuẩn bị một chiếc bật lửa với một ít xăng. Vì đi ở vùng núi thường không có nhà cửa, mặc dù trên bản đồ có vẽ những điểm dân cư nhưng phần lớn đó là nơi ở của đồng bào H’Mông, họ sống du canh du cư, nên khi vẽ trên bản đồ có người dân sinh sống, nhưng đến nơi lại không có nhà để xin nghỉ nhờ thì phải ngủ lại ở rừng. Những lúc như vậy ông thường tìm chỗ ven suối, có tre nứa xung quanh chắn gió và dùng xăng mang theo để đốt cỏ tạo một khoảnh đất để ngủ và cũng để xua côn trùng đi. Sau đó ông chặt một cây nứa xuống rồi cứ nằm lên trên cây nứa đó ngủ. Khi hết nước uống ông cũng ít khi uống nước suối mà lựa những cây bương tươi xanh, trong đó có nước để lấy uống. Ông và Đoàn 36 cứ nghiên cứu thực địa như vậy suốt từ năm 1965 đến những năm 1970, 1971.

Những kết quả nghiên cứu về tiềm năng dầu khí vùng An Châu để lại đến nay vẫn là cơ sở, tài liệu quan trọng để những nhà khoa học dầu khí hiện nay tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng của vùng trũng này. Gắn với công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của mình, ông Ngô Thường San đã đặt tên cho con gái đầu lòng là An Châu.

Sau khi kết thúc nghiên cứu về An Châu, ông Ngô Thường San chuyển sang nghiên cứu ở vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ, trong đó có Vịnh Hạ Long. Song song với thời điểm đó, giai đoạn 1973-1974, Ủy ban thống nhất đặt vấn đề với ông Ngô Thường San về việc tham gia nghiên cứu, tập hợp tài liệu về triển vọng dầu khí của thềm lục địa phía Nam, để chuẩn bị phát triển công nghiệp dầu khí sau giải phóng miền Nam.

Khi đất nước thống nhất, năm 1975, Bí thư Trung ương Cục miền Nam Phạm Hùng có chủ trương chọn những cán bộ miền Nam về xây dựng quê hương. Cùng với một số cán bộ lúc bấy giờ là ông Đào Duy Chữ (cán bộ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước), ông Vũ Trọng Đức (cán bộ của Tổng cục Hóa chất), ông Hồ Đắc Hoài (cán bộ của Tổng cục Địa chất), ông Ngô Thường San được điều vào miền Nam để thu thập tất cả các tài liệu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn về dầu khí để đánh giá tổng hợp về tiềm năng dầu khí thềm lục địa phía Nam Việt Nam.

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, nhóm của ông đã hoàn thành nhiệm vụ và khoảng cuối tháng 7/1975, ông Ngô Thường San được giao thay mặt nhóm báo cáo trước Bộ Chính trị về đánh giá tiềm năng, phân chia khu vực triển vọng dầu khí thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Báo cáo của nhóm được đánh giá cao, củng cố lòng tin cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về phát triển ngành Dầu khí Việt Nam. Đây cũng là báo cáo được Trung ương sử dụng và làm cơ sở để có quyết định thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt, cũng là cơ sở để Bộ Chính trị quyết định về phát triển ngành Dầu khí, như một động lực kinh tế để xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Xem tiếp kỳ sau…

Mai Phương



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/56a655bd-8777-4fd6-899b-f143eb8ba682

Cùng chủ đề

TP.HCM bắt đầu phê duyệt 8 dự án cho vay hỗ trợ từ 50-100% lãi suất

Hiện đã có 8 dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục được phê duyệt cho vay hỗ trợ 50-100% lãi suất từ nguồn ngân sách TP.HCM. Bên cạnh nguồn vốn vay trung - dài hạn...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào hoạt động khi thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh trên toàn quốc. ...

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Viglacera chính thức triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị phủ PVD trên sen vòi – Tổng công ty Viglacera

Viglacera chính thức triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị phủ PVD - công nghệ bảo vệ bề mặt - tại Công ty Sen vòi Viglacera – đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viglacera – CTCP. Các kỹ sư đến từ hãng Protec Surface Technologies của Ý trực tiếp lắp đặt sản phẩm tại Nhà máy. Dự kiến, thời gian lắp đặt sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày, sau đó đội ngũ chuyên gia của...

Vinh dự nhận Thương hiệu Quốc gia 2024, Viglacera cùng cộng đồng doanh nghiệp Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh – Tổng công...

Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh.” https://www.youtube.com/watch?v=Lo7fRvLrBQM 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam Các sản phẩm được xét chọn thương hiệu quốc gia năm nay thể hiện rõ nét giá trị cốt lõi của chương trình là “Chất lượng - Đổi...

Công đoàn Xây dựng Việt Nam và Công đoàn TCT thăm hỏi người lao động bị ảnh hưởng bởi lũ quét tại Công ty...

Hôm nay, ngày 18/9, đoàn đại biểu Công đoàn Xây dựng Việt Nam do ông Nguyễn Thanh Tùng – Uỷ viên BCH Tổng Liên đoàn LĐVN, Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã tới thăm hỏi người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại Công ty CP Khoáng sản Viglacera. Về phía Viglacera có ông Nguyễn Quý Tuấn – Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera – CTCP; ông Nguyễn Mạnh Hà...

Viglacera tham luận tại phiên Khai mạc sự kiện Kết nối Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo tại Việt Nam 2024 – Tổng...

Không chỉ tham gia tích cực vào các Tọa đàm chuyên đề sâu như Diễn đàn Công nghệ Ngành Xây dựng, Viglacera còn tham gia Phiên tham luận tại phiên Khai mạc chính thức. Ngay trước thời khắc bước vào buổi lễ chính thức, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã tới thăm và lắng nghe ông Quách Hữu Thuận, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viglacera giới thiệu Gian hàng...

Viglacera sản xuất thành công Đá nung kết vân trong xương – Tổng công ty Viglacera

Một tin vui nữa lại đến với Viglacera sau chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tổng công ty. Đó là sự kiện chính thức sản xuất thành công sản phẩm đá nung kết mang thương hiệu Vasta Stone có cấu trúc vân trong xương, tại Nhà máy Viglacera Eurotile. Đá nung kết kích thước 1.6 x 3.2m là sản phẩm mới của Viglacera, sản xuất trên dây chuyền Continua+ hiện đại của SACMI (Italia)....

Bài đọc nhiều

Không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, Việt Nam sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện

Chia sẻ với PV, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho biết, nếu không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, đất nước sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, diễn ra...

Luật điện lực (sửa đổi): Cần thể hiện rõ cơ chế đột phá trong triển khai điện gió ngoài khơi

Luật điện lực (sửa đổi): Cần thể hiện rõ cơ chế đột phá trong triển khai điện gió ngoài khơi ĐGNK được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo đầy hứa hẹn, có thể góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Việt Nam. Nguồn năng lượng này có tiềm năng cung cấp điện sạch, đáng tin cậy và giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu...

Cần phải thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) trong 1 kỳ họp

Cần phải thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) trong 1 kỳ họp | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Người nông dân có cơ hội giảm chi phí sản xuất khi phân bón chịu thuế GTGT 5%

Người nông dân có cơ hội giảm chi phí sản xuất khi phân bón chịu thuế GTGT 5% Trong dài hạn, người nông dân có cơ hội giảm chi phí sản xuất do giá thành phân bón giảm khi áp thuế GTGT phân bón 5% (Ảnh minh họa: Phương Thảo) Ba bất cập lớn của chính sách không áp thuế GTGT phân bón Luật 71/2014/QH13 sửa đổi Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ban hành ngày 26/11/2014 có...

Cần sửa đổi, hoàn thiện Luật số 69 để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) Sáng ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, phát biểu tại phiên họp, ĐBQH Trần Hoàng Ngân bày tỏ tán thành với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025. ĐBQH Trần...

Cùng chuyên mục

Cơ sở thực tiễn để đưa phân bón quay về đối tượng chịu thuế GTGT 5%

Việc áp thuế GTGT 5% giúp chủ động đảm bảo phát triển nguồn cung phân bón cho nông nghiệp từ sản xuất nội địa. Trước khi triển khai thực hiện Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật số 71) các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng thuế suất GTGT 5%. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này được khấu trừ thuế GTGT...

Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình): Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi | 07/11/2024 Lượt xem: ...

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam | 07/11/2024 Lượt xem: ...

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi Tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam lên đến 600.000 MW (Ảnh minh họa) Việc tập trung đầu tư các dự án nguồn điện từ sớm, từ xa có vai trò quan trọng, để bảo đảm cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển trong tương lai, nhất là các nguồn điện nền, điện năng lượng tái...

Mới nhất

Thủ tướng thăm di tích Bác Hồ và lãnh đạo Trung Quốc từng hoạt động cách mạng

Chiều 8/11, tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Khu di tích lịch sử Hồng Nham, gắn liền với quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nghe giới thiệu về đường Thạch Bản, nông trường Đại Hữu, nhà cỏ,...

Mượn xe của bạn rồi bỏ trốn sang Campuchia

Ngày 8/11, Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết vừa vận động Nguyễn Văn Hiếu (SN 2002, trú thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) - kẻ trốn truy nã ở Campuchia, về nước đầu thú.Theo hồ sơ vụ việc, ngày 15/7/2023, Nguyễn Văn Hiếu cùng với Nguyễn Văn Tạo (trú thôn Vinh Huy,...

Đồng Nai: Nữ tiếp viên quán karaoke múa thoát y phục vụ khách

Nữ nhân viên bị bắt quả tang khi đang thoát y nhảy múa phục vụ khách tại quán karaoke ở Đồng Nai. Hôm nay (8/11), Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa bắt quả tang nữ nhân viên quán karaoke đang múa thoát y phục vụ khách. Trước đó, khuya 7/11, lực lượng chức năng kiểm tra...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về...

Miễn học phí đến hết cấp THCS cho học sinh Hà Nội

"Thành phố nên có chính sách hỗ trợ, bao cấp kinh phí (bao gồm miễn học phí) đến hết cấp THCS ở các trường công lập đại trà phổ cập giáo...

Mới nhất