Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaNhững “Lan hiên” trong tâm tưởng

Những “Lan hiên” trong tâm tưởng


Nơi chốn để đi về

Huế, giờ tôi có thêm một nơi chốn để mà đi về là “Lan hiên” hay còn gọi là Lan viên cố tích – Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của TS. Thái Kim Lan, tại số 120 Nguyễn Phúc Nguyên ở thượng nguồn sông Hương. Nơi chốn đi về là bởi, nơi đó giờ đang có “một phần máu thịt” của người bạn vong niên – cố nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan. Sinh thời, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan luôn ao ước sẽ thành lập cho riêng mình một bảo tàng gốm cổ, nhưng chưa thực hiện được. Để rồi sau khi ông qua đời, một phần lớn gốm cổ trục vớt dưới lòng sông Hương được TS. Thái Kim Lan mua lại. Và khi thành lập Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, TS. Thái Kim Lan đã trân trọng dành cho cố nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan một góc trưng bày rất trang trọng có tên là “Sưu tập Hồ Tấn Phan”, như một sự tri ân và tưởng nhớ về người anh, người bạn tâm giao của mình.

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, nguyên mẫu là khu vườn và ngôi nhà thờ Thái tộc ở số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế là một nền đất rất cổ xưa do tổ tiên bà Thái Kim Lan để lại. Gần như nó song hành với sự “thành lập” và “lớn lên” của TP. Huế. “Tôi đã sinh sống ở đây từ thuở bé. Vậy nên bao nhiêu năm sinh sống ở nước ngoài, trong tâm thức của tôi luôn thao thức với khu vườn, với ngôi nhà, với truyền thống, với gia phong…”, TS. Thái Kim Lan tâm sự. Vậy nên việc biến một khu vườn gắn với nhà thờ gia tộc thành một bảo tàng, theo TS. Thái Kim Lan, trước hết là bà muốn chính mình thay cho Thái tộc từ đường, trải qua nhiều thế hệ, với những trăn trở, thao thức, tích lũy vật chất và tinh thần để “trở dạ sinh thành” một diện mạo mới, một địa chỉ văn hóa mới, nhằm đóng góp thêm vào di sản và gia sản của văn hóa Huế trên dải đất gấm vóc này.

Buồn đong đưa ở Bến Xuân

Những “Lan hiên” độc đáo như “Lan viên cố tích” ở Huế thì nhiều vô kể và luôn hiển hiện trong tâm tưởng của những người Huế xa quê. Ví như “cung phủ” Bến Xuân của vợ chồng nghệ sĩ Camille Huyền – những người đã từ bỏ cuộc sống nhiều người thèm muốn ở châu Âu để trở về Huế sống một cuộc sống có phần lặng lẽ, cùng cách lưu giữ quá khứ theo cách chẳng giống ai. Kiểu như toàn bộ phần gạch, sành sứ… để xây lên “cung phủ” rộng hơn 5 ngàn m2 ở thượng nguồn sông Hương để lưu giữ và quảng bá văn hóa Huế với bạn bè trong, ngoài nước là gạch cổ có tuổi đời hơn 300 năm được sưu tầm, thu mua từng viên từ các công trình cổ loại ra ở Huế trong suốt hơn 10 năm ròng rã, phần lớn còn vẹn nguyên cả những dấu triện xuất xứ.

Và năm đó khi Bến Xuân sắp hoàn thành, Camille Huyền nhìn vào những cánh cửa gỗ ở phòng vẽ của mình và chợt thấy “nó trống vắng sao đó”. Một ý nghĩ lóe lên, bà phác thảo ra giấy chân dung 3 người thầy âm nhạc của mình (hai người Nhật và một người Thụy Sỹ) bằng… thứ ngôn ngữ âm nhạc kiểu như mặt người gắn lên thân một cây đàn nhìn rất lạ và sinh động. Xong, bà nhờ những người thợ điêu khắc gỗ tạc lên những cánh cửa “để mình có thể sống với họ hàng ngày”. Hôm khánh thành Bến Xuân, bà mời bằng được 3 người thầy trong tranh về Huế và tự tay họ ký tên mình vào những bức tranh trên khung cửa bên cạnh chữ ký của tác giả Camille Huyền. Tôi vẫn còn lưu giữ ánh mắt rưng rưng hạnh phúc cùng đôi tay run run của ông Walther Giger – nghệ sĩ Tây Ban Cầm danh tiếng trong ban nhạc thính phòng cổ điển Orches Trio Zurich (Thụy Sỹ), giây phút ông ký tên mình vào khung cửa. “Ở đây, chúng tôi sẽ được sống lâu hơn cuộc đời của mình” – Walther Giger nghĩ thế.

Tầm 15 năm trước, tôi há hốc mồm khi lần đầu tiên nghe Camille Huyền hát nhạc Cung Tiến bởi những bản phối cùng tiếng đàn Tây Ban Cầm quá đẹp, lạ, cùng cách nhả chữ điêu luyện dù bà chỉ là một “tay mơ” âm nhạc. Mãi sau mới biết, Walther Giger chính là người thầy âm nhạc đầu tiên của Camille Huyền và cũng chính là tác giả những bản phối về Cung Tiến được làm cầu kỳ tới mức “tôi hòa âm sao cho phù hợp với tính tình của cô học trò”. Walther Giger luôn lắng nghe và nhìn Camille hát rồi muốn biết Camille nghĩ gì, thấy gì trong những ca khúc của Cung Tiến. Để rồi tiếng đàn và tiếng hát là cuộc đối thoại cùng vui, cùng buồn, cùng màu sắc, cùng nhịp đập, là tình cảm kín đáo của phương Đông và là sự xáo động phản kháng của phương Tây…

Walther Giger quá xứng đáng để sống dài hơn trên những khung cửa của Bến Xuân và trong tim Camille Huyền. Nhưng tôi vẫn thấy lo lo khi bất chợt nghĩ về những bức tranh khác – những bài báo của mình đã lỡ in thành sách về những nhân vật mình từng yêu quý và ngưỡng mộ bất ngờ thay đổi như sấp ngửa bàn tay. Và thế là miền trú ẩn của tôi tan vỡ…

Nhưng có vẻ như tôi lo thừa khi Camille Huyền bảo rằng: “Em à, yêu thương ai đó nghĩa là không hối tiếc. Vậy nên cuộc sống mới có chuyện buồn đong đưa…”. Rồi bất ngờ bà đong đưa thân mình trên tràng kỷ, miệng ậm ừ một giai điệu: “Mẹ ngồi ru con, đong đưa võng buồn, đong đưa võng buồn…”. Bất chợt bà ngưng lại, nói “Buồn đong đưa thì phải đi liền với một giai điệu của Cung Tiến”. Rồi bà lại vừa đong đưa vừa hát bốn câu cuối cùng trong “Vết chim bay” của Cung Tiến, phổ thơ Phạm Thiên Thư: “Cõi người có bao nhiêu/ mà tình sầu vô lượng/ còn chi trong giả tướng/ hay một vết chim bay”.

“Vết chim bay” là “bài tủ” của Camille Huyền do chính Walther Giger hòa âm và chơi Tây Ban Cầm trong một CD từng “mưa gió” trong nhiều sự kiện âm nhạc ở trong và ngoài nước từ nhiều năm trước. Và tôi đã nghe hơn chục ca sĩ trong, ngoài nước của nhiều thế hệ hát “Vết chim bay”, nhưng chưa có bản hòa âm nào, cũng như chưa có ai hát mê say và chín đủ như Camille Huyền trong một miền trú ẩn Huế… 



Nguồn

Cùng chủ đề

Trường nói không với hoa, quà và tiền dịp 20-11

Trường THPT ở Đắk Lắk thông báo không nhận hoa, phong bì vì không muốn phụ huynh, học sinh khó khăn bận lòng dịp lễ 20-11, chỉ nhận sự tôn trọng, tinh thần hiếu học của học sinh. ...

Ăn thịt chó, 8 người phải nhập viện cấp cứu

Sau khi ăn thịt chó, 8 người trong một gia đình tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phải cấp cứu trong tình trạng nôn mửa, tiêu chảy… Chiều 20-11, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết trên địa bàn TP Buôn Ma...

Đại tướng Phan Văn Giang dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 18

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ...

Hoàn thiện công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Ngày 20/11, tại Hà Nội, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban Thường trực Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 chủ trì Hội nghị nghe báo cáo công tác triển khai khu triển lãm thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; không gian văn hoá; phương án trưng bày vũ khí trang bị tại Triển lãm quốc...

Dự án Aqua City của Novaland được gỡ vướng đến đâu?

Tập đoàn Novaland cho hay việc UBND tỉnh Đồng Nai chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000 là bước pháp lý quan trọng, mở đường cho việc hoàn tất điều chỉnh quy hoạch phân khu C4 và quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án Aqua City. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Du lịch dịp lễ 30 4 và 1 5: Phong phú đa dạng

Sôi động tour quốc tế Đặt xong tour đi Singapore - Malaysia 5 ngày 4 đêm khởi hành vào ngày 29/4 tại một đơn vị lữ hành, anh Trần Xuân Chính (huyện Quảng Điền) cho biết, nghỉ hè năm nay anh có chuyến công tác dài ngày ở các tỉnh miền Bắc, nên tranh thủ đợt nghỉ lễ gia đình cùng đi du lịch, xem như chuyến đi chơi thay cho mùa hè 2023. Anh Chính chia sẻ, ban đầu...

Mới nghĩ thôi đã thấy xa lạ…

Đọc và chợt thấy ấm áp khi nghĩ về lớp của chúng tôi: 12Đ Quốc Học Huế, NK 1982-1985. Ra trường từ năm 1985, bạn bè trong lớp tứ tán mỗi người mỗi nơi. Đứa vô đại học, đứa vào trung cấp, đứa đi bộ đội, đứa theo gia đình đi lập nghiệp phương xa, đứa xích lô, xe thồ, hoặc bán buôn, thợ xây, thợ mộc đủ cả… Đó là giai đoạn đất nước đang còn rất khó...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Vợ chồng đồng lòng làm từ thiện

Năm 2002, anh Đức cùng vợ đứng ra thành lập Hội từ thiện mang tên “Lá lành đùm lá rách" (LLĐLR). Lúc đầu, chỉ có vợ chồng anh thực hiện tất cả các khâu: từ việc đi tìm hiểu, phát hiện những trường hợp cần giúp đỡ, rồi tự bỏ kinh phí cho đến tổ chức thăm viếng, trao quà, động viên tinh thần... Dần dần, tiếng lành đồn xa, đến nay Hội từ thiện LLĐLR đã tập...

“Khoe” chiến tích cùng trào lưu “flex”

Chuyện gì cũng khoe được Theo từ điển Oxford, “flex” được hiểu nghĩa là uốn cong. Tuy nhiên, đây còn là một từ tiếng lóng được các rapper hay sử dụng với ý nghĩa khoe khoang, đến mức làm người khác khó chịu. Mang ý nghĩa như vậy, nhưng “flex” trong mắt của nhiều người trẻ lại không mang cảm giác ra vẻ hay hơn thua đối với người khác. Nhiều bạn trẻ lấy những màn khoe đó để truyền...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai cơ quan lập pháp Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Alen Simonyan dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Armenia sang thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ tin tưởng chuyến thăm là dấu ấn quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai cơ quan lập pháp và giữa hai...

Tặng phần mềm đào tạo ngành Du lịch cho trường Đại học Kiên Giang

Đây là phần mềm quản lý hệ thống khách sạn của Cty CP Giải pháp DiHotel đã được Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận Đăng ký tác giả, phát triển và đưa vào hoạt động hơn 20 năm qua. Hiện công cụ này đã được...

Anphabe vinh danh GELEX trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam – Gelex Group

Tối 19/11, Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 đã được công bố từ đánh giá của hơn 700 doanh nghiệp, 65.000 người đi làm có kinh nghiệm trong 18 lĩnh vực, ngành nghề.Năm nay, bên cạnh những doanh nghiệp quen thuộc như Unilever, Vingroup, FPT… GELEX đã lần đầu được gọi tên.Nơi làm việc...

Cổ đông Eximbank kiến nghị hủy bỏ miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

(NLĐ) - Nhóm cổ đông lớn của Eximbank cho rằng việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát – ông Ngo Tony là phạm luật ...

Mới nhất