Trang chủNewsKinh tếXử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác...

Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU







Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU. 

Chiều 28/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5; quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU của EC.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với điểm cầu 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển. Dự hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU; lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; lãnh đạo các hiệp hội sản xuất, xuất khẩu thủy hải sản.

* Gian nan gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU

Hội nghị đánh giá, sau gần 7 năm thực hiện chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và qua 4 đợt thanh tra của EC đến nay tình hình chống khai thác IUU đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Trong đó, đã hoàn thiện khung pháp lý; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS); xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia (VNFishbase), kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định các Biện pháp quốc giá có cảng (PSMA), thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm khai thác IUU được tăng cường hơn trước… EC đánh giá cao quyết tâm chính trị của Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp Trung ương.

Cùng với xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU, lãnh đạo các tỉnh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản, các địa phương đã khởi tố 11 vụ án hình sự, đang điều tra 3 vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự…

Tuy nhiên, khâu chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số nhiệm vụ chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu theo khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023. Đó là chưa hoàn thành việc đăng ký, cấp Giấy phép khai thác thủy sản, chưa kiểm soát, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép; vẫn xảy ra tình trạng ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS). Tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài chưa chấm dứt.

Hội nghị nhận định, một số địa phương chưa thật sự quyết liệt trong thực thi pháp luật trong lĩnh vực chống khai thác IUU. Một số tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý để tình trạng tàu cá ra vào cảng, xuất nhập bến không đảm bảo thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị theo quy định; thiếu kiên quyết trong ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác IUU…

Các đại biểu cho rằng, những tồn tại, hạn chế trên không chỉ từ nhận thức của người dân mà còn có sự thiếu tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các ngành, các cấp, chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát; có tình trạng dung túng, tiếp tay của lực lượng thực thi pháp luật cho hành vi khai thác IUU…

Hội nghị nhận định, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay, nghiêm túc triển khai các quy định chống khai thác IUU, việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” rất khó khả thi, thậm chí bị nâng cảnh báo lên “thẻ đỏ”.

Chia sẻ trăn trở trong việc chống khai thác IUU, khắc phục “thẻ vàng” IUU, kết luận hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện chống khai thác IUU; nhất trí với các ý kiến phát biểu thẳng thắn, đánh giá sát tình hình cũng như các đề xuất xử lý nghiêm vi phạm, sớm khắc phục “thẻ vàng” IUU.

Nêu rõ 5 hạn chế, yếu kém trong chống khai thác IUU, Thủ tướng thắng thắn chỉ rõ, việc quản lý, thực thi pháp luật về chống khai thác IUU ở các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở không nghiêm, không đúng trách nhiệm; yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, kể cả Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư.

Đoàn Thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 5 vào tháng 10/2024. Để chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC đạt kết quả tốt nhất, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương có liên quan thống nhất nhận thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hành động quyết liệt để thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, khẩn trương hoàn thành việc khắc phục các tồn tại, hạn chế như đã nêu trên.

Trong đó, quán triệt các nội dung, nhiệm vụ và ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 32-CT/TW, Nghị quyết số 52/NQ- CP của Chính phủ đảm bảo đúng tiến độ; lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng.

Thủ tướng yêu cầu tập trung cao điểm nguồn lực ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; đặc biệt tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định…; tăng cường lực lượng công an, biên phòng phối hợp với chính quyền cơ sở tại các địa bàn trọng điểm để tuyên truyền vận động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Cùng với đó, triển khai thực hiện có hiệu quả quy định tại Nghị quyết số 04/2024/NQ- HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản; điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm khắc 100% các vụ việc liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, môi giới, móc nối và các hành vi vi phạm nghiêm trọng theo quy định tại Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP.

* Mạnh tay xử lý hành vi vi phạm khai thác IUU






Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU. 

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU thành lập Tổ công tác chuyên trách tiếp tục tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; tham mưu, đề xuất cho Chính phủ, Thủ tướng xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân, lực lượng chức năng có liên quan không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, chuẩn bị kỹ chương trình, kế hoạch, nội dung tổng thể làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5; chuẩn bị kỹ các phương án đảm bảo tốt nhất, không để bị động, bất ngờ ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của cả nước.

Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh với các nước ngăn chặn, xử lý kịp thời tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; chỉ đạo lực lượng biên phòng nghiêm túc kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến; kiên quyết kỷ luật nghiêm các đồn, trạm biên phòng tuyến biển để tàu cá không đủ điều kiện xuất, nhập bến tham gia hoạt động khai thác thủy sản, các lực lượng chức năng trực thuộc dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử các tổ chức, cá nhân liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; gửi, vận chuyển thiết bị VMS trên tàu cá khác để vi phạm khai thác bất hợp pháp. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định và các địa phương có liên quan tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu mà EC phát hiện tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo đại sứ quán Việt Nam tại các nước có liên quan kịp thời thu thập thông tin nước sở tại bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam do vi phạm khai thác bất hợp pháp, cung cấp kịp thời cho lực lượng chức năng trong nước điều tra, xử phạt nghiêm theo quy định.

Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, tham mưu bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với Chi cục trưởng các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý nhà nước về thủy sản hoặc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về kiểm ngư theo quy định của pháp luật hoàn thành báo cáo Thủ tướng trong tháng 9/2024.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, địa phương có liên quan làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các đơn vị cung cấp thiết bị VMS, cung cấp dịch vụ vệ tinh cho thiết bị VMS trên tàu cá không đảm bảo theo quy định. Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục ưu tiên, bố trí kinh phí, nguồn vốn theo quy định cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, phát triển bền vững ngành thủy sản; chuyển đổi nghề, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho ngư dân.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo về công tác chống khai thác IUU.

Trong đó, rà soát toàn bộ các vụ việc vi phạm khai thác IUU từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 đến nay, trước hết tập trung các vụ việc ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, vượt ranh giới trên biển; môi giới, móc nối, vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài… Tiếp tục điều tra, xác minh, kiên quyết xử phạt dứt điểm các trường hợp vi phạm; hoàn thành, báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 9/2024.

Các địa phương tập trung tối đa nguồn lực, điều động, tăng cường lực lượng tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn) tại các địa bàn trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng, công an vừa tuyên truyền, vận động, vừa kịp thời ngăn chặn, xử lý từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là tại Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu…

Các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác quản lý đội tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho tàu cá, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan chậm trễ trong việc cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá theo quy định; kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác.

Cùng với đó, kiên quyết xử lý trách nhiệm Ban quản lý cảng cá, Văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá để tàu cá vi phạm khai thác IUU ra vào cảng, bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác mà không xác minh, xử lý theo quy định; tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm túc công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; kiên quyết xử lý hình sự hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp thủy sản nghiêm túc thực hiện quy định IUU; nghiêm cấm hành vi thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU; nghiêm cấm hành vi móc nối với các tổ chức, cá nhân có liên quan hợp thức hóa hồ sơ cho các sản phẩm thủy sản khai thác vi phạm IUU để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Các bên liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong điều tra, xác minh, xử lý nghiêm, triệt để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi IUU; tiếp tục đồng hành, vận động hội viên gương mẫu, thực hiện tốt quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời động viêntấm gương điển hình, người tốt việc tốt; kịp thời phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm khai thác IUU.

Mong muốn người dân nâng cao ý thức, không khai thác IUU vì lợi ích, danh dự của dân tộc, đất nước và chính người dân, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường truyền thông vận động người dân, doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời nêu gương gương điển hình, người tốt việc tốt; kịp thời phản ánh, phê phán hành vi vi phạm khai thác IUU.

Thủ tướng chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan, đặc biệt là người dứng đầu, cả hệ thống chính trị vào cuộc tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU với 3 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là giám sát, quản lý chặt chẽ các đội tàu, không để vi phạm khai thác IUU, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; rà soát, phân loại, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với quan điểm vi phạm hành chính thì xử lý hành chính, vi phạm hình sự thì xử lý hình sự; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, truy suất nguồn gốc tận cùng để có căn cứ xử lý đúng người, đúng việc theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Với phương châm “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; đã ra quân phải chiến thắng”, vì trách nhiệm, danh dự của đất nước, vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể, Thủ tướng nhấn mạnh, nếu địa phương nào không có sự chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trong thời gian tới, tiếp tục để xảy ra các sai phạm, không hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phải chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ- CP của Chính phủ./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/xu-ly-nghiem-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-trong-chong-khai-thac-iuu-676211.html

Cùng chủ đề

Huawei chuẩn bị ra mắt hệ điều hành mới, cạnh tranh với Android và iOS

Hãng công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ chính thức phát hành hệ điều hành mới HarmonyOS Next vào cuối tháng 9 này và không còn hỗ trợ các ứng dụng Android.

Miền Trung lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 17 độ vĩ Bắc; 122 độ kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15 km/h. Đến 1h ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo...

Hà Giang: Khó khăn trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Địa bàn vùng cao gặp khó Chi trả trợ cấp ASXH không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích, nhất là tạo thuận tiện cho cơ quan quản lý trong chi trả, thanh, quyết toán, đảm bảo nhanh chóng, công khai, thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, với đặc thù vùng cao, biên giới như Hà Giang và những thiếu thốn về nhân lực, vật lực, việc bao phủ thanh toán không dùng tiền mặt gặp nhiều rào...

Giải quyết sự cố cầu Phong Châu: Giám định nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm

(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc tiếp tục bảo vệ hiện trường và các biện pháp đảm bảo an toàn cho đến khi hoàn thành công tác giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật. Bảo vệ hiện trường, bảo...

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo ‘nóng’ cho quân đội Nga

Theo Reuters cập nhật ngày 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tăng quy mô quân đội từ 180.000 lên 1,5 triệu quân nhân tại ngũ, khiến quốc gia này có lực lượng quân đội lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Tổng cộng, số người của lực lượng vũ trang Nga có thể lên tới 2,38 triệu người. Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại Giá nhiều mặt hàng tăng vọt nhờ được hỗ trợ từ yếu tố vĩ mô và cung cầu. Đáng chú ý, trên...

Bạc thế giới suy giảm nhẹ

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 911.000 đồng/lượng mua vào và 956.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 913.000 đồng/lượng mua vào và 958.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc thế giới đang ở mức giá 754.000/ounce mua vào và 759.000/ounce bán ra. Cụ thể thông tin mới nhất về giá bạc hôm nay...

VN-Index “thử thách” trước nhiều sự kiện quan trọng

VN-Index giảm hơn 22 điểm qua 1 tuần giao dịch, loạt nữ lãnh đạo bán mạnh cổ phiếu, thị trường chờ tín hiệu quan trọng, cổ phiếu ACB được kỳ vọng tăng 28%, lịch trả cổ tức. ...

Loại quả chua lè trước cho không ai lấy, nay bán giá 430.000 đồng/kg

Từ cuối tháng 8 đến nay, ngày nào chị Lê Kiều Vân ở Cầu Giấy, (Hà Nội) cũng nhập vài chục cân nhót xanh Đà Lạt về để trả đơn khách đặt. Khách lẻ, chị bán theo set 3 lạng với giá 130.000 đồng/set, tức 1kg nhót xanh có giá lên tới 430.000 đồng.  Với mức giá này, theo chị Vân nhót xanh vượt qua giá của tất cả trái cây nội địa, thành hàng đắt đỏ nhất chợ....

Giá vàng hôm nay 16/9/2024: Vàng nhẫn tăng không ngừng, lập kỷ lục mới

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay tăng theo giá vàng thế giới. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua. Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng tăng giá vàng nhẫn...

Cùng chuyên mục

Giá gạo tăng từ 100 -150 đồng/kg, giá lúa biến động trái chiều

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 100 - 150 đồng/kg với gạo nguyên liệu và thành phẩm. Giá lúa biến động trái chiều từ 100 - 200 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như An Giang, Hậu Giang giao dịch lúa mới ít, giá lúa tăng nhẹ. Tại Hậu Giang, giao dịch lúa Thu Đông...

Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam

Đến ngày 31/8, vốn FDI đăng ký mới và điều chỉnh vào bất động sản đạt 2,55 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Việc nới lỏng điều kiện mua nhà đối với người nước cũng giúp thị trường địa ốc dự kiến có thêm hàng tỷ USD từ vốn ngoại. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/8, vốn...

Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng

Sản xuất chiếm 1/4 nền kinh tế của Việt Nam, do đó, sự phục hồi trong sản xuất nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng, có khả năng đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,1% trong năm 2023 lên 6,5% trong năm nay. Lô hàng sơ mi rơ moóc của Thaco Trailers xuất khẩu sang Mỹ năm 2024. Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân...

Hàng loạt cổ phiếu bị cảnh báo, doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn bị nêu tên

Cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) do ông Bùi Thành Nhơn làm chủ tịch, bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/9. HoSE cho biết, Novaland chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định Trước đó, ngày 10/9, HoSE thông báo, Novaland chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá hạn 5 ngày, cổ...

Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu Sáng 17/9, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chủ trì tổ chức Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho tổ chức hỗ trợ kinh doanh -...

Mới nhất

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khai trương mô hình quản trị thông minh

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Dự án xây dựng...

Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé Tết 2025, giá chỉ từ 890.000 đồng

Theo đó, giá vé bay trên các chặng bay như TP. Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Nha Trang, Đà Lạt… chỉ từ 890.000 đồng và 1.790.000 đồng đối với các chặng bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng…Vé chiều ngược lại chỉ từ 0 đồng.Đặt vé...

Trăng rằm Trung thu 2024 đón cùng lúc 3 hiện tượng kỳ thú

  Theo NASA, siêu trăng tháng 9 (tức trăng rằm Trung thu) năm nay là một sự kiện đặc biệt hiếm khi diễn ra cùng lúc 3 hiện tượng thiên văn. Cụ thể, trăng rằm này sẽ đạt đỉnh vào khoảng 9h35 sáng 18/9 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên người quan sát tại Việt Nam có thể thấy trăng tròn...

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập Cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập sẽ có quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô Quốc lộ 32C, chiều dài dự kiến là 430 m, rộng 21,5 m được đầu tư bằng vốn đầu tư...

Mới nhất