Trang chủNewsThế giớiLàn gió mới trong quan hệ Anh-EU, "vị ngọt" của "cuộc ly...

Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, “vị ngọt” của “cuộc ly hôn” nhiều tổn thất

Dù diễn ra đã lâu nhưng người Anh vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn do Brexit. Chắc chắn sẽ không có kịch bản tái gia nhập nhưng chính phủ mới ở Anh đang nỗ lực để cài đặt lại quan hệ với EU, thông qua những nền tảng hợp tác song phương khởi sắc như quan hệ với Đức.

Anh khởi động quá trình “cài đặt lại” quan hệ với châu Âu
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Đại sứ Anh tại Đức Jill Gallard đi bộ gần Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức ngày 27/8. (Nguồn: Reuters)

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 27/8 đã đến Berlin, bắt đầu chuyến thăm Đức trong 2 ngày, với mục tiêu thiết lập lại quan hệ với phần còn lại của châu Âu sau những tổn hại do Brexit gây ra.

Thủ tướng Anh hy vọng một hiệp ước song phương có khả năng đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm sẽ nâng tầm hợp tác quốc phòng hai nước lên đỉnh cao mới cũng như thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng.

Ông Keir Starmer cho rằng nước Anh đứng trước cơ hội ngàn năm có một để thiết lập lại mối quan hệ với châu Âu và phấn đấu vì những quan hệ đối tác chân thành, đầy tham vọng, mang lại lợi ích cho người dân Anh.

Ưu tiên hợp tác quốc phòng để đảm bảo an ninh

Trước đó, ngày 20/8, trang mạng UK in changing Europe có bài viết với nhan đề “Anh khởi động quá trình cài đặt lại quan hệ với châu Âu từ lĩnh vực quốc phòng với Đức” với những lập luận cho rằng, để tiếp cận hợp tác quốc phòng với EU, Anh chỉ có thể đi theo hướng thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt là Đức.

Lịch trình thăm Ukraine, Pháp, Đức, Estonia, Ba Lan, Estonia trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey vừa qua cho thấy, an ninh châu Âu là một trong những ưu tiên hàng đầu của Công đảng.

Nền tảng của quá trình “cài đặt lại” này với châu Âu là nước Đức. Ngày 24/7, sau gần ba tuần nhậm chức, ông Healey và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã ký “Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Đức và Anh” với nhiều tham vọng.

Tuyên bố chung nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine và môi trường chiến lược đang xấu đi của châu Âu. Đồng thời Mỹ có khả năng xoay trục từ châu Âu-Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Anh và Đức (đều là đồng minh NATO và là những nước chi tiêu quốc phòng lớn nhất Tây Âu) đang tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng trước khả năng Mỹ sẽ cắt giảm hỗ trợ quân sự cho Ukraine nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào đầu năm sau.

Theo các quan chức, quan hệ đối tác quốc phòng Anh-Đức có thể giống với Hiệp ước Lancaster House giữa Anh và Pháp được nhất trí vào năm 2010, với cam kết thành lập lực lượng chung, chia sẻ thiết bị và các trung tâm nghiên cứu tên lửa hạt nhân.

Văn phòng Thủ tướng Starmer kỳ vọng, chính phủ Anh và Đức sẽ tiếp tục đàm phán trong 6 tháng tới với mục tiêu hoàn tất thỏa thuận vào đầu năm 2025. Thỏa thuận nhằm mục đích “thúc đẩy kinh doanh và thương mại, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, tăng cường hành động chung về vấn đề di cư bất hợp pháp”.

Hợp tác Anh-Đức sẽ đóng góp vào khả năng răn đe và phòng thủ của châu Âu, không chỉ ở sườn phía Đông NATO mà còn ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương rộng lớn hơn.

EU đặt mục tiêu biến ngành công nghiệp quốc phòng trở thành một trong những ưu tiên của Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên, EU khó có tiềm lực để theo đuổi mục tiêu này lâu dài. Trong khi đó, Anh không thể can dự vào EU bởi còn nhiều vướng mắc liên quan đến quyền tiếp cận, sở hữu trí tuệ. Phương án khả thi nhất là London nên cố gắng duy trì hợp tác song phương, tương thích với các kế hoạch cho mối quan hệ an ninh EU-Anh.

Đức sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 9/2025 và rất có thể sẽ có sự thay đổi chính phủ. Anh cần thúc đẩy một thỏa thuận chính thức hơn, sâu sắc hơn vào mùa Xuân năm 2025, trước khi chiến dịch bầu cử bắt đầu. Chuyến thăm Đức lần này của tân Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Berlin rõ ràng là để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó.

Xây dựng lại lòng tin bị tổn thất

Thủ tướng Anh vừa qua đã khẳng định cam kết sẽ xây dựng lại lòng tin với các đồng minh châu Âu vốn đã bị tổn hại do Brexit. Ông loại trừ khả năng tái gia nhập thị trường chung châu Âu, liên minh thuế quan hoặc quyền tự do đi lại, để tránh mở lại vấn đề vẫn còn gây nhức nhối giữa các chính trị gia Anh và công chúng.

Tuy vậy, ông muốn đàm phán một hiệp ước an ninh mới với khối này và một thỏa thuận thú y để nới lỏng kiểm tra biên giới đối với thực phẩm nông nghiệp, cũng như một thỏa thuận thương mại được cải thiện.

Đây là bước đi đầu tiên nhằm cụ thể hoá chủ trương xích lại gần hơn với châu Âu, nhất là với các đồng minh chủ chốt như Đức của tân chính phủ Anh và Công đảng.

Trước đó, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã từng tiết lộ chính quyền mới sẽ thực hiện 3 ưu tiên trong chính sách đối ngoại, đó là: thúc đẩy hợp tác với châu Âu, thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu và mở rộng ảnh hưởng ở Nam bán cầu.

Không chỉ với châu Âu, chính phủ Anh cũng thúc đẩy quan hệ với các đồng minh và đối tác ngoài khu vực.

Trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Anh Keir Starmer với Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định mối quan hệ song phương đặc biệt và tầm quan trọng của việc cùng nhau hợp tác. Tổng thống Biden bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Starmer đối với một loạt vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo còn tái khẳng định việc duy trì sự ủng hộ đối với Ukraine.

Ngoài ra, tân Thủ tướng Anh cũng cam kết thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ và Nhật Bản. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 7, hai nhà lãnh đạo nhất trí nỗ lực hướng tới mục tiêu sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ nhắc lại mối quan hệ lịch sử giữa hai nước, đồng thời tái khẳng định thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện song phương.

Cùng thời điểm tháng 7, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Starmer, Thủ tướng Kishida Fumio nhấn mạnh Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Anh duy trì và củng cố một trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp trị, trong bối cảnh môi trường an ninh toàn cầu phức tạp hơn.

Hai nhà lãnh đạo cũng xác nhận rằng, Nhật Bản và Anh sẽ tiếp tục một dự án chung với Italy để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.

Trong bài phát biểu đầu tiên tại Phố Downing, Thủ tướng Keir Starmer nói rõ, người dân Anh đã bỏ phiếu cho sự thay đổi, cho sự đổi mới đất nước và đưa chính trị trở lại phục vụ công chúng.

Ông cam kết chính phủ của Công đảng sẽ “hành động thay vì lời nói” để đạt được những thay đổi trên và rằng người dân Anh sẽ được phục vụ với sự tôn trọng. Hy vọng, việc chính phủ mới ở Anh cài đặt lại quan hệ với EU sẽ mang đến “làn gió mới” cho sự phát triển của Anh nói riêng, châu Âu nói chung.





Nguồn: https://baoquocte.vn/lan-gio-moi-trong-quan-he-anh-eu-vi-ngot-cua-cuoc-ly-hon-nhieu-ton-that-284130.html

Cùng chủ đề

Ông Trump ‘ập đến’ cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo...

Việc ông Donald Trump đem theo chính sách "nước Mỹ trước tiên" tái đắc cử tổng thống Mỹ khiến Liên minh châu Âu (EU) nhìn nhận lại vai trò quân sự của mình, trong khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden cố gắng thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm củng cố quan hệ với các đồng minh quan trọng.

[Ảnh] Bình yên trên đảo Bạch Long Vĩ

NDO - Bạch Long Vĩ là một trong hai huyện đảo của Hải Phòng và là đảo xa bờ nhất trong Vịnh Bắc Bộ. Trong cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua, nhiều cơ sở vật chất, cây xanh trên đảo bị hư hại. Nhưng với sức mạnh đoàn kết, quân và dân huyện đảo cùng chung tay khắc phục hậu quả nặng nề sau bão, đưa cuộc sống trở lại bình thường và ổn định. Chúng tôi...

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Nga lên tiếng về việc Mỹ đặt căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan

(Dân trí) - Nga ngày 13/11 cho rằng, việc Mỹ mở một căn cứ tên lửa mới tại Ba Lan là một phần trong nỗ lực kiềm chế Moscow bằng cách di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự đến gần biên giới của nước này hơn. Mỹ ngày 13/11 chính thức khai trương căn cứ tên lửa mới tại Redzikowo, phía Bắc Ba Lan. Căn cứ này bắt đầu được xây dựng từ những năm 2000, tại thị trấn...

Mỹ mở căn cứ phòng không ở Ba Lan

Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan vào ngày 13.11 trong bối cảnh nhiều quan ngại về nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách chia sẻ cách tạo, hiển thị phần trưng bày trên TikTok đơn giản

Biết cách tạo và bật phần trưng bày trên TikTok giúp tối ưu tài khoản, thu hút tương tác. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện để bạn dễ dàng áp dụng ngay!

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Kích hoạt đèn flash khi có thông báo giúp bạn dễ dàng nhận biết cuộc gọi và tin nhắn quan trọng trên iPhone. Xem ngay cách làm đơn giản ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Giá vàng “mất phanh”, thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng thế giới lao dốc 4 phiên liên tiếp, hướng về ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy. Với sự hỗ trợ dài hạn và nguồn cung hạn chế, giá vàng quanh mức 2.600 USD/ounce chính là cơ hội mua vào?

Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Ukraine, Na Uy ký thỏa thuận quốc phòng, Trung Quốc bác cáo buộc xâm nhập điện thoại của ông Trump, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Ukraine, Na Uy ký thỏa thuận quốc phòng, Trung Quốc bác cáo buộc xâm nhập điện thoại của ông Trump, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ra mắt ‘bánh xe biến hình’ giúp xe lăn leo cầu thang

Reuters ngày 14.11 đưa tin các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc vừa phát triển loại bánh xe có thể linh hoạt thay đổi hình dáng khi gặp địa hình. ...

Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Mặc dù không đạt được giải pháp cuối cùng, Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Mới nhất

Công ty mẹ Facebook bị châu Âu phạt hơn 840 triệu USD

Châu Âu phạt gã khổng lồ Meta, công ty mẹ Facebook, hơn 840 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị thế thống lĩnh để chèn ép các đối thủ. ...

Giá vàng thế giới chỉ còn tương đương 78,7 triệu/lượng, liệu đã chạm đáy?

Giá vàng thế giới tối nay 14-11 giảm nhanh về 2.559,3 USD/ounce. Như vậy giá vàng thế giới đã bốc hơi 227,8 USD/ounce so với mức đỉnh. ...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng -Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, sau khi khảo sát thực địa và làm việc, Thủ tướng đã yêu cầu hoàn thành 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau. ...

Rapper BigDaddy chia sẻ về tình yêu Hà Nội, kể thời trẻ ham vui

(Dân trí) - Sau 17 năm hoạt động nghệ thuật, BigDaddy ra mắt album mang đầy màu sắc cá nhân và những chất liệu về Hà Nội - nơi anh sinh ra và lớn lên. BigDaddy vừa ra mắt album đầu tay mang tên Nhân trần gồm 6 ca khúc, quy tụ 3 thế hệ gắn bó với Hà Nội, gồm...

Hướng dẫn bổ sung quy trình tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn 12370/BTC-QLCS hướng dẫn chi tiết và bổ sung thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư quản lý, giúp các bộ, ngành, địa phương thực hiện kiểm kê đồng...

Mới nhất