Trang chủPolitical ActivitiesCải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số

Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số


Một trong những nội dung giám sát quan trọng trong năm 2024 của HĐND tỉnh là giám sát về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số giai đoạn 2021-2023. Kết quả giám sát cũng đã được ban hành bằng Nghị quyết số 171 tại kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh vừa diễn ra trong tháng 7 vừa qua, cho thấy quyết tâm của tỉnh trong công tác cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

img

Công chức tiếp nhận hồ sơ TTHC tại bộ phận Một cửa UBND thành phố Tây Ninh.

Những kết quả nổi bật

Báo cáo giám sát của HĐND tỉnh nhận định: cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Nhiệm vụ này đã và đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như trong tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Việc tổ chức hoạt động tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh đã đi vào nền nếp. Hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn chiếm tỷ lệ cao. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh tiếp nhận trên 1,4 triệu hồ sơ TTHC, tỷ lệ hồ sơ giải quyết xong, trả kết quả đúng hạn chiếm 97,46%; tỷ lệ hài lòng của tổ chức, cá nhân khi giải quyết TTHC đạt khá cao, năm 2022 là 96,28%; năm 2023 đạt 88,87%.

Bà Trần Thị Bạch, ngụ huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Trước đây tôi thi bằng lái xe ở Tây Ninh nên hôm nay lên Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Tây Ninh đổi bằng. Được sự hướng dẫn của cán bộ Sở Giao thông Vận tải, tôi được biết bằng lái của mình có giá trị không thời hạn nên không cần phải đổi. Tôi thấy công chức ở đây hướng dẫn người dân khá nhiệt tình”.

Trong những năm qua, UBND tỉnh quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, giảm thời gian xử lý văn bản trên môi trường điện tử. Ông Nguyễn Trung Hiếu- Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết: “Việc xây dựng, triển khai thực hiện chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Tây Ninh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của lãnh đạo các cấp, thực thi công vụ”.

Đến nay, tỉnh đã xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Đối với Trục liên thông văn bản của tỉnh, tính đến tháng 12.2023, có hơn 1,3 triệu văn bản gửi, nhận và trên 630.000 văn bản điện tử được gửi đi, trung bình mỗi tháng có trên 113.000 văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông. 98% các cơ quan đã gửi, nhận văn bản điện tử, 100% lãnh đạo các cấp đã sử dụng chữ ký số cá nhân. Hệ thống giám sát, điều hành thông minh (IOC) của tỉnh đã tích hợp 7 phân hệ giám sát chính, hỗ trợ tích cực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh.

Tỉnh cũng ưu tiên thiết kế lại giao diện, trải nghiệm của người dùng với các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, nhiều người dùng, như: Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, tích hợp cơ sở dữ liệu dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia khác vào các E-form trên hệ thống để người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Thời gian gần đây, Tây Ninh thực hiện cung cấp tiện ích dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng mini app Zalo và đã nhận được sự quan tâm, sử dụng của người dân, nhất là người trung niên và lớn tuổi.

img

Cán bộ Công an thành phố Tây Ninh hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên điện thoại.

Cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến

Bên cạnh những kết quả trên, báo cáo giám sát và nghị quyết của HĐND tỉnh đã nêu một số mặt còn hạn chế trong công tác cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số.

Trước hết là người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra công vụ của từng cấp, từng ngành trong thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện, xử lý đối với tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và người dân thiếu nhiệt tình, trách nhiệm không cao. Các chỉ số thành phần liên quan đến sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) theo đánh giá vẫn còn thấp so với các địa phương khác.

Mặc dù có nhiều cải thiện từ năm 2021 đến nay nhưng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến ở một số sở, ngành, UBND các cấp còn thấp. Trong giải quyết TTHC vẫn còn xảy ra tình trạng trả hồ sơ cho người dân và yêu cầu bổ sung nhiều lần; tình trạng trễ hẹn trong giải quyết vẫn còn xảy ra tại các cấp chính quyền; việc tái sử dụng dữ liệu, kết quả giải quyết TTHC còn hạn chế.

Đặc biệt, hạ tầng dữ liệu về đất đai chưa đồng bộ dẫn đến hồ sơ lĩnh vực đất đai còn chậm, gây bức xúc nhiều trong nhân dân. Một số dữ liệu, thông tin của Trung tâm IOC chậm cập nhật, thậm chí thiếu chính xác, ảnh hưởng công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tại chương trình toạ đàm cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số vừa qua, Phó Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Trung Hiếu cho biết, những tồn tại, hạn chế trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về TTHC thường xuyên thay đổi, tạo áp lực lớn cho các sở, ngành phải thường xuyên thống kê, rà soát thủ tục; việc kết nối, chia sẻ, liên thông, đồng bộ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với các hệ thống của một số bộ, ngành chưa được thông suốt và hay bị lỗi, dẫn đến công tác giải quyết, theo dõi, quản lý, giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục, thống kê và báo cáo gặp nhiều khó khăn. Công tác phối, kết hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết TTHC có lúc, có việc chưa chặt chẽ, trách nhiệm chưa cao, làm kéo dài thời gian giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

img

Giao dịch hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Về phía người dân, vẫn còn một bộ phận chưa đăng ký tài khoản giao dịch điện tử, chưa có điện thoại thông minh (hoặc máy tính), chưa mở tài khoản ngân hàng và thiếu kỹ năng sử dụng các ứng dụng, phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Trong khi đó, giao diện ứng dụng thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhìn chung còn khó nhập liệu, chưa thân thiện với người dùng.

Trong thời gian tới, Sở TT&TT tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới công tác quản lý, điều hành; hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia; hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân doanh nghiệp theo hướng thân thiện, dễ sử dụng; tập trung số hoá, tái sử dụng dữ liệu đã được các cơ quan Nhà nước số hoá để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt; xem xét đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đường truyền internet để bảo đảm đường truyền hoạt động ổn định, tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện tốt việc giải quyết TTHC bằng hình thức trực tuyến đúng thời hạn.

Sở tham mưu UBND tỉnh các giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị; triển khai đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để người dân tiếp cận nhiều hơn các ứng dụng công nghệ.



Nguồn: https://mic.gov.vn/tay-ninh-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-gan-voi-chuyen-doi-so-con-nhieu-viec-phai-lam-197240827104336224.htm

Cùng chủ đề

Còn nhiều trường hợp vẫn phải trình thẻ bảo hiểm y tế khi khám bệnh

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh diễn ra vào chiều 10/10, các phóng viên đã đặt câu hỏi: hiện nay có bao nhiêu bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn TP đã áp dụng việc khám chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) có gắn chip? Tại sao đến nay vẫn còn tình trạng bệnh nhân đến bệnh viện khám đưa CCCD có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ TT&TT ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030

Ngày 17/5/2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định 813/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030.   Mục đích -Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt các mục tiêu đề ra. Ban...

Bài đọc nhiều

Phát hiện, thu giữ 9,6 tấn Đá cảnh Suối Giàng đang vận chuyển đi tiêu thụ

Kết quả kiểm tra phát hiện trên thùng xe vận chuyển số hàng hóa là khoáng sản gồm 04 phiến đá Đá cảnh Suối Giàng - Metalcacbonas dạng thô, kích thước không đồng nhất trọng lượng 9,6 tấn. Toàn bộ hàng hóa khoáng sản Đá cảnh Suối Giàng - Metalcacbonas trên tại thời điểm kiểm tra ông Cầm Văn V - lái xe không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.Qua xác minh,...

Khai mạc Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2024

Sự kiện thu hút hơn 250 đại biểu, bao gồm Bộ Công Thương, các Bộ ngành, thành phố Hà Nội, Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội; Lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM),...

Phiên họp toàn thể Phân ban Việt Nam trong Ủy ban phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt

(Bqp.vn) - Sáng 4/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Phiên họp toàn thể Phân ban Việt Nam trong Ủy ban phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam, đồng Chủ tịch Ủy ban phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga chủ trì phiên họp.Thượng tướng...

Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia châu Mỹ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tiềm năng, sản phẩm và dịch vụ của mình tới thị trường châu Mỹ, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu và...

Tàu CSB 8004 bắt đầu chuyến thăm và giao lưu tại Hàn Quốc

(Bqp.vn) - Sáng 4/11, tàu CSB 8004 đã cập cảng thành phố Yeosu, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, cùng Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm Trưởng đoàn bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc. Lễ đón tàu được tổ chức trang trọng ngay sau khi tàu cập cảng.Tàu CSB 8004 cập cảng...

Cùng chuyên mục

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những nhãn hàng uy tín.Sự kiện biểu tượng về nỗ lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử tại Việt...

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học

Chiều 8/11, tại Trường Đại học Luật TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm. ...

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

(MPI) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 07/11/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan ở Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quyết liệt thực...

Trung tướng Lê Quang Minh kiểm tra hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố...

(Bqp.vn) - Sáng 6/11, Đoàn công tác của Tổng cục Chính trị do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) thành phố Đà Nẵng. Dự buổi kiểm tra có Trung tướng Trịnh Đình Thạch, Chính ủy Quân khu 5; đại biểu lãnh đạo...

Họp triển khai ứng phó bão số 7

Sáng ngày 06/11, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phát tin cơn bão YINXING gần biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16; sáng ngày 08/11, bão YINXING đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2024. Hồi 13h00 ngày 08/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông trên vùng biển phía Đông của khu vực...

Mới nhất

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Mới nhất