Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhFintech góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện

Fintech góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện


Những năm gần đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, cung cấp đa dạng sản phẩm, dịch vụ. Số lượng công ty Fintech đã tăng lên từ 39 công ty năm 2015 lên đến hơn 154 công ty vào cuối năm 2021. Sự phát triển vượt bậc này có “bóng dáng” của các ngân hàng với sự kết hợp thế mạnh của hai bên: công nghệ, sự nhạy bén, linh hoạt của fintech với uy tín, nền tảng khách hàng, mạng lưới rộng khắp của ngân hàng. Mối “lương duyên” này mang đến lợi ích không chỉ cho ngân hàng, các công ty fintech mà bên hưởng lợi nhiều nhất chính là khách hàng, rộng hơn là cả nền kinh tế.

Từ đối thủ thành đối tác

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, trong những năm gần đây, ngân hàng số rất cởi mở trong việc liên kết với các fintech và doanh nghiệp kết nối nhằm mở rộng kênh phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán như: thanh toán vé máy bay, hóa đơn thương mại điện tử, đặt vé tàu hỏa, vé xe, thanh toán viện phí, học phí, dịch vụ công…

Sự tham gia của các Fintech mở ra nhiều cơ hội không chỉ cho bản thân họ mà cho cả ngân hàng, người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy mục tiêu tài chính toàn diện thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp, mức độ tiếp cận tốt hơn, mang đến nhiều tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng. Một trong những sản phẩm thể hiện rõ nhất mục tiêu tài chính toàn diện các ví điện tử phát triển sản phẩm Ví trả sau liên kết với ngân hàng làm cầu nối cho vay.





fintech gop phan thuc day tai chinh toan dien
Fintech quản lý bán hàng và thanh toán điện tử cho người tiêu dùng

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập ví MoMo cho biết, sản phẩm tiêu dùng trước trả nợ sau, fintech này hợp tác với TPBank đã đáp ứng vốn vay phục vụ đời sống cho hàng triệu người tiêu dùng. Trong đó, 60% số tiền giải ngân dùng để thanh toán các chi phí thiết yếu như điện, nước; 30% thanh toán cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, gần 70% người dùng ví trả sau không có lịch sử tín dụng trên CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia), đáp ứng vốn cho hàng trăm ngàn người là sinh viên, lao động phổ thông, người kinh doanh tự do, hộ gia đình có thu nhập không ổn định, họ không thể tiếp cận những kênh hỗ trợ vốn vay truyền thống trước đó. The Asian Banker – nhà cung cấp các thông tin tư vấn, đầu năm 2023 đánh giá ví điện tử MoMo là nền tảng kết nối rộng khắp với các tổ chức tài chính, ngân hàng, đối tác bán lẻ, mang đến cho người dùng các sản phẩm dịch vụ tài chính ưu việt.

Ngoài sản phẩm Ví trả sau, các fintech hợp tác với ngân hàng và doanh nghiệp còn mở ra nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng như: thanh toán khoản vay, gửi tiết kiệm online, tiệm vàng online, chứng chỉ quỹ, nhận tiền quốc tế… Sự hợp tác giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng, rút ngắn quy trình và thời gian trong định danh khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ, gia tăng trải nghiệm của người dùng cuối.

Một nghiên cứu của Western Union cho thấy, có đến 81% người dùng Việt Nam mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế tích hợp với nhau, đưa các dịch vụ lên một ứng dụng thanh toán nhằm tạo tiện ích cho khách hàng và thực tế cho thấy sự tham gia của các fintech làm đa dạng kênh chuyển, nhận tiền xuyên biên giới trên môi trường số, bên cạnh các kênh truyền thống là các công ty kiều hối… Việc này góp phần tăng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh chính thức, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Theo Báo cáo di trú và phát triển Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) cho hay, trong năm 2022, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền từ nước ngoài nhiều nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận tiền từ nước ngoài, đạt gần 19 tỷ USD.

Fintech không chỉ có chuyển tiền

Từ tháng 3/2022, nhiệm vụ phát triển kinh tế số được đặt ở mức ưu tiên cao trong chiến lược phát triển quốc gia. Việt Nam là quốc gia với gần 100 triệu dân đang ở trong thời kỳ dân số vàng, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế số. Đây là cơ hội cho các fintech tham gia nhiều lĩnh vực, như: dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu chi hộ, cho vay ngang hàng, chuỗi khối (blockchain)… Các công ty fintech hiện nay không chỉ đơn thuần là một trung gian thanh toán, họ đã vươn lên trở thành nhà cung cấp các giải pháp công nghệ quản lý kinh doanh cho các DNNVV và doanh nghiệp siêu nhỏ tiết kiệm chi phí và tổ chức bán hàng liền mạch với thanh toán không dùng tiền mặt.





fintech gop phan thuc day tai chinh toan dien
Các ví điện tử khuyến mãi nhiều, thu hút mạnh người dùng trẻ

Một báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam do iPOS.vn cho biết, năm 2022 trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) có đến 99% đơn vị kinh doanh gặp khó khăn về vận hành. Trong đó, gần 50% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý thu, chi và thất thoát nguyên vật liệu, 37,3% doanh nghiệp gặp khó khăn khi làm marketing – truyền thông. Từ thực tế này đã “đặt hàng” các fintech tạo ra những sản phẩm kết nối giữa người bán và người mua hàng, tích hợp các giải pháp marketing đến người tiêu dùng và thanh toán điện tử.

Ông Trương Văn Phước – thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, ví điện tử đang là xu hướng, hơn nữa sản phẩm mới bao giờ cũng được xã hội hoan nghênh. Về phía cơ quan quản lý cũng “cân đo đong đếm” lợi ích cho nền kinh tế khi thị trường có thêm những sản phẩm, dịch vụ hiệu quả và chi phí thấp trong quản lý. Chính phủ đã và đang khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, theo ông Phước ví điện tử thu hút một lượng lớn người bán hàng và thanh toán trên ứng dụng, đến một ngưỡng nào đó sẽ trở thành một trung tâm kinh doanh hàng hóa dịch vụ quy mô trên nền tảng số. Đây là điều mà các nhà làm chính sách cũng cần tính đến.

Theo quy định hiện hành, ví điện tử hoạt động trên nguyên tắc tài khoản 1:1 – đảm bảo nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa trung gian thanh toán với ngân hàng. Theo Vụ Thanh toán (NHNN), quan điểm chính sách trong phát triển fintech là khuyến khích mở rộng hệ sinh thái, kết nối người dùng tạo không gian chung, tiết giảm chi phí hướng đến phổ cập tài chính toàn diện.

Hiện nay thị trường có khoảng 38 sản phẩm ví điện tử, mỗi sản phẩm có nhóm phân khúc khách hàng riêng. Tuy nhiên, giới tài chính đánh giá ví điện tử có số lượng và giá trị giao dịch lớn chỉ khoảng 4-5 sản phẩm. Riêng MoMo, ZaloPay đang chiếm 70% thị phần thanh toán của các công ty fintech. Các ví điện tử có nhiều người dùng đến nay chủ yếu phát triển ở các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội… trong đó người dùng trẻ sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh ví điện tử của các nhà mạng viễn thông như ViettelPay, VNPTPay… hiện đang chuyển hướng phát triển Mobile Money với phân khúc khách hàng nhắm vào khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Môi trường đầu tư và kinh doanh ví điện tử của Việt Nam được giới công nghệ đánh giá là khá cởi mở so với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên đến nay các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán vẫn không thống nhất mã QR, hoạt động kinh doanh và quản lý phải đối chiếu rất phức tạp. Nếu không liên thông mã QR sẽ không thể phát triển mở rộng thanh toán điện tử, và ảnh hưởng tới chi phí và sự bất tiện cho người dùng. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm ví điện tử muốn liên kết với ngân hàng và doanh nghiệp, đơn vị sở hữu ví phải chứng minh được khả năng tạo dòng tiền và tăng doanh số cho đơn vị bán hàng. Điều kiện này cũng là một khó khăn đối với các fintech.

Ông Varun Mittal, Giám đốc phụ trách tư vấn dịch vụ Fintech của Công ty E&Y khu vực Đông Nam Á, chia sẻ, Indonesia đã chuẩn hóa mã QR và có cổng thanh toán chung, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống thanh toán và phối hợp với các doanh nghiệp nội địa tạo ra một hệ sinh thái mở rộng. Singapore lại áp dụng cơ chế xác thực dựa trên rủi ro để đảm bảo mọi người có một chuẩn chung, tuân thủ các quy định của Chính phủ. Từ đó tạo điều kiện cho các fintech cấp vốn tín dụng với giá trị lớn để các doanh nghiệp dễ dàng vay vốn với giá trị lớn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai

Yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách đánh thuế bất động sản thứ haiGiá bất động sản tại Việt Nam không chỉ “nhảy múa” trên thị trường, mà còn “biến ảo” trên giấy tờ, sổ sách. Khi những con số không đồng nhất, việc đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ khó đạt được hiệu quả. Ngày càng có nhiều người sở hữu...

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác

WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khácTheo Ngân hàng Thế giới (WB), xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn 2018 - 2021 tăng trưởng nhanh hơn gần 25% so với các thị trường khác. 9 tháng năm 2024, xuất khẩu sang Mỹ tiếp đà phục hồi, đạt 89,4 tỷ...

Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, FPT và MSN hút dòng tiền

Phiên 10/10: Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, FPT và MSN hút dòng tiềnThanh khoản cổ phiếu FPT và MSN vượt mốc nghìn tỷ đồng. Dòng tiền trong phiên 10/10 chỉ tập trung vào một vài cổ phiếu vốn hóa lớn mang tính trụ cột, trong khi đó nhiều mã vốn hóa vừa và nhỏ vấp phải áp lực bán mạnh. ...

Trung tâm Giải phẫu bệnh MEDLATEC báo cáo về chuyển đổi số tại hội thảo lớn nhất châu Á về giải phẫu bệnh kỹ...

Hội thảo lớn nhất toàn châu Á về giải phẫu bệnh kỹ thuật số, do Hiệp hội Bệnh học Kỹ thuật số châu Á tổ chức diễn ra từ ngày 2-4/10 vừa qua tại Hàn Quốc đã khép lại thành công tốt đẹp. Tại hội thảo, MEDLATEC vinh dự là một trong các đơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ

Lễ hội trái cây Việt Nam là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm trái cây tiêu biểu, tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác tiềm năng về nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc. Lễ hội trái cây Việt Nam...

Ngành nông nghiệp đề xuất Chính phủ hỗ trợ 10.000 tỷ đồng giúp phục hồi sản xuất

Ngày 28/9/2024, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trao tặng, hỗ trợ phục hồi sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố ảnh hưởng sau bão số 3. Hỗ trợ người dân sớm phục hồi sản xuất Ngân hàng - chỗ dựa của người dân, doanh...

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông thủy sản đạt gần 70 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 69,84 tỷ USD. Việt Nam đang xuất siêu gần 12,4 tỷ USD đối với các mặt hàng này.Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam ước đạt khoảng 1,48...

Hết quý III, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 43% kế hoạch

Tính đến hết tháng 9/2024, cả nước ước giải ngân 320.566,5 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ. Nhiều ý kiến cho rằng cả nước cần nỗ lực gấp đôi, tăng tốc giải ngân giai đoạn nước rút... Đầu tư công: Không quyết liệt khó hoàn thành kế hoạch ...

“Tham vọng” tham gia sâu vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu

Hiện Đà Nẵng đang tập trung mọi nguồn lực để đào tạo, thu hút tối thiểu 5.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành vi mạch bán dẫn. Trong đó, có ít nhất 2.000 nhân lực thiết kế và 3.000 nhân lực kiểm thử, đóng gói. Trong quá trình phát triển, Đà Nẵng mong muốn sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực không chỉ phục vụ cho Đà Nẵng hay Việt Nam mà còn hướng đến đáp...

Bài đọc nhiều

Bộ Tài chính thông tin về việc chuyển giao trụ sở cũ về địa phương quản lý

Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lýTừ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính có 4 quyết định chuyển giao 5 trụ sở làm việc cũ của các đơn vị Trung ương cho tỉnh Bình Định để quản lý, xử lý. Bình Định đã kiến nghị nhiều lần về trụ sở Tòa án Nhân dân...

Hơn 90 tỉ khuyến công cho 20 địa phương phía Nam, do chưa mạnh dạn làm đề án quy mô?

Bà Nguyễn Thanh Hà - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho rằng chính sách khuyến công trong thời gian qua là cú hích giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, sản phẩm địa phương có mặt trên thị trường.UBND tỉnh Bình Dương thời gian qua ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Khối DNNN lỗ 115.270 tỷ đồng, 2 ‘ông lớn’ âm vốn chủ sở hữu

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2023. Tại báo cáo này, Chính phủ đã báo cáo tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023 của 671 doanh nghiệp Nhà nước (473 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà...

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn hướng tới doanh thu 1,5 tỉ USD mỗi năm

Khi hoạt động ở công suất tối đa, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) dự kiến đạt doanh thu 1,5 tỉ USD mỗi năm và đóng góp khoảng 150 triệu USD thuế giá trị gia tăng hằng năm cho ngân sách nhà nước.LSP có kế hoạch tăng cường sử dụng khí ethane nhập khẩu làm nguyên liệu, bên cạnh naphtha và...

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, FPT và MSN hút dòng tiền

Phiên 10/10: Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, FPT và MSN hút dòng tiềnThanh khoản cổ phiếu FPT và MSN vượt mốc nghìn tỷ đồng. Dòng tiền trong phiên 10/10 chỉ tập trung vào một vài cổ phiếu vốn hóa lớn mang tính trụ cột, trong khi đó nhiều mã vốn hóa vừa và nhỏ vấp phải áp lực bán mạnh. ...

Thị trường ô tô Việt Nam ‘bùng nổ’, 36.585 xe bán ra trong một tháng

Đây là số liệu mới nhất vừa được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cập nhật vào ngày 10-10. Theo VAMA, doanh số toàn thị trường trong tháng 9 đạt 36.585 xe, tức trung bình mỗi ngày có khoảng 1.220 xe được bán ra.Cú hích này được nhiều doanh nghiệp ô tô đánh giá nhờ chính sách...

Con trai Phó Chủ tịch SeABank không bán hết 1,5 triệu cổ phiếu SSB

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - HoSE: SSB) vừa công bố thông tin về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.Theo đó, ông Lê Tuấn Anh, con trai bà Nguyễn Thị Nga...

Hòa Phát của ‘vua thép’ Trần Đình Long thu trên 4 tỷ USD, dồn lực cho đại dự án

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) của tỷ phú Trần Đình Long vừa công bố báo cáo cho thấy, doanh thu trong quý III/2024 đạt hơn 34 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước (28.766 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát ghi nhận hơn 105 nghìn tỷ đồng doanh thu (hơn 4 tỷ USD), tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 75% kế hoạch năm 2024. Hòa Phát cho biết,...

VN-Index tăng tiếp hơn 4 điểm, khối ngoại mua ròng trở lại

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng so với phiên trước, đạt hơn 17.185,04 tỷ đồng. Khối ngoại bất ngờ đảo chiều mua ròng trên sàn HoSE 506 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu MSN được mua mạnh nhất (hơn 367 tỷ đồng), tiếp đến FPT (312 tỷ đồng), NTL (158 tỷ đồng)... Ngược lại, STB bị bán mạnh nhất (126 tỷ đồng), tiếp đến CTG (49 tỷ đồng), VPB (49 tỷ...

Mới nhất

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.   Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không...

Đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc viên nang mềm SOS Fever® Fort do vi phạm chất lượng

Đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc viên nang mềm SOS Fever® Fort do vi phạm chất lượngSở Y tế Hà Nội vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc viên nang mềm SOS Fever® Fort do vi phạm chất lượng. Sở...

Giải thưởng VinFuture: chung tầm nhìn với Nobel

(Dân trí) - Việc hai chủ nhân Giải thưởng VinFuture được nhận giải Nobel Hóa học 2024 một lần nữa cho thấy tầm nhìn tiên phong của Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng. Điều này có ý nghĩa trong việc nhận diện và vinh danh các phát minh có...

Đánh giá kỹ tác động điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất

Chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất Trình bày Tờ trình của Chính phủ về quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử...

Mới nhất