Trang chủNewsThời sựGiảm phát thải CO2 từ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL

Giảm phát thải CO2 từ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL


Chiều 23/8, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức tọa đàm Thực trạng và chiến lược phát triển Hệ thống lương thực thực phẩm phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Cần giải pháp giảm phát thải theo chuỗi

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Phan Tại Huân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết, hiện toàn cầu đang đối mặt với việc biến đổi khí hậu và các quốc quốc đã cùng cam kết giảm thiểu khí CO2 cũng như các khí làm ảnh hưởng đến nền sản xuất lương thực.

Giảm phát thải CO2 từ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL- Ảnh 1.

PGS.TS Phan Tại Huân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (Ảnh: Mỹ Quỳnh).

Tại Việt Nam, ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Việc tìm hiểu thực trạng phát thải tại đây sẽ định hình xu hướng phát triển hệ thống thực phẩm phát thải thấp. Đây là tiền đề thực thi giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đảm bảo mục tiêu Chính phủ cam kết là giảm phát thải ròng khí carbon về 0 vào năm 2050.

Theo ông Huân, trước đây có nhiều cách tiếp cận giảm phát thải, tuy nhiên, chỉ dừng lại ở mức đơn lẻ như ở khâu sản xuất thực phẩm, chế biến giảm thiểu phụ phẩm, phế phẩm…

Với bối cảnh hiện nay, việc giảm phát thải phải thực hiện theo chuỗi. Trong sản xuất, nuôi trồng, phải đi từ trang trại tới bàn ăn, nghĩa là tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch, tồn trữ trung gian, vận chuyển về nơi chế biến, phát sinh phụ phẩm, phế phẩm… cho đến người tiêu dùng, sản phẩm dư thừa từ người dùng…

Giảm phát thải CO2 từ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL- Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Mỹ Quỳnh).

Do đó, toạ sẽ mang đến cách tiếp cận mới mẻ; các chuyên gia cùng tìm hiểu, thảo luận để mang đến nhận thức giảm phát thải trên toàn chuỗi hệ thống thực phẩm. 

Ông Huân cho rằng, nếu tác động ở nhiều khâu, có sự phối hợp, đặc biệt nhà nước có chính sách vận hành giảm khí thải đồng bộ, hỗ trợ các khâu… để mang đến sự tác động tổng hợp, thay vì chỉ ở một khâu nào đó.

Những thách thức và cơ hội

TS.Phạm Thu Thủy, Tổ chức CIFOR-ICRAF, Đại học Adelaide (Úc) chia sẻ, phát thải trong lĩnh vực lương thực thực phẩm chiếm khoảng 31% phát thải toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, lượng phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm chiếm khoảng 1% lượng phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu.

Bà Thủy nhận định, dù lượng phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia khác nhưng tốc độ phát thải cũng đang có dấu hiệu tăng. 

Giảm phát thải CO2 từ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL- Ảnh 3.

TS Phạm Thu Thủy, Tổ chức CIFOR-ICRAF đánh giá các thách thức giảm phát thải tại Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Mỹ Quỳnh).

Cụ thể, phát thải năm 2020 tăng 8% so với 2010. Hiện sản phẩm nông – lâm – thủy – hải sản của Việt Nam xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, do đó, việc kiểm soát lượng phát thải là rất quan trọng.

Bà Thủy nói thêm, nếu Việt Nam không nhanh chóng kiểm soát lượng phát thải, khả năng các quốc gia trên thế giới chuyển thị trường sang các quốc gia khác có lượng phát thải thấp hơn. Chưa kể, mục tiêu hướng đến phát thải ròng của Chính phủ khó hoàn thành.

Trong đó, phải đánh giá cả chuỗi từ nguồn cung đầu vào, chế biến, đóng gói, vận chuyển… đến tiêu dùng để có đánh giá tổng quát nhất về lượng phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm và có những chính sách phù hợp.

Tuy nhiên, theo bà Thủy, hiện có nhiều hạn chế để xây dựng chiến lược giảm phát thải ở khu vực ĐBSCL như quy hoạch vùng và ngành, thu hút đầu tư chưa hiệu quả, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nhân lực còn kém so với cả nước…

Giảm phát thải CO2 từ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL- Ảnh 4.

Khâu tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật tại Đồng bằng sông Cửu Long chưa đồng bộ (Ảnh: Q.H).

PGS.TS Kha Chấn Tuyền, Trường ĐH Nông lâm TPHCM cũng thừa nhận, thách thức lớn nhất của nông nghiệp vùng ĐBSCL chính là khâu tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật còn manh mún, nhỏ lẻ. 

Ông Tuyền cho rằng, nông nghiệp ĐBSCL cần tránh phát triển theo chiều rộng, mang tính tự phát, phá vỡ các quy hoạch ngắn hạn và dài hạn…

Giảm phát thải CO2 từ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL- Ảnh 5.

PGS.TS Kha Chấn Tuyền, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (Ảnh: Mỹ Quỳnh).

Trên cơ sở những nghiên cứu từ thực tế, ông Tuyền đề nghị cần nhanh chóng nghiên cứu và định hướng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp đặc thù cho từng địa phương ở ĐBSCL

Đặc biệt, cần phân tích và thử nghiệm ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu có chỉ số MI thấp trong các hoạt động sản xuất lúa, cây có múi, lợn, vịt, tôm và cá.

Đồng thời, cần sớm quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung để tạo nguồn nguyên liệu đủ lớn cho sản xuất có giá trị gia tăng cao và nhanh chóng ứng dụng các kỹ thuật công nghệ số để nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch. 

“Xây dựng chiến lược quốc gia toàn diện về ứng dụng công nghệ số để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản, thực phẩm Việt Nam theo chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn có thể xuất khẩu với số lượng và giá trị gia tăng cao”, PGS.TS Kha Chấn Tuyền nói.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/giam-phat-thai-co2-tu-san-xuat-nong-nghiep-o-dbscl-192240823154932667.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam có 80,6 triệu ‘trạm’ phát thải di động, báo động ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng Theo dữ liệu của trang IQAir, lúc 7h ngày 9/10, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội là 213, đứng thứ 2 thế giới. Đây là ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người. Đáng chú ý, liên tiếp những ngày gầy đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn luôn nằm ở ngưỡng báo động. Thậm chí, ngày 7/10, cả Hà Nội và TPHCM đều...

Sản xuất lúa giảm phát thải, hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu

CẦN THƠ Sản xuất lúa giảm phát thải, theo hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu và là yêu...

Petrovietnam hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ về năng lượng bền vững và chuyển đổi số

Petrovietnam hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ về năng lượng bền vững và chuyển đổi số Petrovietnam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Tập đoàn Kellogg Brown & Root (KBR) và GE Digital International LLC (thuộc Tập đoàn GE) về thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động và phát triển nhiên liệu xanh, bền vững. Nhân dịp tham dự các...

Sẽ có gần 1.000 tỷ đồng chi trả tiền tín chỉ carbon lúa cho nông dân ở ĐBSCL

Chiều 23/9, Bộ NN-PTNT tổ chức cuộc họp thống nhất cách thức chuẩn bị triển khai thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính từ Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) hỗ trợ Đề án “Phát triển 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Tại cuộc họp, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngày 12/9, Ban quản...

Từ chiến lược đến thực tiễn

Đổi mới sáng tạo cùng tính bền vững: Từ chiến lược đến thực tiễnNằm trong chuỗi thảo luận chuyên đề của Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” 2024 do Ngân hàng UOB tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, phiên thảo luận thứ ba với chủ đề “Đổi mới sáng tạo với tính bền vững” đã thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cục Hàng không Liên bang Mỹ cho phép SpaceX phóng tàu vũ trụ Starship 5

Hãng tin Reuters lần đầu tiên đưa tin về thời gian biểu nhanh hơn...

Tôi trở lại Rap Việt với một tâm thế khác

Sốc khi gặp B RayTrở lại Rap Việt mùa 4 và lập tức gây...

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Hết mặc cảm, tự tiNhận kết quả chẩn đoán ung thư vú trong một...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Tuyệt đối không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa to...

Bài đọc nhiều

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội...

Những chatbot AI miễn phí thông minh nhất hiện nay

(Dân trí) - Với những chatbot AI miễn phí được giới thiệu dưới đây, bạn sẽ có thêm những trợ thủ đắc lực để hỗ trợ cho công việc, học tập cũng như dễ dàng tìm câu trả lời cho những thắc mắc cần giải đáp.   "Sự trỗi dậy" của các chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Cuối tháng 1/2023, ChatGPT - chatbot (phần mềm chat tự động) tích hợp trí tuệ nhân tạo - đã vụt sáng trở...

Chủ nhân Nobel hóa học 2024 từng đến Việt Nam nhận giải thưởng VinFuture

Một trong 3 chủ nhân của giải Nobel hóa học 2024 đã từng đến Việt Nam năm 2022 để nhận giải thưởng VinFuture. Từ Hà Nội, ông đã gửi lời nhắn tới sinh viên Việt Nam hãy dám mơ những điều lớn lao giống như chính ông thời trẻ. Nhà khoa học 8x dễ thương ở Hà Nội Mới đây, trên trang cá nhân của mình, TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni đã chia sẻ bức ảnh...

Bộ GTVT nói gì về kiến nghị thay đổi phương án phân luồng cao tốc Cam Lộ

Theo cử tri Quảng Trị, hiện nay TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chưa...

Bản lĩnh, tiên phong, khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai đất nước

Nêu cao tinh thần nhân ái, chia sẻ Bước cùng đất nước đi qua những giai đoạn khó khăn, dù chính bản thân cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cũng đang vật lộn với biết bao khó khăn, thách thức trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, thiên tai bão lũ do các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một khác nghiệt song với tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm cộng đồng...

Cùng chuyên mục

Nữ CEO và khát vọng hàng không chung ‘sử dụng cả bầu trời’

Bầu trời cũng quý giá như rừng vàng, biển bạc. Đây là lý do khiến CEO Hồ Thanh Hương “xuống tiền” mua lại Bluesky Airways khi hãng bay này bị khai tử, để hướng đến một ngách thị trường đầy tiềm năng: Hàng không chung. Doanh nhân Hồ Thanh Hương. Ảnh: Bluesky Airways Chúng ta mới chỉ sử dụng một góc của bầu trời Nói đến hàng không, nhiều người thường nghĩ đó là vận tải hàng không công cộng (hành khách,...

Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Chiều tối 12/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 - 14/10. Tân Hoa xã đưa tin về cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.  Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, các hãng thông tấn và báo chí chính thống của Trung Quốc như...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Các chuyên gia dự báo, thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới và sẽ đạt 1.204,7 tỷ USD vào năm 2026. Việt Nam là một trong những...

Bắc Bộ nắng hanh, Trung Bộ và Nam Bộ mưa dông

Dự báo phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải...

Doanh nghiệp đồng hành cùng sự phát triển của quốc gia, dân tộc

Dưới thời thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều DN Việt Nam xuất hiện với những doanh nhân nổi tiếng như Bạch Thái Bưới, Bùi Huy Nhượng. Đây là những DN xác định rõ sứ mệnh yêu nước, phát huy nguồn lực quốc gia, sáng tạo giá trị, tạo việc làm, thúc đẩy sự phát triển và cải thiện hình ảnh dân tộc trên bản đồ thế giới. Trong thời kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954), DN Việt Nam tích...

Mới nhất

Quà thu Hà Nội

Thu đã chạm phố Hà Nội với nắng vàng rót mật, heo may nồng nàn hương hoa cỏ cây dâng tràn bao cảm xúc yêu thương. Mùa đi ngang phố mang đến những thức quà thơm thảo của Hà Nội. Hãy cùng chia sẻ những thức quà thu Hà Nội qua chùm ảnh của nhiếp ảnh gia Vũ Minh Quân. Ở...

Nữ Giám đốc HTX đại điền mong quy hoạch đất đai rõ ràng

Chị Trần Thị Lanh là Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh nông sản Quang Lanh ở xã Bình Minh (huyện Kiến Xương, Thái Bình). HTX...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Các chuyên gia dự báo, thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng...

Dáng vẻ huyền bí, kiến trúc hiếm có của tháp cổ hơn nghìn tuổi ở Quảng Nam

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình. Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng...

Lữ đoàn 147 góp sức dập tắt cháy rừng tại Quảng Ninh

Vào lúc 13h00 ngày 12/10, nhận được lệnh của cấp trên và đề nghị của chính quyền địa phương, Lữ đoàn 147 (Vùng 1 Hải quân) đã cử hơn 20 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 472 tham gia chữa cháy rừng tại khu 6, phường Đại Yên, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. ...

Mới nhất

Quà thu Hà Nội

Đêm Tây Đô !