Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngĐề án xây dựng một triệu căn hộ nhà ở xã hội...

Đề án xây dựng một triệu căn hộ nhà ở xã hội có nguy cơ nằm trên giấy


Đừng để Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trên giấy

Đầu tháng 4/2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

Tới nay, sau hơn một năm triển khai Đề án, số lượng dự án nhà ở xã hội dường như “dậm chân tại chỗ”. Đặc biệt, Hà Nội và TP.HCM, 2 đô thị lớn nhất Việt Nam đang “khát” phân khúc nhà ở này, tuy nhiên tốc độ hoàn thành và phê duyệt dự án không có nhiều tiến triển.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng công bố vào cuối tuần trước, trong quý II/2024, cả nước có 9 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai. Trong đó, có 3 dự án đã hoàn thành trong quý với 1.120 căn, 1 dự án tại Thái Nguyên đã khởi công xây dựng với 395 căn và 5 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Riêng Hà Nội không có dự án nào hoàn thành, khởi công và chấp thuận chủ trương đầu tư trong quý II/2024. TP.HCM có duy nhất một dự án hoàn thành, với số lượng khiêm tốn chỉ 368 căn. Trong quý II, TP.HCM cũng không còn dự án nào đang triển khai, thành phố này cũng không chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở nào trong quý.

Theo Bộ Xây dựng, giai đoạn từ 2021 đến quý II/2024, cả nước đã hoàn thành 79 dự án đã hoàn thành, với quy mô 40.679 căn, đáp ứng được 4% so với Đề án. Như vậy, dù đã đi được gần 1 nửa chặng đường, số lượng căn hộ nhà ở xã hội vẫn cách khá xa so với mục tiêu được Chính phủ đề ra.

de an xay dung mot trieu can ho nha o xa hoi co nguy co nam tren giay hinh 1

Hà Nội và TP.HCM, 2 đô thị lớn nhất Việt Nam đang “khát” phân khúc nhà ở xã hội. Ảnh: BĐS

Hiện tại, cả nước đang có 128 dự án đã khởi công xây dựng, với quy mô 111.688 căn. Nếu các dự án này không bị chậm tiến độ, thì trong 1 – 2 năm nữa, Việt Nam sẽ có tổng cộng 152.367 căn hộ, đáp ứng được 15,2% tiến độ so với đề án.

Ngoài ra, vừa qua, các địa phương đã chấp thuận chủ trương đầu tư với 412 dự án, với quy mô 409.449 căn. Nếu các dự án này triển khai đúng tiến độ, trong 4 – 5 năm tới, Việt Nam sẽ có tổng cộng 561.816 căn hộ nhà ở xã hội, đáp ứng gần 56,2% so với Đề án. Như vậy, Việt Nam cần phải phê duyệt thêm hàng trăm dự án nhà ở xã hội khác để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Một số ý kiến cho rằng, nếu tiếp tục đà triển khai trong giai đoạn vừa qua, có thể 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội sẽ phải nằm trên giấy.

Tại một hội nghị diễn ra vào tháng 2/2024, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã đánh giá: Một số địa phương như Hà Nội và TP.HCM là những thành phố lớn, tập trung nhiều lao động thu nhập thấp, có nhu cầu nhà xã hội rất cao nhưng kết quả còn rất hạn chế, cho thấy địa phương chưa quyết tâm, chủ động.

Ngoài ra, có nhiều địa phương chưa quan tâm xây dựng nhà xã hội như Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Long An, Quảng Ngãi… Đây là những tỉnh không có dự án nhà xã hội khởi công từ 2021 đến đầu tháng 2/2024.

Nguyên nhân được Bộ Xây dựng chỉ ra là chính sách phát triển nhà ở xã hội chưa được sửa đổi kịp thời, dẫn đến nhiều hạn chế như thiếu quỹ đất, nguồn vốn tín dụng còn hạn hẹp, thời gian thực hiện kéo dài. Dù các luật sửa đổi như Luật Nhà ở, Kinh doanh bất động sản đã được thông qua, đến đầu năm 2025 mới được thi hành. Do đó những ưu đãi cho chủ đầu tư hay việc đơn giản hóa các thủ tục vẫn chưa được áp dụng.

Để hỗ trợ Đề án 1 triệu căn hộ về đích, Chính phủ và các Bộ, ngành đã đưa ra một số giải pháp. Trong đó, nổi bật nhất là gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Tuy nhiên, gói hỗ trợ này được công bố vào tháng 4/2023, tính đến hết quý II/2024, tức là 14 tháng triển khai gói hỗ trợ này mới giải ngân 1.234 tỷ đồng, đạt 1,03% tổng gói tín dụng.

Cũng trong sự kiện hồi tháng 2/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã “không hài lòng” vì gói tín dụng này giải ngân rất chậm. Do đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, đánh giá lại việc triển khai gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng và lập kế hoạch, tạm cấp bù, quyết toán cấp bù lãi suất thực hiện cho vay nhà ở xã hội.

Mới đây, trong một sự kiện khác vào giữa tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để cho vay mua, thuê, thuê mua, xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở để thực hiện chính sách xã hội. Gói tín dụng này sẽ giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.

Trong đó, 15.000 tỷ đồng sẽ được lấy từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác.

Các luật mới sẽ hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở xã hội?

Bên cạnh các gói tín dụng từ Chính phủ, một số ý kiến cho rằng, 3 luật mới liên quan tới thị trường bất động sản, bao gồm Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 sẽ là sự khởi đầu mới cho nguồn cung nhà ở xã hội.

Ông Nguyễn Hoàng Nam – Tổng Giám đốc G-Home cho biết: Luật có tác động mạnh nhất vào phân khúc nhà ở xã hội, đó là Luật Nhà ở 2023. Luật này có một số điểm mới, tháo gỡ đáng kể khó khăn của các doanh nghiệp. Ví dụ như giải quyết được khâu định giá đất, giúp rút ngắn đáng kể quá trình phát triển nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, với quy định trước đây, người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội lại không đủ tiền, trong khi người trung lưu không đủ tiền mua nhà ở thương mại thì không đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội. Cùng với đó là những quy định chồng chéo, phức tạp về vấn đề hộ gia đình – hộ khẩu. Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2023 đã “cởi trói” hầu hết các vấn đề này tồn đọng này.

Theo ông Nam, cuối tháng 7 vừa qua, Chính phủ đã thông qua Nghị định 100 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nghị định này đã có nhiều đột phá.

Đơn cử, Nghị định 100 đưa ra điều kiện về thu nhập của một cá nhân lên con số 15 triệu đồng/tháng và 30 triệu đồng/tháng với 2 vợ chồng sẽ được tiếp cận nhà ở xã hội.

Trong khi đó, theo quy định trước, điều kiện mua nhà ở xã hội là thu nhập cá nhân dưới 11 triệu đồng/tháng/người là rất khó triển khai bởi họ thuộc nhóm thu nhập thấp không có nhu cầu mua nhà hoặc không đủ điều kiện để trả nợ vay.

Chưa kể, nguy cơ cho vay không đúng đối tượng khi trong gia đình, vợ/chồng có thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng nhưng người còn lại có thể thu nhập đến hàng trăm triệu (kinh doanh tự do). Đây cũng là điểm khó cho các ngân hàng khi xác định đối tượng cho vay.

“Khi tiếp cận theo hướng tổng thu nhập của hộ gia đình (gồm 2 vợ chồng) với tổng thu nhập không vượt quá ngưỡng 30 triệu đồng/tháng, sẽ giúp các đối tượng có nhu cầu về nhà ở dễ tiếp cận hơn với các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước” – ông Nam nói.

Ngoài ra, ông Nam cho rằng, hiện ở các nước phát triển, cứ 5 người thì có 1 người đang ở nhà ở xã hội. Vì vậy, với sự cởi trói mạnh mẽ về luật, ông Nam mong chờ thông tư khác ra đời sẽ giúp tháo gỡ toàn bộ khó khăn để các chủ đầu tư yên tâm làm nhà ở xã hội.

Dù vậy, ngoài các chính sách hỗ trợ đã có, Chính phủ cần có thêm một số giải pháp khác đủ mạnh, đủ quyết liệt để các chủ đầu tư lớn tham gia ra vào các dự án nhà ở xã hội. Đơn cử, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị xem xét tăng thêm lợi nhuận định mức đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lên 15%, thay vì chỉ 10% như hiện tại.

Định Trần



Nguồn: https://www.congluan.vn/de-an-xay-dung-mot-trieu-can-ho-nha-o-xa-hoi-co-nguy-co-nam-tren-giay-post308741.html

Cùng chủ đề

Nhiều dự án nhà đất được gỡ vướng pháp lý

Nhiều chủ đầu tư đã được gỡ vướng hoặc hoàn tất pháp lý dự án và chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường ...

Khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương

(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quy định khung giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; khung giá cho thuê nhà ở xã hội và khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn tỉnh. ...

Bình Định thông qua nghị quyết hỗ trợ chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội

Bình Định tiếp tục hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi diện tích đất nhà ở xã hội. Bình Định thông qua nghị quyết hỗ trợ chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hộiBình Định tiếp tục hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi diện tích đất nhà ở xã hội. ...

Cận cảnh công trình nhà ở sinh viên đầu tư gần 2.000 tỷ đồng sắp được cải tạo thành nhà ở xã hội

Khối nhà A2, A3 tại Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội) sẽ được cải tạo, nâng cấp chuyển thành nhà ở xã hội... ...

Tranh luận về chính sách ưu đãi nhà ở cho sĩ quan quân đội

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định tách nhà ở xã hội riêng cho lực lượng vũ trang là không cần thiết, không phù hợp với quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai vừa mới có hiệu lực. Quốc hội hôm nay thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Một trong những nội dung thu hút sự tranh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn ngày hội Đại đoàn kết dân tộc

(CLO) Chiều 13/11, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận...

Nâng cao năng lực truyền thông về chính sách và pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh

(CLO) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nhằm nâng cao năng lực truyền thông về chính sách và pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho các phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo, đài...

Đà Nẵng phát động Giải Báo chí về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

(CLO) Chiều 13/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phối hợp Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng tổ chức phát động “Giải Báo chí phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng....

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

3.000 khán giả dự Chương trình nghệ thuật Cùng nhau giữ nước

(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả. ...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán rẻ khoảng 20.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, bị cáo này đã khai báo ý định bán một số tài sản bất động sản để khắc phục hậu quả, trong đó có dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TPHCM.Bà Lan đánh giá dự án có vị trí đắc địa, đã bồi thường hơn 20 năm nay. Dự án nằm gần Khu dân cư Trung Sơn, Khu dân cư Him Lam, trên...

Giải thưởng “Nhà môi giới bất động sản Việt Nam” góp phần thúc đẩy thị trường phát triển

(Dân trí) - Batdongsan.com.vn vừa công bố Giải thưởng "Nhà môi giới bất động sản Việt Nam" - VREAA với kỳ vọng góp phần thúc đẩy sự minh bạch của thị trường và tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực trong ngành. Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vữngTừ ngày 1/8, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực, siết chặt hơn các yêu cầu đối với...

Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới tỉnh

UBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới của tỉnhUBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. ...

Truyền thông quốc tế đưa tin Đà Lạt bước vào đường đua bất động sản ESG thế giới

(Dân trí) - Bên hồ Xuân Hương (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), The One Destination, Tập đoàn Terne Holdings Singapore, quỹ đầu tư BTS Bernina hợp tác xây dựng tổ hợp bất động sản ESG tiên phong tại Việt Nam, mục tiêu đưa Đà Lạt thành điểm đến mới của thế giới. "Cuộc cách mạng" cho bất động sản tại Việt NamThe One Destination là chủ đầu tư dự án Haus Da Lat với quy mô 5ha, nằm bên...

Bắc Ninh xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị 45.000 tỷ đồng của Tập đoàn VinGroup

(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản tới Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1). ...

Cùng chuyên mục

Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026

Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bao gồm bổ sung thêm một đường băng và nới thời gian giai đoạn 1 sang cuối năm 2026. Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026 Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Chính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài...

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào "có biển, có cảng riêng", tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập. Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lậpBên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao. Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ...

Mới nhất

Dùng như thế nào? Cần chú ý những gì?

Theo dõi chỉ số đường huyết rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Kiểm tra đường huyết tại bệnh viện có độ chính xác cao nhưng đôi khi người bệnh sẽ không...

Người dùng smartphone Samsung cần cập nhật bảo mật ngay

Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật bảo mật đặc biệt và khuyến cáo người dùng cập nhật ngay để khắc phục nhiều lỗ hổng quan trọng.

Hướng dẫn cách tạo website nhanh chóng và chuyên nghiệp

Với 5 bước đơn giản, bạn có thể tạo ngay một website cá nhân miễn phí và chuyên nghiệp mà không cần đầu tư nhiều. Cùng khám phá cách xây dựng trang web nhé!

Vietravel hân hạnh tổ chức hành trình Starclub Anh Quốc & Scotland 2024 cùng Prudential Việt Nam

Với chương trình tour được "đo ni đóng giày" cực kỳ chuyên nghiệp, đã mang đến sự hài lòng và nguồn cảm hứng mới mẻ, thú vị cho các khách mời tham gia chuyến đi cùng doanh nghiệp.Đất nước Anh cổ kính xinh đẹp chào đón du khách với mùa lá vàng lá đỏ ngập tràn khắp nơi. Du khách...

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào "có biển, có cảng riêng", tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập. Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường...

Mới nhất