Trang chủPolitical ActivitiesTKV hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

TKV hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững


Bảo vệ môi trường – mục tiêu cơ bản

Theo Đề án bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh giai đoạn đến 2025, định hướng tới 2030, quan điểm bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản trong Chiến lược phát triển bền vững của TKV. Tăng cường bảo vệ môi trường theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính, kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân và người lao động làm mục tiêu hàng đầu.

Hệ thống phun nước và xe tưới nước dập bụi các tuyến đường vận chuyển than của Công ty Chế biến Than Quảng Ninh. Ảnh: Báo Quảng Ninh

TKV xác định rõ, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân trong Tập đoàn nên cần được quan tâm thực hiện một cách tự giác, chủ động. Bảo vệ môi trường của từng đơn vị phải gắn kết với bảo vệ môi trường trong từng khu vực và toàn Tập đoàn, bảo vệ môi trường phải đi đôi, gắn liền với quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Cụ thể đến năm 2025, TKV phấn đấu cơ bản kết thúc đổ thải, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, trồng cây phủ xanh nhanh các bãi thải ngoài, nhất là các khu vực nhìn được tử quốc lộ, tỉnh lệ và các khu vực đã kết thúc khác. Nước thải, chất thải nguy hại và các chất thải khác phát sinh trong sản xuất được thu gom, xử lý triệt để đảm bảo quy chuẩn môi trường; nước mưa chảy tràn mặt bằng sản xuất được thu gom, lắng lọc vào hệ thống đảm bảo quy định.

Bên cạnh đó, TKV sẽ đầu tư đủ năng lực thiết bị chống bụi hiệu quả (xe tưới đường chuyên dùng, máy phun sương cao áp…), cơ bản khắc phục tình trạng phát tán bụi từ quá trình sản xuất ảnh hưởng đến dân cư, môi trường. Xây dựng đầy đủ đê đập chắn đất đá, hệ thống thoát nước các bãi thải theo quy hoạch. Sông suối thoát nước có hồ lắng đầu nguồn, thường xuyên được củng cố, nạo vét, giảm thiểu đất đá bồi lấp hạ lưu.

Phấn đấu đến năm 2025, hệ thống giám sát môi trường, thời tiết vùng than và toàn TKV được xây dựng, kết nối thống nhất phục vụ bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai được chuẩn hóa, chuyển đổi số. Môi trường cảnh quan các cảng than, mặt bằng sản xuất gần các khu dân cư, đô thị được cải tạo, xử lý triệt để ô nhiễm, đảm bảo Tiêu chí môi trướng “Sáng – Xanh –Sạch,” hài hòa với sự phát triển chung trong khu vực và cơ bản hoàn thành phương châm “Đưa công viên vào trong mỏ, nhà máy”.

Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, môi trường cảnh quan tất cả các mỏ, nhà máy sàng tuyển, hệ thống vận chuyển, kho cảng than, cơ sở sản xuất được cải tạo đảm bảo Tiêu chí môi trường “Sáng – Xanh – Sạch”, hài hòa với sự phát triển chung trong khu vực. Các loại chất thải phát sinh trong sản xuất được tái chế, tái sử dụng tối đa cho sản xuất và nhu cầu xã hội, các vùng đất sau khai thác mỏ được chuyển đổi sang phát triển kinh tế rừng và các mục đích khác thân thiện với môi trường.

Cùng với đó, các mỏ bãi thải kết thúc trong giai đoạn 2021 – 2030 cơ bản được cải tạo phục hồi môi trường, chuyển đổi sang mục đích kinh doanh khác. Các chất thải từ sản xuất được xử lý triệt để theo hướng tái chế và tái sử dụng tối đa, trong đó tái sử dụng nước thải mỏ tối thiểu đạt 45%.

Đến năm 2030, TKV thực hiện đồng bộ các giải pháp sản xuất sạch hơn, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất từng bước đưa công nghiệp than trở thành ngành kinh tế xanh – kinh tế tuần hoàn, phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường, cộng đồng, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hoạt động trọng tâm bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh

Để bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh, TKV sẽ tập trung 5 nội dung chính. Theo đó, TKV sẽ (i) Cải tạo phục hồi môi trường, bãi thải, khai trường, ưu tiên cải tạo phục hồi môi trường các bãi thải khu vực bãi thải đã kết thúc gần khu dân cư, đô thị nhìn được từ quốc lộ. Cải tạo phục hồi môi trường các khai trường, đối với các khai trường kết thúc nhưng không đổ thải trong, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường các tầng trên mức thoát, moong khai thác được cải tạo thành hồ chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

​ (ii) Xử lý nước thải và nước bề mặt, đối với xử lý nước thải mỏ than với những mỏ than hiện có, tiếp tục đầu tư nâng công suất và xây dựng trạm xử lý nước thải đáp ứng triệt để yêu cầu xử lý nước thải các khu vực sản xuất và khai thác của TKV. Đối với nước thải tuyển than các nhà máy và trạm tuyển than hiện có, duy trì hoạt động hệ thống xử lý bùn thải đã có tại các nhà máy xử lý tuyển tập trung, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý bùn nước thải tại chỗ cho các trạm tuyển phân tán hoặc đưa về xử lý chung tại tram xử lý nước thải tập trung để đến năm 2025 cơ bản nước thải tuyển than được xử lý triệt để. Bên cạnh đó, xử lý nước thải sinh hoạt với các khu vực mặt bằng sản xuất, khu làm việc hiện có, xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt hợp khối tại các khu vực tập trung nhiều công nhân, xây dựng bể tự hoại có vách ngăn hướng dòng và ngăn lọc kỵ khí tại các khu vực phân tán ít công nhân. Đồng thời, xử lý nước chảy tràn bề mặt bằng cách xây dựng hệ thống thu gom, lắng lọc nước chảy tràn bề mặt các khu vực mặt bằng sản xuất, kho than, bến cảng, nhà xưởng; cải tạo hệ thống thoát nước, xây dựng đập chắn hồ lắng, hạn chế đất đá cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn từ khai trường mỏ.

(iii) Xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường, TKV sẽ tập trung nghiên cứu đầu tư giai đoạn II nhà máy xử lý chất thải nguy hại để xử lý tái chế các chất thải khó phân hủy trong sinh hoạt. Đối với việc xử lý chất thải rắn thông thường như chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đơn vị chủ yếu được thu gom và thuê công ty vệ sinh môi trường tại địa phương xử lý, những cơ sở sản xuất phân tán ra trung tâm tự thu gom xử lý theo đúng quy định. Chất thải rắn thông thường phát sinh trong sản xuất khác được thu gom, đổ thải theo đúng quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn bảo vệ môi trường.

(iv) Giảm thiểu bụi ồn, khí thải, để giảm thiểu bụi, ồn do vận chuyển than ngoài mỏ, TKV tiếp tục đầu tư băng tải thay thế các tuyến vận tải than bằng ô tô còn lại. Việc đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than thay thế ô tô được thực hiện theo kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của TKV. Bên cạnh đó, giảm thiểu bụi, ồn do vận chuyển than, đất trong mỏ, bãi thải tiếp tục đầu tư hệ thống các máy phun sương dập bụi cao áp, xe tưới đường dập bụi chuyên dụng, trồng vành đai cây xanh dọc các tuyến đường vận chuyển tại các vị trí ổn định lâu dài hạn chế tán bụi, ồn, cả thiện cảnh quan môi trường. Tăng cường và nâng cao hiệu quả tưới nước chống bụi khu vực đầu đường đổ thải. Đối với khai trường mỏ, bên cạnh nghiên cứu đổi mới công nghệ làm đường và chống bụi trên các tuyến đường mỏ, đẩy mạnh việc sử dụng phương pháp khoan ướt, nổ mình vi sai từng lỗ, hạn chế tiếp xúc tầng cao để tránh sạt lở lớn gây bụi.

Cùng với đó, giảm thiểu bụi, ồn được tiếp tục nghiên cứu đầu tư các trạm rửa xe ô tô, toa xe trên các tuyến đường từ mỏ và các cơ sở chế biến than, cảng than. Từng bước kiên cố hóa nền, bãi, xây dựng tường chắn kết hợp với trồng cây xanh, hệ thống phun sương dập bụi và các công trình chống bụi, ồn khác.

Bên cạnh việc sử dụng băng tải thay thế ô tô vận chuyển than ngoài mỏ, TKV từng bước đổi mới đồng bộ thiết bị mỏ theo hướng tiên tiến, công suất lớn để tăng năng suất, giảm phát thải; thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm năng lượng; sử dụng thuốc nổ tiên tiến ít nhất thải khí nhà kính trong khí mỏ. Các giải pháp giảm phát thải nhà kính được thực hiện đồng thời với quá trình đổi mới công nghệ theo kế hoạch đầu tư của TKV và các đơn vị.

(v) Quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong giai đoạn đến năm 2025, TKV phấn đấu triển khai các đề án nghiên cứu hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường, kiểm kê các loại chất thải và đánh giá mức độ phát thải, áp dụng ISO14000 vào các hệ thống quản lý môi trường trọng điểm của TKV và các đơn vị.

Để hiện thực hóa các mục tiêu nêu, TKV đưa ra 4 giải pháp cụ thể: (i) Đảm bảo nguồn vốn thực hiện công tác bảo vệ môi trường, (ii) Phát triển tổ chức, nhân lực làm công tác bảo vệ môi trương, (iii) Hoàn thiện cơ chế chính sách bảo vệ môi trường, (iv) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế môi trường.

Đồng thời, Tập đoàn giao cho các đơn vị khai thác, chế biến, tiêu thụ than trên địa bàn Quảng Ninh, căn cứ Đề án bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh giai đoạn 2022 – 2025, định hướng tới 2030 và điều kiện thực tế của đơn vị hàng năm xây dựng và thông qua TKV kế hoạch bảo vệ môi trường của đơn vị, chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường và các đơn vị tư vấn triển khai đầu tư, thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong Đề án theo quy định.

Đề án bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh than Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025, định hướng tới 2030 phê duyệt 7 danh mục công trình: (1) Cải tạo phục hồi môi trường sau khai tác mỏ, (2) Thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong sản xuất, (3) Chống bụi, (4) Ngăn ngừa đất đá trôi lấp, đảm bảo thoát nước, (5) Cải thiện môi trường cảnh quan mặt bằng sẳn xuất, (6) Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất góp phần cải thiện môi trường, (7) Quản lý, giám sát tự động môi trường, thời tiết.



Nguồn: https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/bao-ve-moi-truong-vung-than-quang-ninh-tkv-huong-toi-muc-tieu-phat-trien-toan-dien-ben-vung.html

Cùng chủ đề

Nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh: Chọn đúng ‘người yêu’, thời trang xanh sẽ phát triển

Xu hướng tiêu dùng thời trang xanh ngày càng nổi lên mạnh mẽ, tập hợp theo đó là...

Hà Tĩnh đẩy mạnh hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững

Tỉnh đã tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, đổi mới cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển đổi xanh, đảm bảo phát triển hài hòa lĩnh vực văn hóa - xã hội với tăng trưởng kinh tế. Đặc biêt, xác định sản xuất công nghiệp là động lực đột phá, tỉnh ưu tiên tập trung thu hút các dự án đầu tư công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, từng...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đồng Tháp cần nghiên cứu thương hiệu lúa gạo mùa nước nổi

Muốn sản xuất được nông nghiệp có trách nhiệm, trước tiên phải nâng cao nhận thức cho người sản xuất về các...

Chống khai thác IUU, phát triển bền vững kinh tế biển – Bài cuối: Tái cơ cấu, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên

Các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có bờ biển nối liền, trải dài gần 150 km, có hàng nghìn ha bãi bồi và vùng thềm lục địa rộng lớn. Đó là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển. ...

Quản lý ngân sách hiệu quả bền vững, khoan thư sức dân

Thu ngân sách tăng trưởng bền vữngThống kê từ Bộ Tài chính cho biết, nửa đầu năm 2024 thu ngân sách đạt hơn 1 triệu tỉ đồng, bằng 61% dự toán và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong tình hình khó khăn hiện tại. Mức thu từ dầu thô, một nguồn chính đóng góp vào ngân sách đã giảm 5,1%.Mức tăng trưởng thu ngân sách không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công Thương ủng hộ 500 triệu đồng hỗ trợ Tuyên Quang khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tham gia Đoàn công tác có ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam; bà Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương, cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; đại diện các doanh nghiệp Aeon, Central Retail.Về phía tỉnh Tuyên Quang, có bà Tăng Thị Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận...

Xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp …

Phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầuTại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Chính phủ đã đặt mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương đó là: “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tạo lập...

Thúc đẩy hợp tác ngành ô tô, cơ khí với CHLB Đức

Chủ trì Bàn tròn về phía Đức có ông Michael Bose trưởng phòng quan hệ quốc tế, kiêm giám đốc điều hành dự án hợp tác với Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam (BeCAN 2.0); về phía Việt Nam có ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và bà Đặng Thị Thanh Phương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Đức. Bên cạnh đó, có sự tham gia của các cán bộ Hiệp hội và...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức mới đây là phiên livestream đặc biệt của MC-KOC Thùy Dung ngay tại khán...

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công...

Bài đọc nhiều

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

Bồi dưỡng “Phương pháp nghiên cứu xây dựng các chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ”...

Dự khai mạc Lớp bồi dưỡng có Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Đạt, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước Vũ Xuân Thanh, đại diện một số đơn vị thuộc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa và công chức, viên chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Đạt phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng Phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng, Phó...

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công...

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025,...

“Dạ tiệc đêm Rằm” – Lan tỏa tinh thần sẻ chia, hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, 20h tối ngày 16-17/9, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dạ tiệc đêm Rằm" tại Rạp Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Nhà hát sẽ trích lợi...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển

(MPI) - Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo tóm tắt một số nội dung về việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác...

Giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý nhằm đẩy nhanh triển khai dự án đầu...

(MPI) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, Hydrogen...; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, địa phương để...

Nỗ lực làm sống lại các làng nghề thủ công truyền thống

Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, làm thế nào để thế hệ trẻ biết đến, trân trọng và giữ gìn hồn văn hóa dân tộc luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở. Thấu hiểu điều này, Phường Bách Nghệ (phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) là một trong những không gian sáng tạo không ngừng nỗ lực làm...

Bộ Quốc phòng hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

(Bqp.vn) - Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân các tỉnh phía Bắc; Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng “Đội quân công tác”, thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình”, thể hiện vai trò nòng cốt trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, thảm họa,...

Quân chủng Phòng không – Không quân tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm...

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức Hội nghị Tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại các đơn vị trực thuộc Quân chủng. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng...

Mới nhất

Bộ Quốc phòng hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

(Bqp.vn) - Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân các tỉnh phía Bắc; Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng “Đội quân công tác”, thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu trong thời...

VN-Index bật tăng gần 20 điểm, các mã lớn khởi sắc

Thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức thấp, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 719,05 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15.091,61 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng phiên thứ hai trên 3 sàn hơn 499,19 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM...

Ứng viên phải qua ‘sàn’ trước khi trường ĐH tự công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Quy định của Thủ tướng Chính phủ đưa ra đối với xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chỉ là tiêu chuẩn tối thiểu. Các trường đại học từ đó có thể đặt ra các yêu cầu cao hơn để công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư theo nhu cầu...

Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũ

Tin mới y tế ngày 14/9: Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũCơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu...

Giúp nhân dân bằng việc làm thiết thực, nghĩa tình

Mới đây, đoàn cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã dự Lễ khánh thành và bàn giao nhà Đại đoàn kết tặng cựu chiến binh Trịnh Thị Tuyến, sinh năm 1950, trú tại thôn Kinh Dương, xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm 2024, lực lượng vũ...

Mới nhất