Trang chủNewsDu lịchTiềm năng du lịch, trải nghiệm di chỉ khảo cổ Mái Đá...

Tiềm năng du lịch, trải nghiệm di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm


Mái Đá Ngườm có dạng hàm ếch, nằm trên sườn núi, cao hơn mặt đường dân sinh khoảng 30m và cao hơn so với mực nước sông Thần Sa khoảng 40m. Diện tích bề mặt mái đá có vết tích tầng văn hóa rộng gần 1.000m2.

Đến nay, Mái Đá Ngườm đã được tiến hành khai quật 5 lần, vào các năm: 1981, 1982, 1985, 2017 và lần gần đây nhất là vào đầu năm 2024. Mỗi lần khai quật đều phát hiện những hiện vật mới, làm các nhà nghiên cứu bất ngờ.

Mái Đá Ngườm được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu phát hiện vào tháng 3/1980 với khoảng 200 hiện vật đá, gồm các công cụ cuội dạng hạch, mảnh tước có dấu gia công, xác định là nơi người tiền sử sinh sống.

Đợt khai quật đầu tiên vào năm 1981 xác định, Mái Đá Ngườm là nơi chế tác công cụ – một di chỉ xưởng. Đây là phát hiện có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu tiền sử Việt Nam, có tầm khu vực và thế giới.

Đợt khai quật lần 1, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể thiết lập nên một nền văn hóa khảo cổ học là “Văn hóa Thần Sa”.

Đợt khai quật lần 2 vào năm 1982 thu được số lượng hiện vật lớn, cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị cho các nhà nghiên cứu để hiểu sâu hơn về kỹ nghệ mảnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở phạm vi Đông Nam Á. Kết quả đợt khai quật lần 2, hội thảo khoa học về “Văn hóa Thần Sa” được tổ chức tại Thái Nguyên đã góp phần xác lập một kỹ nghệ riêng, đó là kỹ nghệ Ngườm.

Năm 1982, di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Năm 2017, Viện Khảo cổ học hợp tác với Khoa Nhân học, Đại học Washinton (Mỹ) tiến hành khai quật Mái Đá Ngườm lần 4. Kết quả khai quật đã góp phần bổ sung nhận thức rất mới về sự hiện diện của cư dân giai đoạn sớm có niên đại hơn 41.500 năm.

Đợt khai quật lần 5 từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2024 do Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Viện Khảo cổ học tổ chức, phát hiện sự tồn tại của các lớp văn hóa có cấu trúc và màu sắc hoàn toàn khác biệt, lớp văn hóa 5 có màu cam, khô và bở rời; lớp văn hóa 6 có màu nâu vàng ẩm hơn nhưng cấu trúc bở rời chứa nhiều tảng đá vôi nhỏ.

Trong các lớp văn hóa 5 và 6 đều phát hiện các công cụ mảnh, hạch cuội nguyên liệu, công cụ hạch, mảnh tước, mảnh tách cùng di cốt động vật, hạt quả và một số lượng khiêm tốn các loài nhuyễn thể trên cạn và dưới nước; đặc biệt là phát hiện xương động vật cháy.

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Trần Thị Nhiện cho biết: Như những lần trước, đợt khai quật lần thứ 5 được thực hiện rất chuyên nghiệp, bài bản, cẩn trọng, mang lại những nhận thức rất mới, rất quan trọng về di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm, cụ thể là mang lại những nhận thức mới, làm nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ có uy tín xúc động về những hiện vật thu được, xác định niên đại cư trú của con người có thể sớm hơn trước rất nhiều.

“Với sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền, các cơ quan văn hóa trong tỉnh đối với di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để củng cố các hồ sơ liên quan, có giải pháp thiết thực hơn để bảo tồn lâu dài, phát huy giá trị Mái Đá Ngườm”, bà Trần Thị Nhiện cho biết thêm.

Khẳng định giá trị của di chỉ, lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn ở Trung ương tiếp tục tham khảo ý kiến, tư vấn của các nhà khoa học để tiến hành lập hồ sơ đề nghị hiện vật Mái Đá Ngườm là bảo vật quốc gia, tiến tới hoàn thiện hồ sơ đề nghị là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đặc biệt.

Tỉnh Thái Nguyên yêu cầu cơ quan chức năng bổ sung quy hoạch tổng thể khu di tích này vào quy hoạch chung của huyện Võ Nhai, bảo đảm diện tích quy hoạch phù hợp, không ảnh hưởng đến vùng lõi, vùng đệm của khu di tích. Trước mắt là nghiên cứu, tham khảo các chuyên gia để triển khai các giải pháp bảo vệ, bảo tồn lâu dài di tích; về lâu dài là bảo tồn không gian văn hóa Thần Sa, phát huy giá trị của di tích nhằm thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế.

Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên có phòng trưng bày chuyên đề “Văn hóa Thần Sa”, mặc dù trong không gian chật hẹp, mô phỏng Mái Đá Ngườm, sinh hoạt của người tiền sử, hiện vật ở mức độ sơ khai, nhưng thời gian qua thu hút nhiều học sinh đến tham quan.

Nếu di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm được tổ chức tốt, đủ thông tin, đáp ứng các điều kiện thì sẽ là địa chỉ du lịch, trải nghiệm lịch sử, văn hóa, cảnh quan hấp dẫn, sinh động, có sức hút không chỉ đối với học sinh.

Tỉnh Thái Nguyên đang có những giải pháp để bảo tồn nguyên vẹn di chỉ khảo cổ đặc biệt quan trọng này, đồng thời gắn kết giữa Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia hang Phượng Hoàng, cảnh quan rừng đặc dụng Thần Sa, văn hóa bản địa để từng bước khai thác tiềm năng du lịch, trải nghiệm di chỉ Mái Đá Ngườm.





Nguồn: https://nhandan.vn/tiem-nang-du-lich-trai-nghiem-di-chi-khao-co-mai-da-nguom-post825794.html

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn làm việc với tỉnh Thái Nguyên về khắc phục thiệt hại bão số 3

Ngày 14/9, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến thăm và làm việc với tỉnh Thái Nguyên về khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3. Tại đây, đoàn đã đến thăm và tặng quà tại Trường Mầm non Túc Duyên, Trường Trung học Cơ sở Túc Duyên (thành phố Thái Nguyên) và làm việc với Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên. Đoàn...

Nhịp sống ở Thái Nguyên đang trở lại bình thường

Những ngày qua, Thái Nguyên trải qua trận lũ lịch sử, gây thiệt hại nặng tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, khẩn trương của lãnh đạo tỉnh cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân, Thái Nguyên đã vững vàng vượt qua thiên tai. Đến nay, nhịp sống thường nhật đã dần trở lại.       Dưới đây là những hình ảnh nhìn từ trên cao một số khu vực...

Anh nông dân Thái Nguyên dùng công nghệ gì để sao chè, giảm nhân công, tăng công suất gấp 6 lần?

Sau 7 năm bắt tay vào công việc sản xuất chế biến chè, đến nay anh Dương Ngọc Hoàng (xóm Vân Hòa, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) có doanh thu 3 tỷ đồng mỗi năm nhờ làm chè.Trải qua nhiều ngành học...

Những ngày mưa lũ kinh hoàng nhất lịch sử ở các tỉnh miền núi phía bắc

Cùng một thời điểm, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên và nhiều tỉnh miền núi lẫn đồng bằng phía Bắc phải hứng chịu hậu quả vô cùng nặng nề do hoàn lưu bão số 3 gây ra. CAO BẰNG Tỉnh Cao Bằng là một trong những địa phương đầu tiên ở miền núi phía Bắc hứng chịu thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 kết hợp mưa lớn gây ra ngập lụt trên diện rộng. Rốn ngập của...

Lũ dữ qua đi… nghĩa tình ở lại

10 giờ tránh lũ trên nóc nhà tắm Sáng 11/9, chị Nguyễn Ngọc Huyền, 23 tuổi, cầm theo vật dùng cá nhân cùng ít đồ ăn đứng ở chốt chặn, chờ được lực lượng cứu hộ cho phép được trở về nhà sau khi nước lũ ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Chưa chỉ ra được khi nào tai biến xảy ra Đánh giá về mặt địa chất khu vực miền núi phía bắc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất cho biết, phần lớn diện tích khu vực miền núi phía bắc được cấu tạo bởi các loại đá cổ bị phong hóa mạnh. Lớp vỏ phong...

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường trên địa bàn thành phố chủ...

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình. Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức

Các đại biểu của hai Đoàn Đối thoại đã thảo luận và trao đổi các ý kiến đánh giá, nhận định về vai trò của chủ nghĩa đa phương, đóng góp ngày càng gia tăng của các thể chế đa phương trong thúc đẩy hòa bình và phát triển, hợp tác giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên toàn cầu, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong...

Bài đọc nhiều

A Hidden Gem in Sa Pa

Just over 10 kilometers from the center of Sa Pa, Ta Van continues to surprise visitors with its breathtaking, picture-perfect scenery.  When talking about the most famous tourist spots in Vietnam, it's not only the beaches but also the mountainous regions that come to mind. Among these, Sa Pa in Lao Cai stands out, often referred to as the "Land of Mist". Since its tourism sector has been systematically developed, Sa Pa, especially its town center, has taken on a more...

Nhiều điểm nhấn đặc biệt trong chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh VN tại Mỹ

Theo Đại sứ, các bộ phim cũng chính là công cụ ngoại giao quyền lực mềm và giao lưu văn hóa mạnh mẽ, là cầu nối cho những khác biệt về văn hóa và tăng cường hơn nữa sự kết nối giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Ngành công nghiệp điện ảnh không chỉ là giải trí mà nó còn là một công cụ mạnh mẽ để kể những...

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu đón Tết Trung thu 2024

Thực hiện: Trần Hiền | 15/09/2024 ...

Thụy Sĩ hỗ trợ đào tạo nhân lực du lịch Việt Nam với chương trình Swiss EHT

Dự án ST4SD được Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ, đồng thực hiện bởi Hiệp hội Thụy Sĩ vì sự hợp tác quốc tế (Helvetas Swiss Intercooperation) Việt Nam và Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) trong giai đoạn 2023-2027, với mục đích phát triển ngành du lịch Việt Nam bền vững, toàn diện hơn. Điểm nổi bật của Chương trình Swiss EHT là cung cấp nội dung và phương...

Trẻ em Sơn Tây vui Trung thu cùng Nghệ sỹ Xuân Bắc và Tự Long

Những năm vừa qua, chương trình “Trung thu thành cổ” với sự xuất hiện của các nghệ sỹ nổi tiếng đã trở thành “đặc sản” của thị xã Sơn Tây.Lãnh đạo thị xã Sơn Tây mong muốn chương...

Cùng chuyên mục

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa nên được ví như “Gành Đá Đĩa” thứ 2 - sau Gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Xung quanh Hòn...

Ảnh: Giới thiệu chương trình xúc tiến Du lịch

Thực hiện: Nam Nguyễn | 16/09/2024 ...

Nhiều điểm nhấn đặc biệt trong chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh VN tại Mỹ

Theo Đại sứ, các bộ phim cũng chính là công cụ ngoại giao quyền lực mềm và giao lưu văn hóa mạnh mẽ, là cầu nối cho những khác biệt về văn hóa và tăng cường hơn nữa sự kết nối giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Ngành công nghiệp điện ảnh không chỉ là giải trí mà nó còn là một công cụ mạnh mẽ để kể những...

Trẻ em Sơn Tây vui Trung thu cùng Nghệ sỹ Xuân Bắc và Tự Long

Những năm vừa qua, chương trình “Trung thu thành cổ” với sự xuất hiện của các nghệ sỹ nổi tiếng đã trở thành “đặc sản” của thị xã Sơn Tây.Lãnh đạo thị xã Sơn Tây mong muốn chương...

A Hidden Gem in Sa Pa

Just over 10 kilometers from the center of Sa Pa, Ta Van continues to surprise visitors with its breathtaking, picture-perfect scenery.  When talking about the most famous tourist spots in Vietnam, it's not only the beaches but also the mountainous regions that come to mind. Among these, Sa Pa in Lao Cai stands out, often referred to as the "Land of Mist". Since its tourism sector has been systematically developed, Sa Pa, especially its town center, has taken on a more...

Mới nhất

Tiểu sử đồng chí Lê Ngọc Châu, tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 16/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg...

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó....

Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản tại Bệnh viện 19-8

TS.BS Masao Hashimoto, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và Y khoa toàn cầu (Nhật Bản) vừa có buổi chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản chọc hút bằng kim nhỏ...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số...

Petrovietnam khơi thông động lực, đạt kết quả SXKD tích cực

8 tháng đầu năm 2024: Petrovietnam khơi thông động lực, đạt kết quả SXKD tích cực 09:54 | ...

Mới nhất