Trang chủNewsChính trịNâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu...

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn


trang3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thu Hương.

Vẫn “khát” giáo viên

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nêu một số kết quả nổi bật năm học 2023 – 2024. Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ, đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước.

Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đặc biệt, ghi nhận sự cố gắng giảm giá thành sách giáo khoa từ năm học 2024 – 2025 giúp giảm gánh nặng cho xã hội, nhất là đối với phụ huynh, các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên.

Bộ GDĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất.

Năm học 2023 – 2024, Bộ GDĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ bổ sung 27.826 biên chế, trên cơ sở đó, các địa phương đã tổ chức tuyển dụng được 19.474 giáo viên. Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng chỉ ra tình trạng thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại hầu hết các địa phương. Việc tuyển dụng giáo viên của các địa phương còn chậm, chưa tuyển dụng hết số biên chế được giao, ảnh hưởng đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là yêu cầu bố trí đủ giáo viên các môn học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ nhà giáo chưa tương xứng, lương nhà giáo trẻ còn thấp so với mặt bằng chung của các ngành nghề…

Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có nơi phân bổ chưa hợp lý, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi. Việc dồn dịch các điểm trường lẻ còn gặp nhiều hạn chế.

Từ địa phương, ông Vừ A Bằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nêu những khó khăn về đội ngũ giáo viên còn thiếu khá nhiều so với định mức quy định; thiếu nguồn tuyển giáo viên các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Đội ngũ có biến động khá lớn sau mỗi khi kết thúc năm học do chuyển công tác về miền xuôi.

“Thiếu giáo viên gây áp lực khá lớn đối với các thầy cô do phải dạy tăng giờ, dạy liên cấp, liên trường” – ông Vừ A Bằng cho hay. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường lớp học tuy đã được ưu tiên đầu tư nhưng còn thiếu khá nhiều, nhất là nhà ở cho học sinh bán trú, nhà công vụ cho giáo viên; một số phòng học đã xuống cấp cần được thay thế. Chế độ chính sách dành cho học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên, nhân viên còn nhiều bất cập. Đời sống của đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên còn khó khăn.

Vì vậy, ông Bằng nêu kiến nghị không thực hiện cắt giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước đối với các tỉnh còn nhiều khó khăn, không có khả năng thành lập các trường ngoài công lập như tỉnh Điện Biên và bố trí đủ giáo viên hưởng lương từ ngân sách theo định mức đối với các tỉnh này. Đồng thời giao tăng chỉ tiêu đào tạo giáo viên các môn chuyên biệt và giáo viên tiểu học cho các cơ sở đào tạo giáo viên để đáp ứng nhu cầu nguồn tuyển giáo viên cho các địa phương.

Về chính sách thu hút giáo viên trong toàn bộ thời gian công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị hợp đồng không thời hạn đối với giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn từ 10 năm trở lên. Hỗ trợ giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, như: tiền thuê nhà, tiền đi lại đối với giáo viên dạy tại các điểm bản; tiền trực trưa.

Cũng nêu thực trạng khó khăn về biên chế giáo viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, khi quy mô giáo dục tăng, dẫn đến số biên chế thiếu. Địa phương kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ GDĐT và các bộ rà soát để đánh giá lại định mức biên chế giáo dục, đặc biệt là cơ cấu về các môn học, một số môn học đặc thù để phù hợp với công tác giảng dạy hiện nay ở các địa phương.

Vượt qua thách thức, đổi mới sáng tạo

Nhấn mạnh giáo dục có vai trò quan trọng và là một trong ba đột phá phát triển đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương những kết quả quan trọng đạt được của ngành Giáo dục trong năm học vừa qua, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Cụ thể, việc đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vẫn còn một số bất cập như đã chỉ ra tại Nghị quyết số 686 /NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên cục bộ. Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều. Đặc biệt là giáo viên thời đại số, thời đại 4.0. Chính sách, chế độ đãi ngộ còn bất cập, chưa hấp dẫn, khó thu hút, giữ chân đội ngũ giáo viên, nhất là ở các thành phố lớn hoặc các địa bàn khó khăn.

Bên cạnh đó, việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, vẫn còn tình trạng thiếu trường lớp, nhất là tại các khu vực có mật độ dân cư cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; tại một số địa phương vẫn còn tồn tại phòng học nhờ, phòng học mượn,… nhiều cơ sở giáo dục thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu.

Từ đây, Thủ tướng nhấn mạnh 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Bộ GDĐT, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới. Bao gồm, chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới (trường lớp học, trang thiết bị, sách giáo khoa, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn…). Đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Tập trung tổ chức triển khai Kết luận 91 của Bộ Chính trị, tiếp tục rà soát bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế chính sách về giáo dục. Bộ GDĐT cần tập trung xây dựng Luật Nhà giáo, xây dựng các chiến lược phát triển giáo dục… Ngoài ra, tổng kết toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; do đó Thủ tướng yêu cầu, cần chuẩn bị kỹ, chu đáo, tổ chức kỳ thi an toàn, thiết thực, giảm áp lực và chi phí cho phụ huynh, thí sinh.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học, tập trung triển khai các chương trình, đề án theo chương trình chất lượng cao… Mặt khác, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư…

Để giải bài toán giáo viên, Thủ tướng chỉ đạo cần xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên phù hợp hài hòa với hoàn cảnh đất nước, với các ngành khác. Thực hiện việc tuyển dụng, cơ cấu lại đôi ngũ giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” và phù hợp, hợp lý, hiệu quả với thực tiễn. Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục khuyết tật, giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:

Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng

Năm học 2024 – 2025, cùng với cả nước, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ lớn được giao tại các nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo. Trong đó triển khai ngay nội dung Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Trung ương; hoàn thành tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện trong thời gian qua.

Đồng thời sẽ triển khai đổi mới Chương trình giáo dục mầm non mới; tăng cường tự chủ đại học theo hướng ngày càng chất lượng, chiều sâu, thực tế, thực chất; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành công nghệ, kỹ thuật cao, trong đó có ngành vi mạch bán dẫn.



Nguồn: https://daidoanket.vn/nang-cao-chat-luong-doi-ngu-giao-vien-dap-ung-nhu-cau-thuc-tien-10288340.html

Cùng chủ đề

Hà Nội ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi thuận lợi, an toàn

Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch Nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng cho chiến dịch, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã. Ngay trong ngày đầu tiên diễn ra chiến dịch, 8 quận, huyện triển khai tiêm chủng gồm: Long Biên, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thường Tín, Đông Anh,...

Sẽ xử lý nghiêm vụ cô giáo ‘xin laptop phụ huynh’

Ngày 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1, TP.HCM chính thức cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến vụ việc cô giáo "xin hỗ trợ mua laptop" xảy...

Quận Bắc Từ Liêm tập huấn ATTP cho các trường học có bếp ăn tập thể

Theo đó, có 600 học viên là người lãnh đạo quản lý, người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm và tổ giám sát ATTP tại bếp ăn căng tin trường học cho các khối mầm non công lập, tư thục; tiểu học; THCS; trường liên cấp trên địa bàn quận tham gia tập huấn. Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thuận cho biết, hội nghị tập huấn nhằm mục đích tăng cường kiến...

Đề xuất đưa quy định về chính sách tiền lương cho nhà giáo vào Luật

Trình bày tờ trình Dự án Luật, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, so với quy định hiện hành, đối tượng, phạm vi áp dụng của Luật Nhà giáo là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm cả nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước...

Ngành y tế Thủ đô đạt giải Nhất sơ khảo hội thi Công đoàn Hà Nội

Phát biểu khai mạc hội thi, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm  - Cụm trưởng Cụm thi đua số 8 LĐLĐ TP cho biết, hội thi “Công đoàn Hà Nội - hành trình xây dựng và phát triển” do LĐLĐ Hà Nội chỉ đạo nhằm tuyên truyền sâu rộng về truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, của Thủ đô ngàn năm văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phản biện Nghị quyết về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 8/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. ...

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

17 đại biểu Việt Nam tham gia Tàu Thanh niên Đông Nam Á

Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 đã chính thức được khởi động lại sau 5 năm tạm dừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đoàn Việt Nam gồm 17 đại biểu là các thanh niên tiêu biểu thuộc nhiều độ tuổi và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. ...

Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động. ...

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo đang trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập". Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch hội nghị, Thủ...

Điều động Giám đốc Công an tỉnh Sơn La

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động từ ngày 6/11/2024. Ngày 6/11, tại Công an...

Thông cáo báo chí số 14 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Tư, ngày 6/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật...

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

NDO - Chiều 6/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tới dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo...

Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 8 với 423/425 đại biểu biểu quyết tán thành. Mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc...

ĐBQH đề xuất Luật Điện lực cần có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư FDI

Chiều 7/11, Quốc hội thảo luận về Góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Thiếu hành lang pháp lý minh bạch sẽ làm lãng phí nguồn lựcĐB Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) cho rằng, sửa đổi...

Mới nhất

Mượn xe của bạn rồi bỏ trốn sang Campuchia

Ngày 8/11, Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết vừa vận động Nguyễn Văn Hiếu (SN 2002, trú thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) - kẻ trốn truy nã ở Campuchia, về nước đầu thú.Theo hồ sơ vụ việc, ngày 15/7/2023, Nguyễn Văn Hiếu cùng với Nguyễn Văn Tạo (trú thôn Vinh Huy,...

Đồng Nai: Nữ tiếp viên quán karaoke múa thoát y phục vụ khách

Nữ nhân viên bị bắt quả tang khi đang thoát y nhảy múa phục vụ khách tại quán karaoke ở Đồng Nai. Hôm nay (8/11), Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa bắt quả tang nữ nhân viên quán karaoke đang múa thoát y phục vụ khách. Trước đó, khuya 7/11, lực lượng chức năng kiểm tra...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về...

Miễn học phí đến hết cấp THCS cho học sinh Hà Nội

"Thành phố nên có chính sách hỗ trợ, bao cấp kinh phí (bao gồm miễn học phí) đến hết cấp THCS ở các trường công lập đại trà phổ cập giáo...

Nhận thêm máy bay, Bamboo Airways tăng tần suất khai thác tuyến Quy Nhơn

Đầu tuần qua, hãng hàng không Bamboo Airways cho biết đã chính thức đón thêm một máy bay thân hẹp A320 gia nhập đội tàu khai thác. Sau khi hạ cánh tại Nội Bài, máy bay mang số hiệu JU-1410 được kiểm tra và thực hiện các công tác phủ livery nhận diện Hãng, chuẩn bị đưa vào...

Mới nhất