Trang chủKinh tếNông nghiệpỞ An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ...

Ở An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ ạt từ Campuchia sang, dân bắt cá linh non


Dân An Giang có câu “Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”. Đó là tháng bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Mùa đánh bắt cá của bà con khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng cho đến khi nước giựt.

Tôi đến khu vực đầu nguồn sông Hậu thuộc xã Khánh Bình, Nhơn Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) khi dòng nước cuộn đỏ phù sa vẫn ồ ạt chảy từ Campuchia sang. 

Trên cánh đồng ven biên, nước ngập gần tới ngực. Dân làm nghề hạ bạc từ mấy ngày trước đã tranh thủ đặt các luồng dớn chằng chịt nhằm đón đợt cá linh đầu mùa. Cách nhau vài mươi mét có một luồng dớn, như “thiên la địa võng” không để cho cá thoát thân. Mặc dù vậy, nhiều chủ dớn vẫn than cá chạy rất ít, không bằng các năm trước.

Ông Út Thành (ngụ ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội) vừa nhổ hơn 200m đăng dớn để dời luồng, vừa tâm sự, mấy năm trước, đầu mùa nước như thế này, mỗi ngày ông đổ được hơn 100kg cá linh, bán cho thương lái được 1 – 2 triệu đồng.

Vậy mà mấy ngày rồi, dớn ông chỉ thu hoạch chừng 20kg cá, đem bán lẻ tại chợ được khoảng 3.000 – 400.000 đồng là cùng. Lượng cá năm nay ít vì sụt giảm nguồn thủy sản nói chung trên lưu vực sông Mekong, cũng có thể do nước chưa về nhiều. Ông hy vọng, vài hôm nữa nước ngập đồng sâu hơn, các luồng dớn của ông sẽ trúng cá.

Cách chỗ ông Út Thành không xa, vợ chồng anh Long đang soạn lại mớ lưới cước, mấy cây đài. Quê anh ở xã Bình Chánh (huyện Châu Phú), nhưng năm nào họ cũng lên miệt trên này làm nghề cá. Anh cất cái trại nhỏ trên bờ kinh, mỗi ngày chạy ghe đi đặt dớn từ sáng sớm đến tối, chỉ ban đêm mới về nghỉ ngơi.

Anh chỉ chiếc ghe đang đậu gần cái trại vừa cất tạm, nói mọi năm vào mùa cá thì đổ 1 ngày là khẳm ghe, cỡ 1 – 2 tấn cá là chuyện thường. Mà không phải chỉ mình anh, hàng trăm hộ làm nghề cá ở đầu nguồn này đều trúng như vậy. Anh nhẩm tính, trừ mọi chi phí, sau mùa cá, gia đình anh rủng rỉnh vài chục triệu đồng.

Ở An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ ạt từ Campuchia sang, dân bắt cá linh non- Ảnh 1.

Trên cánh đồng ven biên đầu nguồn sông Hậu (huyện An Phú, tỉnh An Giang), nước ngập gần tới ngực. Dân làm nghề hạ bạc từ mấy ngày trước đã tranh thủ đặt các luồng dớn chằng chịt nhằm đón đợt cá linh non đầu mùa. 

Nói xong, anh hướng ánh nhìn ra phía cánh đồng phía xa xa. Tôi đưa mắt theo anh, thấy thấp thoáng những chiếc xuồng câu lưới đang ngược xuôi tìm luồng cá đồng. Con nước vẫn đang cuồn cuộn đổ vào đất Việt nơi thượng nguồn. Trong khoảnh khắc ngắm nhìn đồng nước mênh mông, lòng tôi bỗng dâng lên niềm xúc động trước vẻ đẹp lãng mạn và yên bình nơi đây.

Có điều, với những người làm nghề đánh bắt cá như ông Út Thành hay anh Long, có lẽ họ chẳng bận tâm mấy đến cái đẹp hào nhoáng của cảnh vật. Cái mà họ thấp thỏm mong chờ từng ngày, là cá sẽ về nhiều hơn, sớm lấy lại vốn liếng.

Có thể nói, điều đọng lại trong mỗi người khi đến miệt thượng nguồn mùa này chính là tinh thần lạc quan, sự hào sảng của bà con, dù mùa cá vẫn chưa về theo con nước. Như ông Thành, anh Long mà tôi vừa kể, dù có than phiền cá mắm còn ít quá, nhưng trong thẳm sâu họ luôn lạc quan rằng nhất định vài hôm nữa tình hình sẽ khác, họ sẽ trúng “khẳm ghe” mấy hồi.

Chị Thà (ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội) đi thăm lưới cả buổi về chỉ được chừng 3kg cá rô đồng, mà chị cũng cười thật tươi. 

Chị nói đầu mùa thì giăng đủ ăn cũng được rồi, nước bêu hơn chút nữa chắc chắn cá sẽ dính nhiều. Thế nào chị cũng đem lưới về nhà treo lên cho cả xóm tới gỡ cá tiếp giống như năm ngoái, chớ một mình gỡ ngoài đồng ba bữa chưa xong. Rồi chị lại cười, cái cười hiền như con nước quê hương.

Chiều hôm đó, tôi ghé nhà anh Đồng Văn Lít, bên bờ bao Bắc Đai. Nói là nhà, chứ thực ra nó chỉ bằng cái trại nhỏ, lợp lá, lót vạt tre, phía dưới có mấy thùng phuy nổi trên mặt nước. Mọi người gọi vui là “nhà Sơn Tinh”, bởi nước dâng cao tới đâu, nhà sẽ nổi lên tới đó.

Anh vừa vót cần để cắm câu cá lóc, vừa bảo: “Mấy đêm rày, tôi nghe tiếng cá lóc đớp mồi dọc bờ bao. Vót xong trăm câu này, đem cắm chắc sẽ dính nhiều lắm. Cắm câu là việc phụ, chỉ làm chơi cho vui thôi.

Việc chính của tôi là trông giữ khoảng đồng trũng rộng 3ha, để cá mắm theo mùa nước nổi vào đó ở tự nhiên, đến gần Tết tôi mới tát đem bán. Năm rồi, tôi tát được 15 tấn cá các loại, trừ chi phí nhân công còn lời 40 triệu đồng”.

Sở dĩ anh phải cất trại coi chừng là vì sợ người ta vào đánh bắt trong khu vực đồng nhà, khiến cá đồng không dám ở lại. Suốt mấy tháng giữ “đồng cá” đôi khi cũng buồn chán, nên anh Lít đi cắm câu, đặt lọp, giăng lưới xung quanh đó. Chỉ là “làm chơi” thôi nhưng cá mắm ăn đâu có hết, anh đem ra chợ bán mỗi ngày cũng được vài trăm ngàn đồng.

Cơm chiều xong, tôi đi theo anh Lít cắm hết 100 cây cần câu mồi nhái dọc các bờ mẫu, bờ kinh nước vừa chụp lên. Móc mồi đến lưỡi câu cuối cùng thì mặt trời cũng vừa khuất bóng, màn đêm phủ dần trên cánh đồng biên trầm mặc.

Tiếng côn trùng vang lên, xen lẫn với tiếng ếch nhái, tiếng cá đớp mồi lao xao mặt nước. Ánh trăng thượng tuần chiếu lờ mờ hàng cây gần đó, nơi mấy đàn chim cò vừa mới đáp xuống sau ngày dài bay lượn kiếm mồi.

Ở An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ ạt từ Campuchia sang, dân bắt cá linh non- Ảnh 2.

Anh Lít tìm thảm cỏ chỉ dày trên bờ kinh, bảo tôi cùng ngồi xuống, đợi lát nữa thăm câu một đợt trước khi trở về trại ngủ. Tôi nằm luôn trên vạt cỏ, nhắm mắt lắng nghe thanh âm vạn vật. Tôi kể, 20 năm trước, nước lên tôi đều bơi xuồng lên miệt này nhấp ếch.

Hồi đó, ếch nhiều lắm, mấy anh em tôi đi nhấp một chuyến 10 ngày có thể sắm được cả chỉ vàng. Bây giờ, nhiều cánh đồng bao đê, cá ếch giảm đi đáng kể, nên dân quê tôi bán xuồng ghe gần hết rồi. Mỗi người tìm công việc khác mưu sinh, chớ bám sông nước thì bấp bênh quá.

Tôi bỏ nghề câu lưới, nhấp ếch lâu rồi, nhưng nằm trên cánh đồng biên tự nhiên hồi ức lại sống dậy rõ mồn một. Tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết, thấy mình như đang nằm trên chiếc xuồng có che tấm cà rèm, miên man giữa trập trùng sóng nước.

Đến khi trăng lặn, anh mới gọi tôi dậy, theo anh đi thăm câu. Đúng như dự đoán của anh, cá lóc dính câu khá nhiều. Thăm hết trăm câu là cái rọng tôi quảy thấy hơi nặng, chắc cũng cỡ 10kg cá.

Có mấy cần dính ếch, nhưng anh gỡ ra rồi thả đi, bảo là còn hơi nhỏ, để lớn hơn mới bắt. Chúng tôi trở về trại, rọng cá vô cái túi lớn làm bằng lưới cước, sau đó tắm rửa xong thì đi ngủ. Cũng như lúc trên bờ kinh, tôi ngủ một giấc ngon lành vì gió đồng mát rượi.

Khi thức dậy, tôi bắt gặp hình ảnh mặt trời rực lên một mảng màu hồng khổng lồ in bóng xuống cánh đồng nước bao la. Xa xa là bóng anh Lít đang nhổ câu. Có lẽ lúc nãy anh thấy tôi còn ngủ mê quá nên không gọi dậy đi cùng.

Tôi cũng không ra chỗ anh, mà đứng ngắm nhìn chuyển động đầu tiên của ngày mới. Ghe câu lưới, ghe đổ dớn chạy nườm nượp về phía chợ. Tôi nhìn thấy ghe của ông Út Thành, của vợ chồng anh Long và cả ghe của chị Thà nữa.

Nhổ câu xong, chúng tôi đem cá ra chợ bán. Dù đầu mùa nước cá chưa nhiều, trong đó có cá linh non, nhưng chợ vẫn họp vô cùng sôi động. Những người dân quần áo còn ướt sũng vì trầm lâu trong nước, đem thau cá, rọng cá lên bán cho thương lái. Nụ cười hào sảng lại nở trên môi, trước khi họ trở lại cánh đồng với niềm mong mỏi hôm sau cá đồng, trong đó có cá linh non sẽ nhiều hơn.

Tôi tạm biệt anh Lít và bà con để trở về thành phố. Trước khi quay đi, anh Lít dặn tôi tháng sau lên nữa. Khi ấy, nước trên đồng ngập sâu chừng 2,5m, cá mắm nhiều vô số kể, chớ không phải ít như lúc này. Tôi bắt tay anh Lít thật chặt, hứa nhất định sẽ trở lên đúng thời điểm.

Tôi muốn được sống lại hồi ức về mùa nước nổi miền Tây, nơi tôi đã ngụp lặn suốt tuổi thơ tươi đẹp. Nhưng điều tôi mong muốn nhiều hơn là thấy bà con miệt đầu nguồn này được mùa cá bội thu. Khi ấy, chắc hẳn nụ cười của mọi người sẽ đẹp hơn bao giờ hết. Tôi tin là như vậy.





Nguồn: https://danviet.vn/o-an-giang-nuoc-song-hau-dang-do-phu-san-chay-o-at-tu-campuchia-sang-dan-bat-ca-linh-non-20240819235833594.htm

Cùng chủ đề

Nước tràn đồng An Giang, phóng xe máy đi câu ếch đồng, con động vật hoang dã đặc sản đãi nhà giàu

Khi con nước lũ tràn đồng ở An Giang, mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ; mang về nhiều sản vật tự nhiên để người dân đầu nguồn sông nước cải thiện cuộc sống. Trong đó, nghề câu ếch đồng được coi là một trong những...

Trắng đêm săn sản vật mùa nước nổi ở miền Tây

(Dân trí) - Khi nước tràn đồng, cũng là lúc người dân miền Tây ngày đêm đánh bắt các sản vật do thiên nhiên ban tặng để sử dụng và đem bán kiếm thêm thu nhập. Nông dân An Giang tất bật săn "lộc trời" khi cánh đồng ngập nước (Video: Bảo Kỳ). 2h sáng, trong màn đêm lạnh lẽo, lũ đầu mùa đang tràn khắp các cánh đồng ở xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nơi này chỉ...

Làng bè sắc màu độc lạ ở miền Tây

(Dân trí) - Làng bè sắc màu trên sông Châu Đốc (huyện An Phú, tỉnh An Giang) không chỉ là nơi để thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên mà còn là một trong những biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng đất An Giang. Làng nổi cá bè Châu Đốc nằm tại ngã ba sông Châu Đốc với hơn 160 bè nuôi cá được sơn màu sắc rực rỡ tạo nên khung cảnh sinh động và thu hút khách...

Lũ về đầu nguồn sông Hậu nước chảy đục ngầu, chợ quê An Giang bày bán la liệt cá đồng đặc sản

Khi vào lãnh thổ Việt Nam ở thị trấn Long Bình huyện An Phú (tỉnh An Giang), sông Hậu chia thành hai dòng. Dòng chính chảy hướng Đông - Nam về phía chợ Khánh An, có tên khác là sông Bassac, hay sông Bát-Sắc, Ba-Thắc. Dòng phụ...

Ở đầu nguồn sông Hậu của An Giang-cá đồng la liệt, cá ăn chả hết, mùa nước nổi xúc cả tấn cá linh

“Túi” cá linh-cá đặc sản vùng đầu nguồn sông HậuCái nắng ban trưa chiếu thẳng xuống miền biên giới chói chang, những chiếc vỏ lãi chở đầy ắp cá linh lướt trên đồng lũ. Tấp vào bến chợ, thanh niên, trai tráng trong xóm cầm vợt hối hả bước xuống vỏ lãi xúc cá mang lên cân. Hiện nay, con cá linh đã lớn bằng ngón tay xuất hiện rất nhiều.Đây là lần đầu tiên, chúng tôi tận mắt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo ngày 11/11 không khí lạnh tiếp tục tăng cường đẩy đường đi của...

Hiệu trưởng nhiều lần sai phạm ở Đắk Lắk lại tiếp tục bị tố cáo sai phạm

Một giáo viên và phụ huynh tại Trường THPT Cao Bá Quát, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa gửi đơn tới nhiều cơ quan báo chí phản ánh nhiều nghi vấn tiêu cực tại trường này. ...

Á hậu Kim Duyên bất ngờ chấm thi cho Hoa hậu Kỳ Duyên?

Thông tin Á hậu 2 Miss Supranational 2022 Kim Duyên chấm thi Hoa hậu Kỳ Duyên tại chung kết Miss Universe 2024 khiến cộng đồng yêu nhan sắc xôn xao. ...

Cận cảnh những “cụ cầu” tại TP.HCM

50 năm đưa vào sử dụng, cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi nằm trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè, TP.HCM) đang xuống cấp nghiêm trọng. ...

Giá vàng bất ngờ tăng, người dân đổ xô đi mua ngậm ngùi ra về khi các tiệm vàng thông báo hết hàng

Những ngày này, giá vàng trong nước có nhiều biến động mạnh, người dân đổ xô tới các cửa hàng vàng mua bán tấp nập. Tuy nhiên, không ít người dân ngậm ngùi ra về khi các tiệm vàng thông báo hết hàng. ...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Cùng chuyên mục

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo ngày 11/11 không khí lạnh tiếp tục tăng cường đẩy đường đi của...

Cập nhật bão số 7 Yinxing có diễn biến khó lường, giữ nguyên cường độ giật cấp 17

Tin bão mới nhất: Theo Dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng...

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật" nhằm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu rõ, sử dụng thuốc bảo vệ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Mới nhất

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm...

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó...

Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn

Một số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao gấp đôi so với các dự án thông thường. Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một nămMột số...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh - sạch, từng bước đảm...

Mới nhất