Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo sư Võ Tòng Xuân đưa lúa thần nông giúp Tứ giác...

Giáo sư Võ Tòng Xuân đưa lúa thần nông giúp Tứ giác Long Xuyên ‘thay da đổi thịt’


GS Võ Tòng Xuân đưa lúa thuần nông giúp Tứ giác Long Xuyên ‘thay da đổi thịt’ - Ảnh 1.

GS Võ Tòng Xuân chụp hình lưu niệm với các giảng viên Trường đại học An Giang năm 2014 – Ảnh: AGU

Ngày 19-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Minh Tùng – nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang (giai đoạn 2004-2011) – cho biết rất xúc động khi biết tin giáo sư vừa qua đời ở tuổi 84. “Công lao của giáo sư Võ Tòng Xuân đối với An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long vô cùng to lớn”, ông Tùng nói.

Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời ở tuổi 84

Hai công lớn đối với An Giang

GS Võ Tòng Xuân đưa lúa thuần nông giúp Tứ giác Long Xuyên ‘thay da đổi thịt’ - Ảnh 2.

Ông Lê Minh Tùng – nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang (2004-2011) – Ảnh: NVCC

Giáo sư Võ Tòng Xuân là nhà giáo, nhà nông nghiệp không chỉ của Việt Nam, mà còn của thế giới.

Những đóng góp của giáo sư Võ Tòng Xuân đối với Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, trong đó có An Giang rất lớn lao.

Từ khi trẻ đến cuối đời, ông luôn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nông nghiệp của đất nước.

“Thầy Xuân cả cuộc đời đều hy sinh cho công việc. Vừa làm phó hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ xong lại sang làm hiệu trưởng Trường đại học Tân Tạo ở Long An.

Sau đó chuyển sang Trường đại học An Giang, rồi quay lại Trường đại học Nam Cần Thơ đến cuối đời. Đến lúc mất, thầy Xuân vẫn là hiệu trưởng danh dự của Trường đại học Nam Cần Thơ”, ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, từ tháng 12-1999, Trường đại học An Giang thành lập, giáo sư Võ Tòng Xuân đã trở thành hiệu trưởng đầu tiên (sau Trường đại học Cần Thơ). Thầy có công lao rất lớn trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh An Giang, đưa trường này phát triển như hiện nay.

“Ấn tượng lớn nhất của tôi về giáo sư Xuân là lúc đó tôi làm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thầy Xuân đã đưa những giống lúa thần nông về An Giang để giúp nông dân An Giang chuyển từ 1 vụ sang trồng lúa 2 vụ.

Bấy giờ, chúng tôi chuyển 180.000ha lúa nổi 1 vụ sang lúa 2 vụ, 3 vụ như hiện nay. Đây là những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, đã làm cải thiện bộ mặt của vùng Tứ giác Long Xuyên vào những thập niên 1980″, ông Tùng kể.

Ông Tùng khẳng định đối với An Giang, giáo sư Võ Tòng Xuân có hai công lao lớn, nổi bật là có công khai sáng lĩnh vực giáo dục ở Trường đại học An Giang và trên lĩnh vực nông nghiệp, giáo sư Xuân đã đưa nhiều giống ngắn ngày như: 732, IR36 về An Giang.

Đây là những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao giúp nông dân chuyển từ 1 vụ sang 2 vụ rồi 3 vụ như đến nay.

“Khi Trường đại học An Giang thành lập, tôi được điều động làm phó hiệu trưởng. Sau đó tôi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch UBND tỉnh đến năm 2011. Năm 2010, giáo sư Xuân rời khỏi An Giang thì tôi chuyển sang làm phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm hiệu trưởng đến khi nghỉ hưu”, ông Tùng nói.

Giáo sư Võ Tòng Xuân đưa lúa thần nông giúp Tứ giác Long Xuyên ‘thay da đổi thịt’ - Ảnh 4.

Lãnh đạo tỉnh An Giang khẳng định giáo sư Võ Tòng Xuân có công lớn nhất đối với người dân An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long là đưa giống lúa thần nông giúp nông dân tăng sản xuất lúa 2 vụ, 3 vụ – Ảnh: BỬU ĐẤU

Tấm gương cho thầy cô giáo noi theo

Nói về người hiệu trưởng đầu tiên của Trường đại học An Giang (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM), PGS.TS Võ Văn Thắng – hiệu trưởng Trường đại học An Giang – cho hay giáo sư Võ Tòng Xuân là nhà khoa học rất say mê nghiên cứu về giống, cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Giáo sư đã có nhiều đóng góp giúp bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ít khổ hơn, ít nghèo hơn.

“Chính vì tâm huyết đó, thầy đã trở thành tấm gương cho thầy cô giáo, học trò noi theo. Các nghiên cứu của thầy được ứng dụng trong thực tế là cây lúa đã có nhiều tài liệu nói rồi”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, trường nào khi mới thành lập cũng gặp nhiều khó khăn. Thầy Xuân đã có những đóng góp lớn để giúp Trường đại học An Giang phát triển như hôm nay. “Thầy đã đi nhiều nơi nên khi về An Giang, thầy muốn trường ngày càng phát triển hơn, nên đã dồn hết tâm trí – cái tâm của người thầy – vào việc xây dựng nền móng vững chắc cho trường như hôm nay”, ông Thắng nhớ lại.



Nguồn: https://tuoitre.vn/giao-su-vo-tong-xuan-dua-lua-than-nong-giup-tu-giac-long-xuyen-thay-da-doi-thit-20240819141813181.htm

Cùng chủ đề

Ở đầu nguồn sông Hậu của An Giang-cá đồng la liệt, cá ăn chả hết, mùa nước nổi xúc cả tấn cá linh

“Túi” cá linh-cá đặc sản vùng đầu nguồn sông HậuCái nắng ban trưa chiếu thẳng xuống miền biên giới chói chang, những chiếc vỏ lãi chở đầy ắp cá linh lướt trên đồng lũ. Tấp vào bến chợ, thanh niên, trai tráng trong xóm cầm vợt hối hả bước xuống vỏ lãi xúc cá mang lên cân. Hiện nay, con cá linh đã lớn bằng ngón tay xuất hiện rất nhiều.Đây là lần đầu tiên, chúng tôi tận mắt...

Giá thịt lợn tăng sau bão, cổ phiếu nhóm chăn nuôi tăng khi thị trường chứng khoán giảm

Từ đầu tuần tới nay, ngược với xu hướng ảm đạm của thị trường, nhóm cố phiếu chăn nuôi vẫn duy trì đà tăng trong bối cảnh giá heo hơi tăng giá sau cơn bão Yagi. ...

Cá lóc thịt giàu protein, nuôi dày đặc, con to, một người An Giang bắt làm khô cá lóc, bán hết veo

Nuôi cá lóc thương phẩmTrước đây, kinh tế gia đình anh Nguyễn Văn Tiền gặp khó khăn do ít đất sản xuất. Đến năm 2014, anh Tiền và một số bà con trong xóm được chính quyền địa phương tạo điều kiện tham gia lớp học...

Mùa nước đổ, đầu nguồn sông Hậu ở An Giang dân nuôi dày đặc thứ cá gì, toàn con to bự?

Qua cầu Cồn Tiên quẹo trái chạy theo Đường tỉnh 957, nhìn xuống dòng sông Châu Đốc nước đỏ ngầu phù sa. Mùa nước đổ, đàn cá tra được tắm mát bởi dòng phù sa mát lành và lớn nhanh. Gặp ông Vân (64 tuổi, ngụ thị...

Chợ chỉ bán cỏ dại ở An Giang, chợ lạ chợ lùng, chả thấy bán thịt thà cá mắm, đến nơi hơi bất ngờ

1. Khu vực Ô Lâm có địa hình "bán sơn địa", đồi núi trập trùng xen kẽ với đồng bằng. Có điều, đất trên đồng là đất cát pha, nên khó trồng trọt. Thay vào đó, người dân nuôi trâu bò rất nhiều. Nguồn cỏ tại chỗ cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

55 học sinh Hà Giang nhập viện nghi ngộ độc sau tiệc Trung thu

Ngày 17-9, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xín Mần - thông tin bệnh viện có tiếp nhận 55 bệnh nhân là học sinh Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Xín Mần (Hà Giang), chẩn đoán nghi ngộ độc thực phẩm.Sau khi vào viện, các bệnh nhân được truyền dịch, điều trị triệu chứng buồn nôn, lo...

3 luật về nhà đất: Gỡ ngay những trắc trở

Ngày 16-9, Cục Thuế TP.HCM tiếp tục kiến nghị khẩn đến UBND TP.HCM về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1-8-2024.Cụ thể, cơ quan này đề xuất TP tổ chức cuộc họp để giải quyết dứt điểm và thống nhất việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật như bảng giá đất,...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Cổ phiếu Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch, sau khi bị 30 hãng kiểm toán né vì sợ

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu, cả 30 hãng kiểm toán đều không muốn dính dángSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo sẽ chuyển cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán ITA) từ diện hạn chế sang diện đình chỉ giao dịch. Nguyên nhân vì doanh nghiệp tiếp...

Cô giáo Hoàng Minh Diệp nói gì khi được cộng đồng mạng phong là ‘hoa hậu’?

Ngày thứ 6 sau khi nước rút, cô Diệp cùng các thầy cô tại Trường tiểu học và THCS Minh Chuẩn đang tất bật dọn dẹp nốt để chuẩn bị đón các bạn học sinh quay trở lại trường.Ở khối mầm non, nhiều đồ chơi của các bạn nhỏ bị ngập trong bùn đất, những gì còn sử dụng được các cô...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Cùng chuyên mục

Bác lao công được nhóm nam sinh tặng chiếc xe hơi trị giá 20.000 USD

Một nhóm nam sinh của trường trung học James Madison đã cùng nhau kêu gọi quyên góp được 20.000 USD (tương đương 490 triệu đồng), để mua tặng bác lao công Francis Apraku một chiếc xe hơi. Chiếc xe đã được giao tới tay ông Francis trong tuần qua.Ông Francis Apraku là một lao động nhập cư tại Mỹ. Khi được nhận vào làm nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại trường trung học James Madison, ông Francis...

369 cơ sở giáo dục đồng loạt bắt đầu

Năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nam tiếp tục duy trì quy mô giáo dục ổn định với 369 cơ sở giáo dục ở các cấp học, ngành học; trong đó, có 119 trường mầm non, 116 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở và 23 trường trung học phổ thông. Đội ngũ cán bộ...

Tỉnh, thành nào có ít huyện nhất cả nước?

1. Địa phương nào có ít...

Mới nhất

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập Cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập sẽ có quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô Quốc lộ 32C, chiều dài dự kiến là 430 m, rộng 21,5 m được đầu tư bằng vốn đầu tư...

Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam

Đến ngày 31/8, vốn FDI đăng ký mới và điều chỉnh vào bất động sản đạt 2,55 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Việc nới lỏng điều kiện mua nhà đối với người nước cũng giúp thị trường địa ốc dự kiến có thêm hàng tỷ USD từ vốn ngoại. ...

Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng

Sản xuất chiếm 1/4 nền kinh tế của Việt Nam, do đó, sự phục hồi trong sản xuất nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng, có khả năng đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,1% trong năm 2023 lên 6,5% trong năm nay. Lô...

Hai quỹ ETF ngoại giao dịch ra sao trong kỳ cơ cấu quý III/2024?

Cả hai quỹ ETF mô phỏng chỉ số FTSE Vietnam Index và MarketVector Vietnam Local Index đều công bố danh mục quý III/2024 và sẽ hoàn tất cơ cấu trong tuần này. Hai quỹ ETF liên quan sẽ cần hoàn thành tái cơ cấu danh...

Mới nhất