Trang chủPolitical ActivitiesThương vụ Việt Nam tại Pakistan cảnh báo thủ đoạn lừa đảo...

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế


Nhận được đề nghị hỗ trợ của Công ty A (Việt Nam) ngay lập tức Bộ phận Thương vụ đến ngân hàng MCB LTD. (ngân hàng nhận 5.000 USD tiền đặt cọc của Công ty A (Việt Nam)) yêu cầu kiểm tra và phong tỏa tài khoản của khách hàng X (Pakistan). Sau đó Bộ phận Thương vụ đến trụ sở Công ty Y (Pakistan). Thật bất ngờ, đại diện Công ty Y (Pakistan) thông báo khách hàng X không phải là đại diện của Công ty Y (Pakistan). Công ty Y (Pakistan) không mở tài khoản tại ngân hàng MCB LTD. Khi Bộ phận Thương vụ đưa ra bằng chứng Công ty A (Việt Nam) đã chuyển 5.000 USD tiền đặt cọc vào tài khoản mang tên Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB LTD. thì đại diện Công ty Y (Pakistan) khẳng định đây là một hành vi lừa đảo bằng cách mở tài khoản mang tên Công ty Y (Pakistan) một cách trái phép.

Trên cơ sở thông tin của Công ty Y (Pakistan), Bộ phận Thương vụ cảnh báo Công ty A (Việt Nam) và đề nghị chấm dứt giao dịch với khách hàng X (Pakistan).

Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, Công ty A (Việt Nam) không xem xét cảnh báo, không thực hiện đề nghị của Bộ phận Thương vụ và tiếp tục giao dịch với khách hàng X (Pakistan). Có thể là nhu cầu nguyên liệu của Công ty A (Việt Nam) quá cao? Có thể là chào hàng của khách hàng quá hấp dẫn? Có thể lòng tin của công ty vào Bộ phận Thương vụ không cao?

Ngày 13/08/2024, Công ty A (Việt Nam) gửi thư đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Bộ phận Thương vụ hỗ trợ về việc Công ty A (Việt Nam) đã ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan) mua 01 container cá mú (grouper) chất lượng cao (size 1000-up là chủ yếu) trị giá 81.900 USD, đã thanh toán 71.900 USD, Công ty Z (Pakistan) đã giao hàng nhưng sau đó không gửi chứng từ giao hàng và cắt đứt liên lạc.

Mặc dù ngày 14/08/2024 là ngày nghỉ lễ Quốc khánh của Pakistan nhưng vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc nên Bộ phận Thương vụ đã tìm cách liên hệ với đại diện Công ty Z (Pakistan) theo tố cáo của Công ty A (Việt Nam) và mời đến trụ sở Thương vụ làm việc. Kết quả như sau:

1/ Đại diện Công ty Z (Pakistan) khẳng định không nhận được số tiền 71.900 USD. Tài khoản mang tên công ty Z (Pakistan) mở tại ngân hàng Meezan Bank Limited (đã nhận 71.900 USD) không phải là tài khoản của Công ty Z (Pakistan).

2/ Đại diện Công ty Z (Pakistan) khẳng định theo yêu cầu của 1 đối tác Pakistan Công ty Z (Pakistan) đã giao 01 container cá mú chất lượng thấp (size 300/500 là chủ yếu) và đã lập hóa đơn thanh toán trị giá 41.775 USD trong đó Công ty Z (Pakistan) đã nhận được 5.000 USD tiền đặt cọc.

3/ Đại diện Công ty Z (Pakistan) cho rằng đối tác Pakistan đã mở tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited để lừa đảo.

4/ Bộ phận Thương vụ nhận định đối tác Pakistan này chính là khách hàng X (Pakistan) đã tìm cách lừa Công ty A (Việt Nam) bằng thủ đoạn mở tài khoản mạo danh Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB Ltd. Bộ phận Thương vụ đã cảnh báo đề nghị Công ty A (Việt Nam) chấm dứt quan hệ với khách hàng X (Pakistan).

5/ Bộ phận Thương vụ yêu cầu đại diện Công ty Z (Pakistan) liên hệ ngay với ngân hàng Meezan Bank Limited để phong tỏa ngay số tiền 71.900 USD. Tuy nhiên số tiền này được chuyển từ ngày 31/07/2024. Nguy cơ rất cao là đối tượng lừa đảo đã rút hết số tiền này ra khỏi tài khoản.

Khách hàng X (Pakistan) đã lừa đảo như thế nào?

Theo hồ sơ có thể nhận định khách hàng X (Pakistan) đã tìm cách mở tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited, sau đó ký hợp đồng với Công ty A (Việt Nam) với tên và địa chỉ thật của Công ty Z (Pakistan), với tài khoản mạo danh Công ty Z (Pakistan) tại ngân hàng Meezan Bank Limited. Sau đó khách hàng X (Pakistan) ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan), đặt cọc cho Công ty Z (Pakistan) 5.000 USD để Công ty Z (Pakistan) giao 01 container cá mú chất lượng thấp (size 300/500 là chủ yếu). Sau đó khách hàng X (Pakistan) yêu cầu Công ty Z (Pakistan) gửi bản sao B/L (thật 100 %), bản sao giấy chứng nhận chất lượng (thật 100 %), bản sao giấy chứng nhận xuất xứ (thật 100 %). Khách hàng X (Pakistan) chỉ còn phải làm mỗi một việc là lập hóa đơn thương mại (giả 100 %), phiếu đóng gói (giả 100 %) là có đủ bộ bản sao chứng từ giao hàng gửi cho công ty A (Việt Nam) yêu cầu thanh toán. Chắc chắn là Công ty A (Việt Nam) có “”36 phép thần thông của Tề Thiên Đại Thánh”” cũng không thể phát hiện ra được đây là bộ chứng từ giao hàng giả mạo.

Trước đó, sau khi ký hợp đồng với Công ty Z (Pakistan) khách hàng X (Pakistan) đã yêu cầu Công ty Z (Pakistan) gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thật 100 %), giấy phép xuất khẩu thủy sản (thật 100 %) để gửi cho Công ty A (Việt Nam) để tạo độ tin cậy.

Trước đó nữa khách hàng X (Pakistan) sau khi mở tài khoản mạo danh Công ty Y (Pakistan) tại ngân hàng MCB Ltd. chắc chắn đã tìm cách ký hợp đồng với Công ty Y (Pakistan) để lừa Công ty A (Việt Nam) nhưng có lẽ vì Công ty Y (Pakistan) là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn và có uy tín nên khách hàng X (Pakistan) không thực hiện được âm mưu lừa đảo, dẫn đến việc không giao hàng theo thời hạn hợp đồng, không trả lời rõ ràng các chất vấn của công ty A (Việt Nam).

Làm thế nào để chống lại thủ đoạn lừa đảo mới này?

Bộ phận Thương vụ đã khiếu nại và cảnh báo ngân hàng MCB LTD. phải chịu trách nhiệm về việc để cho khách hàng mở tài khoản trái quy định để thực hiện hành vi lừa đảo. Dự kiến Bộ phận Thương vụ sẽ tiếp tục khiếu nại và cảnh báo ngân hàng Meezan Bank Limited với nội dung tương tự và thông báo cho Ngân hàng nhà nước Pakistan kiến nghị kiểm tra và chấn chỉnh các ngân hàng thương mại Pakistan không để cho khách hàng mở tài khoản trái quy định để thực hiện hành vi lừa đảo.

Đối với doanh nghiệp, Bộ phận Thương vụ xin kiến nghị doanh nghiệp đứng lên “đi buôn”. Đối với các số tiền nhỏ thì có thể chấp nhận rủi ro 100 %. Đối với số tiền lớn như 71.900 USD thì cần chấp nhận chi phí 1-2.000 USD để sang tận nơi ”tay bắt, mặt mừng’’ với đối tác, kết hợp thêm khảo sát thị trường, mở rộng quan hệ, giúp giảm thiểu rủi ro và có khi còn tìm thêm được nhiều mặt hàng mới, kết nối được với nhiều đối tác mới, mang lại lợi ích lớn gấp nhiều lần chi phí bỏ ra.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/canh-bao-thu-doan-lua-dao-moi-trong-buon-ban-quoc-te.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

7 khuyến nghị về Phòng vệ thương mại

Khóa đào tạo diễn ra trong 05 ngày, từ 17-21/9/2024, với sự tham gia của 50 học viên đến từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các viện, trường, trung tâm trên địa bàn Hà Nội, Điện Biên, Nam Định, Quảng Trị, Thái Nguyên, Yên Bái… “Phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới” là chủ đề đầu tiên của khóa đào tạo, do Báo cáo viên Nguyễn Việt...

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56

Tại Hội nghị, trong phần phát biểu mở đầu của mình, các Bộ trưởng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philippines, Myanmar về những ảnh hưởng nặng nề và thiệt hại lớn về người và tài sản do bão Yagi gây ra. Các Bộ trưởng bày tỏ tình đoàn kết, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn và hy vọng trong thời gian tới, các nước sẽ khắc...

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: đồng chí Cao Huy - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; đồng chí Phùng Đức Thắng - Thiếu tướng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).Về phía Bộ Công Thương có sự tham dự của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Nguyễn Hoàng...

Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại …

Tham dự Hội thảo có khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại…Toàn cảnh Hội thảo Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các...

Bộ Công Thương ủng hộ 500 triệu đồng hỗ trợ Tuyên Quang khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tham gia Đoàn công tác có ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam; bà Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương, cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; đại diện các doanh nghiệp Aeon, Central Retail.Về phía tỉnh Tuyên Quang, có bà Tăng Thị Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận...

Bài đọc nhiều

Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024

(MPI) - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024, trong đó, lạm phát phải kiểm soát dưới 4,5% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng 7%, tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

(MPI) – Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. ...

Xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và quần chúng

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với một số cơ quan giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Quang cảnh buổi làm việc.Tại hội nghị, các...

Tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi

(MPI) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng,...

Cùng chuyên mục

7 khuyến nghị về Phòng vệ thương mại

Khóa đào tạo diễn ra trong 05 ngày, từ 17-21/9/2024, với sự tham gia của 50 học viên đến từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các viện, trường, trung tâm trên địa bàn Hà Nội, Điện Biên, Nam Định, Quảng Trị, Thái Nguyên, Yên Bái… “Phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới” là chủ đề đầu tiên của khóa đào tạo, do Báo cáo viên Nguyễn Việt...

Tôn vinh, khơi dậy niềm tự hào về ngành quảng cáo sáng tạo (kỳ 2)

Những ý tưởng sáng tạo, những cống hiến tiêu biểu cho ngành Quảng cáo Việt Nam sẽ được ghi nhận và tôn vinh bởi một giải thưởng danh giá. Từ đó hướng đến triển khai hiệu quả Đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam” giai đoạn 2020-2030. ...

Dành nguồn lực lớn, tập trung đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, cảng hàng không, đường sắt

(MPI) - Phát biểu kết luận phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định dự án Tân Phú - Bảo Lộc và Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình; đẩy nhanh các thủ tục thẩm...

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn "Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long" chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. ...

Mới nhất

Tiềm ẩn rủi ro rung lắc

Nhận định đầu tư Chứng khoán Asean (Aseansc): Thị trường sẽ có những nhịp phục hồi trở lại trong ngắn hạn, tuy nhiên nhà đầu...

Cơ chế đặc biệt đưa pháo tự hành PzH 2000 từ Trung Đông tới tiền tuyến Ukraine

Chính phủ Đức đã chấp thuận bán hệ thống pháo tự hành bánh lốp 155 mm RCH 155 mới nhất cho Qatar, và đổi lại quốc...

Khoản nợ gần 600 tỷ đồng của Địa ốc Vạn Phát, ngân hàng rao bán chỉ 189 tỷ

Tổng nghĩa vụ khoản nợ của CTCP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát tại Sacombank tính đến 27/4/2021 là hơn 596 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc hơn 188 tỷ đồng, nợ lãi gần 408 tỷ đồng. Khoản nợ của Địa ốc Vạn Phát tại Sacombank Chi nhánh Hưng Đạo (TPHCM) phát sinh theo hợp đồng tín dụng từng lần...

Lệnh cấm vô lý kìm hãm sự phát triển của billiards Việt Nam

Liên đoàn Billiards thể thao châu Á (ACBS) vẫn chưa dỡ lệnh cấm với các cơ thủ VN, bất chấp sự phản ứng dữ dội từ người hâm mộ và giới cơ thủ quốc tế. LỆNH CẤM VÔ LÝ CHƯA ĐƯỢC DỠ BỎ ACBS ban hành lệnh cấm tham dự tất cả các giải đấu ở châu Á và quốc tế từ...

Vàng thế giới giảm trước quyết định của Fed

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình,...

Mới nhất