Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTP.HCM thí điểm dùng tiếng Anh dạy học: Nhà trường, nhà giáo...

TP.HCM thí điểm dùng tiếng Anh dạy học: Nhà trường, nhà giáo nói gì?


TP.HCM thí điểm dùng tiếng Anh dạy học: Nhà trường, nhà giáo nói gì?- Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trong một tiết học theo Chương trình tiếng Anh tích hợp – Ảnh: SƠN NAM

Ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, khẳng định như vậy tại hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức ngày 16-8.

Thí điểm dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ dạy học thứ 2 ngay trong năm học mới

Năm 2024, điểm thi tiếng Anh của học sinh TP.HCM trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục dẫn đầu cả nước với điểm trung bình 6,73. Và trong những năm qua, TP.HCM thực hiện nhiều chương trình tiếng Anh trong trường phổ thông từ bậc tiểu học, THCS, THPT. 

Cụ thể như chương trình tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh tăng cường và đặc biệt 10 năm nay, TP.HCM thực hiện dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh theo quyết định 5695 (Chương trình tích hợp) ở hàng loạt trường từ tiểu học, THCS đến THPT.

Bộ Chính trị hôm 15-8 cũng đã công bố kết luận thực hiện nghị quyết 29, trong đó yêu cầu ngành giáo dục đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

Với bối cảnh đó, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã yêu cầu TP.HCM sớm có trường phổ thông dùng tiếng Anh là ngôn ngữ dạy học thứ 2. 

Theo ông Thưởng, TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước và đang phấn đấu ở tầm khu vực, ở châu Á. Vì thế, trình độ tiếng Anh của học sinh TP.HCM phải ngang tầm khu vực và thế giới. Ông đề nghị TP phải đặt mốc cao hơn.

“Làm sao TP sẽ có những trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sớm nhất toàn quốc và nhiều nhất, tiệm cận trình độ tiếng Anh của thế giới”, ông Thưởng chỉ đạo.

Ông Thưởng đánh giá TP có đầy đủ cơ sở để thực hiện tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở trường phổ thông theo lộ trình vì đã tiên phong trong 10 năm kiên trì thực hiện đề án 5695 (dạy toán, khoa học bằng tiếng Anh), thực hiện xã hội hóa giáo dục trong dạy tiếng Anh theo chủ trương của HĐND TP.

Trước chỉ đạo này, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định TP.HCM có đủ điều kiện và có thể triển khai thực hiện tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở các trường phổ thông. Ngay trong đầu năm học tới, TP.HCM sẽ tiến hành lựa chọn một số trường để thí điểm tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.

Tin vui cho học sinh TP.HCM

Trước thông tin TP.HCM sẽ thí điểm lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 trong một số trường công lập, lãnh đạo một số trường THPT đánh giá đây là tin vui cho học sinh TP.HCM.

“Tôi cho rằng phụ huynh ở một số trường tại TP.HCM sẽ ủng hộ chủ trương này cao lắm. Vì họ thực sự cũng mong muốn con họ được học trong môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, sẽ có nhiều cơ hội cho con phát triển và hội nhập. 

Riêng tại trường chúng tôi, số học sinh tham gia các chương trình liên quan việc sử dụng tiếng Anh chiếm tỉ lệ cao tại trường”, cô Trần Thị Hồng Thủy, hiệu trưởng Trường THCS – THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1, TP.HCM, chia sẻ.

Theo cô Thủy, TP.HCM có rất nhiều lợi thế để thực hiện tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường phổ thông công lập không chỉ bởi tiếng Anh hiện nay đã được đưa vào giảng dạy chính khóa từ lớp 3, mà còn bởi từ lâu TP đã có nhiều chương trình dạy tiếng Anh mang lại hiệu quả và được phụ huynh tín nhiệm. 

Mặt khác, kết quả thi môn tiếng Anh trong các kỳ thi của TP và quốc gia cao vượt trội, cho thấy sự sẵn sàng về năng lực của học sinh.

Cũng rất vui mừng trước thông tin TP.HCM sẽ thí điểm dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường phổ thông, cô Nguyễn Thị Tú, hiệu trưởng Trường trung học Thực hành (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), cho biết sẽ nhận được sự đồng tình rất lớn của phụ huynh. 

“Hiện nay chương trình tiếng Anh tăng cường theo hình thức xã hội hóa tại trường của chúng tôi nhận được sự ủng hộ của 100% phụ huynh với 100% học sinh tham gia”, cô Tú nói.

Nhiều thuận lợi

Theo TS Nguyễn Thanh Bình – trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), TP.HCM có nhiều thuận lợi trong triển khai thực hiện tiếng Anh là ngôn ngữ dạy học thứ 2:

1. Vị thế và tầm nhìn chiến lược của TP.HCM: Tầm nhìn chiến lược của TP luôn hướng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập toàn cầu. Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong các nhà trường không chỉ phù hợp với mục tiêu chiến lược này mà còn là yêu cầu cấp thiết để giữ vững và phát huy vị thế của TP.

2. Hệ thống giáo dục khá tiên tiến với động lực đổi mới mạnh mẽ: TP.HCM từ lâu đã tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến với động lực đổi mới rất mạnh mẽ.

TP cũng đã có kinh nghiệm triển khai khá thành công các chương trình dạy tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp… từ đó tạo tiền đề vững chắc cho việc mở rộng mô hình này và đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong hệ thống giáo dục.

3. Đội ngũ giáo viên chất lượng và giàu kinh nghiệm: TP.HCM sở hữu một đội ngũ giáo viên tiếng Anh được đào tạo khá bài bản, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Hơn nữa, TP còn thu hút được nguồn nhân lực giáo viên nước ngoài đông đảo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học.

4. Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin phát triển: Với điều kiện cơ sở vật chất tiên tiến và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, các trường học tại TP có đủ điều kiện để triển khai các chương trình giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả.

5. Sự đồng thuận và hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức quốc tế: TP.HCM chắc chắn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, phụ huynh và các tổ chức quốc tế trong việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường. Tiềm lực xã hội hóa cho giáo dục ngoại ngữ ở TP.HCM rất mạnh mẽ và dồi dào.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-thi-diem-dung-tieng-anh-day-hoc-nha-truong-nha-giao-noi-gi-20240817090626439.htm

Cùng chủ đề

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Học ngoại ngữ tương tác cùng AI có gì hấp dẫn?

(NLĐO)- Học ngoại ngữ tương tác cùng AI hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học ngoại ngữ của hàng triệu học sinh, sinh viên ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 sẵn sàng khai hội từ sáng mai tại Nhà văn hóa Thanh niên

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 đã sẵn sàng chào đón người dân, du khách đến trải nghiệm không gian xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1, TP.HCM) từ sáng 9-11. Có gì tại Ngày hội Việt Nam Xanh?Ngày hội Việt Nam...

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào hoạt động khi thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Mới nhất

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch...

Trung tướng Lê Quang Minh kiểm tra hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố...

(Bqp.vn) - Sáng 6/11, Đoàn công tác của Tổng cục Chính trị do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) thành phố Đà...

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân...

Mới nhất