Trang chủNewsThời sự9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái,...

9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị đối thoại với nông dân – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với điểm cầu UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có: Lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, tổ chức chính trị-xã hội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện nông dân toàn quốc với hơn 4.500 đại biểu, trong đó có hơn 2.000 nông dân và đại diện các hợp tác xã.

Trước khi diễn ra Hội nghị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nhiều kênh tiếp nhận câu hỏi, ý kiến, đề xuất của nông dân, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Qua đó đã có gần 3.000 câu hỏi, ý kiến, đề xuất được gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thông qua các kênh và trực tiếp tại Hội nghị, Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã trả lời, chia sẻ, trao đổi với nông dân, đại diện hợp tác xã nhiều vấn đề cùng quan tâm như: Cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Cùng với đó là thúc đẩy tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; xúc tiến thương mại, ổn định thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản; khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn…

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh- Ảnh 2.
Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc đối thoại – Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng trao đổi về chính sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, tích tụ đất đai, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chế biến nông sản, chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là đối với những chủ thể bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi) vừa qua.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, với phạm vi rất rộng, bao trùm, do đó nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác để cùng phát triển. Để phát triển hệ sinh thái này thì có rất nhiều việc phải làm như phải tích tụ đất đai; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động; có cơ chế, chính sách về tín dụng, thuế…; xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách, phát triển hạ tầng…

Trả lời câu hỏi, đề xuất của đại biểu về chế biến sâu, nâng tầm nông sản Việt, thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng phân tích, trước hết phải xây dựng thương hiệu, việc này Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan truyền thông và cả người nông dân phải tham gia. Song song với đó, chế biến sâu cho nông nghiệp chưa được đầu tư mạnh, Nhà nước cần khuyến khích đầu tư nhiều hơn, đẩy mạnh liên kết phát triển, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng. Phải nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, xem nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào, phải mang cái người ta cần chứ không phải mang cái mình có.

Do nguồn lực nhà nước có hạn nên phải có thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; đồng thời lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển, như thông qua hợp tác công tư, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh- Ảnh 3.
Thủ tướng nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng mà các chủ thể liên quan cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới 100 tỷ USD

Sau khi trả lời, chia sẻ với các đại biểu về các vấn đề cùng quan tâm, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá buổi đối thoại đã thể hiện sự đồng lòng, nhất trí với tình cảm dành cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Thủ tướng cho biết năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân và doanh nghiệp cả nước, sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế, chúng ta dự kiến đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu.

Trong thành tựu chung của cả nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người nông dân đóng góp rất quan trọng. Nổi bật là kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến vượt 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023 (đạt kỷ lục); thặng dư thương mại đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 72% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế; các mặt hàng nông sản Việt Nam có mặt tại 190 nước trên thế giới.

Trong các cân đối lớn của nền kinh tế, riêng về lương thực, chúng ta không chỉ làm đủ ăn mà còn đạt thặng dư cao, xuất khẩu trên 9 triệu tấn gạo, mang về hơn 5 tỷ USD, góp phần bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới. Nông nghiệp vẫn phát huy vị trí, vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế.

Những thành tựu, kết quả này đã góp phần khẳng định tính đúng đắn chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh-đây là khát vọng rất lớn, là tinh thần tự hào dân tộc mà chúng ta phải thực hiện, khó mấy cũng phải làm.

“Chúng ta phải đạt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản 100 tỷ USD trong những năm tới”, Thủ tướng phát biểu và trân trọng cảm ơn đóng góp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, của nông dân với sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh- Ảnh 4.
Tại Đối thoại, Thủ tướng đã trao đổi về chính sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, tích tụ đất đai, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chế biến nông sản…- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng mà các chủ thể liên quan cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Trước hết, Thủ tướng nhấn mạnh thể chế, chính sách vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn và phải là đột phá của đột phá. Thủ tướng lấy ví dụ, việc tháo gỡ cơ chế, chính sách với khoán 10, khoán 100 trước đây đã biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; tỉ lệ hộ nghèo từ 67% đến nay chỉ còn 1,93%. Điều này cho thấy nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.

Thủ tướng mong muốn, đề nghị bà con nông dân tiếp tục góp ý để cùng nhau xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, gồm cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, về vốn tín dụng…; từ đó tháo gỡ nút thắt từ thực tiễn, để mọi người dân có thể đóng góp sức lực, nguồn lực của mình cho sự phát triển, đưa mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh thực hiện được nhanh hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc hơn.

Vấn đề thứ hai là công tác quy hoạch. Trước đây, do điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử của đất nước, công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay, nhu cầu của người dân, người tiêu dùng ngày càng nâng cao theo hướng ăn ngon, ăn sạch, do đó công tác quy hoạch cần được quan tâm hơn nữa, nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp…

Vấn đề thứ ba là đất đai. Phải tiếp tục rà soát pháp luật, quy định để giải phóng nguồn lực từ đất đai, phát huy cao nhất hiệu quả từ đất đai, bởi đất đai là hằng số, là nguồn lực có hạn. Cùng với đó, phải khai thác cả không gian vũ trụ như phát triển internet vệ tinh để cung cấp sóng viễn thông cho vùng sâu, vùng xa; khai thác không gian biển như phát triển năng lượng mặt trời, gió…; khai thác không gian ngầm để mang lại lợi ích cho nông dân, phát huy sức mạnh của nông dân, phát triển nông thôn, nông nghiệp.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh- Ảnh 5.
Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành trả lời, chia sẻ với các đại biểu về các vấn đề cùng quan tâm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vấn đề thứ tư là vốn và bảo hiểm. Muốn làm giàu thì phải có vốn, muốn thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, phát triển các ngành chủ lực theo quy hoạch, phát triển các mặt hàng mà thế giới có nhu cầu thì phải có chính sách tín dụng và bảo hiểm theo nguyên tắc đóng-hưởng để khuyến khích. Đồng thời, phải khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác, hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nông dân để bảo đảm đầu vào, đầu ra cho sản xuất; đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng.

Vấn đề thứ năm là thị trường. Phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp nữa thì phải mở rộng thị trường xuất khẩu, gồm cả các thị trường đặc thù như thực phẩm Halal. Nhà nước phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của người nông dân, người nông dân phải bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, cùng với mẫu mã, bao bì, đóng góp thuận tiện, bắt mắt để chiếm lĩnh thị phần.

“Để du khách mua sản phẩm thì bao bì, đóng gói sản phẩm đó phải đi máy bay cũng được, tàu hòa cũng được, tàu biển cũng được, đi bộ cũng được…”, Thủ tướng lấy ví dụ.

Vấn đề thứ sáu là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, số hóa nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành nông nghiệp Việt Nam, nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ xanh, trong tất cả các khâu từ trồng cây gì, nuôi con gì, kinh doanh gì đến xây dựng chỉ dẫn địa lý, đẩy mạnh chế biến sâu, nghiên cứu bao bì, mẫu mã… “Cơ sở dữ liệu sẽ cho giải pháp thông minh, như chỗ nào trồng lúa tốt nhất, giải pháp canh tác nào tốt nhất, thông minh nhất”, Thủ tướng nói.

Vấn đề thứ bảy là đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển đổi nhân lực từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp và đô thị. Thủ tướng lưu ý, chuyển đổi lao động bền vững là chuyển đổi ngay tại chỗ, công nghiệp hóa nông thôn, ly nông mà không ly hương.

Vấn đề thứ tám, xác định văn hóa là sức mạnh nội sinh, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng, văn hoá soi đường cho quốc dân đi. “Vẫn là bài hát Trống Cơm, vẫn là chèo, là tuồng, nhưng nếu đổi mới sáng tạo, có đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ để thổi hồn vào từng làn điệu thì sẽ khác, sẽ trở thành công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, phải khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của văn hóa nông nghiệp, văn minh lúa nước, phải quốc tế các giá trị bản sắc dân tộc và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh- Ảnh 6.
Thủ tướng và các đại biểu tham dự đối thoại – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ chín, hệ thống chính trị cơ sơ phải luôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người nông dân và chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người nông dân. Đồng thời, chủ động đề xuất thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở thực tiễn; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân để phục vụ phát triển.

Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước đã và đang tập trung thúc đẩy 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực. Theo đó, xây dựng thể chế thông thoáng, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm chi phí tuân thủ, giảm cơ chế xin cho, giảm phiền hà, sách nhiễu, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; xây dựng hạ tầng chiến lược (về giao thông, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dụcthể thao…) để giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, giảm thời gian, chi phí, công sức cho người dân và doanh nghiệp; đào tạo nhân lực và chuyển dịch lao động, nâng cao tay nghề, tri thức, trình độ kỹ năng của người nông dân.

Đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương định kỳ đối thoại, lắng nghe với nông dân, Thủ tướng kêu gọi dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo và đoàn kết, thống nhất-đây là điểm tựa tinh thần của dân tộc ta, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-9-van-de-quan-trong-de-phat-trien-nong-nghiep-sinh-thai-nong-thon-hien-dai-nong-dan-van-minh-385200.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng đối thoại với nông dân, nói về kỳ tích xuất khẩu 62,5 tỉ USD

Sáng 31-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam. Nông nghiệp cần tạo đà cho phát triểnĐặc biệt trong bối cảnh cần thực hiện các mục tiêu nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, việc...

Phê duyệt bổ sung loạt dự án điện sau khi Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm

Chính phủ vừa ký ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII bổ sung, sau khi Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện và kiểm điểm trách nhiệm đối với sự chậm trễ trong thực hiện. Phó thủ tướng Chính phủ Bùi...

Dứt khoát bỏ tư duy ‘không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm’

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm, cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì phải tạo không gian cho sáng tạo, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà...

Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục lắng nghe, tiếp thu, hoàn thiện và xin ý kiến Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy. ...

Loại bỏ dàn trải, phát triển bốn không gian quan trọng tạo đột phá kinh tế

TPO - Sáng 28/12, tại Hà Nội, Bộ KH&ĐT tổ chức tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: Bộ KH&ĐT cần kết hợp với các bộ, ngành tham mưu để phát triển kinh tế hiệu quả hơn, trong đó phải loại bỏ tư duy xin cho, dàn trải, hướng tới phát triển khai thác đồng bộ 4 không gian biển, vũ trụ, mặt đất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới

 Trong vòng 30 năm qua, Di sản Huế đã không ngừng thay đổi, hồi sinh với diện mạo vốn có trong lịch sử và đang vươn mình với sức sống ngày càng mãnh liệt. Huế trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước có 2 di sản vật thể và phi vật thể của nhân loại. Tối 17/6, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích Cố...

Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành TN&MT tỉnh Bình Định trong năm 2025

Năm 2024, với khối lượng công việc lớn, nhưng với sự nỗ lực và thực hiện đồng bộ, ngành TN&MT của tỉnh Bình Định đã đạt nhiều kết quả tích cực trong các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường,… Trên cơ sở đó, tạo tiền đề và động lực để năm 2025 tiếp tục gạt hái những thành công, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. ...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Sau đây là nội dung phỏng vấn:Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa Xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt...

“Trái tim số” Trung tâm Dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long

(TN&MT) - Trung tâm Dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như một trái tim số. Nơi đây, từng nhịp đập thông tin được tổng hợp và phân tích, cung cấp nền tảng vững chắc cho những quyết sách sáng suốt liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). ...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An: 6 năm một hành trình ghi dấu

Tràng An – một địa danh hãy còn lạ lẫm không chỉ đối với du khách quốc tế mà còn khá xa lạ với người dân trong nước từ trước những năm 2014. Thế nhưng, sau khi được UNESCO công nhận Quần thể Danh thắng Tràng An là di sản “kép” đầu tiên của Việt Nam cùng sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các cấp chính quyền địa phương, Sở Du lịch cùng sự đồng hành của...

Bài đọc nhiều

Tàu thăm dò NASA sẽ lập kỷ lục gần Mặt trời vào đêm Giáng sinh

(CLO) Tàu thăm dò năng lượng mặt trời tiên phong Parker của NASA sẽ đạt khoảng cách gần nhất với Mặt trời vào đêm Giáng sinh, thiết lập kỷ lục mới khi chỉ cách mặt trời 6,2 triệu km. ...

‘Trí thức, nhà khoa học phải đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu ASEAN về AI’

Theo Tổng Bí thư, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Sáng 30/12, phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng...

Phở “chọc trời” 1 triệu đồng/bát ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - "Ăn tô phở trong khung cảnh TPHCM đẹp thế này thì bao nhiêu tiền cũng đáng", vị doanh nhân người Nhật tấm tắc khen sau khi thưởng thức "phở chọc trời" giá gần 1 triệu đồng tại TPHCM. Phở "chọc trời" ở TPHCM: Ăn giữa những tầng mây, giá gần 1 triệu đồng (Thực hiện: Nhóm phóng viên). Anh Okumura Hiroyuki đến từ thành phố Gifu (Nhật Bản), đã quyết định chọn nhà hàng Oriental Pearl trên tầng...
02:55:21

Tàu hỏa từ Hà Nội đến TPHCM giá 200 triệu đồng/người sang trọng cỡ nào?

(Dân trí) - Với giá 200 triệu đồng/người cho hành trình trải nghiệm bằng tàu hỏa từ Bắc tới Nam và ngược lại, tàu SJourney được xem là con tàu sang trọng, đẳng cấp nhất hiện nay ở Việt Nam. 17h tại ga Hà Nội, tiếng trống của đội múa lân sư rồng rộn ràng trước cửa phòng VIP (nơi tiếp đón những người quan trọng) chào đón những vị khách lên tàu SJourney, bắt đầu chuyến đi trải nghiệm...

Phí gửi xe 100.000 đồng/ngày, cô gái ở TPHCM bỏ ô tô đi làm bằng tàu điện

(Dân trí) - Từ ngày tạm "cất" ô tô chuyển sang đi làm bằng Metro, chị Phương Dung không chỉ tiết kiệm được gần 200.000 đồng chi phí xăng, gửi xe... mỗi ngày mà còn đến nơi làm việc với tinh thần sảng khoái. Bỏ ô tô đi Metro, cô gái bất ngờ trước những gì mình tiết kiệm được (Thực hiện: Cẩm Tiên). Chị Lê Phương Dung (32 tuổi, TP Thủ Đức, TPHCM) là nhân viên của một công ty...

Cùng chuyên mục

Cấm đường nào tại trung tâm TP HCM đêm bắn pháo hoa?

(NLĐO) - Sở GTVT TP HCM thông báo cấm lưu thông nhiều tuyến đường trung tâm quận 1 từ 0 giờ đến 0 giờ 15 ngày 1-1-2025 để phục vụ bắn pháo hoa. ...

Metro số 1 tăng giờ, số chuyến tàu phục vụ người dân dịp Tết Dương lịch 2025

Sở giao thông vận tải TPHCM vừa có thông báo quan trọng về việc tổ chức chạy tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ người dân dịp Tết Dương lịch 2025. Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại trong dịp Tết, Sở giao thông vận tải (GTVT) TPHCM thông báo thay đổi biểu đồ chạy tàu, tăng cường số chuyến và điều chỉnh thời gian phục vụ hành khách trong các ngày 31/12/2024 và ngày 1/1/2025. Cụ...

Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Bộ Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương. ...

Hàm Yên quyết tâm trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang vào năm 2025.

Huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) có điểm xuất phát kinh tế thấp. Những năm qua, Hàm Yên luôn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để từng bước phát triển nhằm tạo sự bứt phá trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Cụ thể, huyện đã tập trung khai thác và phát huy những tiềm năng lợi thế, huy động mọi nguồn lực triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ...

Công nhân hối hả nâng cấp tuyến đường 6.300 tỷ đồng ở miền Tây

(Dân trí) - Sau công tác dặm vá ổ gà, các nhà thầu đang tập trung thảm nhựa, thi công cọc xi măng đất, cào bóc tái chế mặt đường... để nâng cấp tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi nối Cần Thơ - Kiên Giang. Khẩn trương thảm nhựa trên tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Video: Bảo Kỳ). Ngày 31/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận (chủ đầu tư), cho biết, qua hơn 6 tháng...

Mới nhất

Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Bộ Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương. ...

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ước đạt 23,4 tỷ USD

Ông Phạm Khắc Tuyên - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc - thông tin, năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 23,4 tỷ USD kim ngạch hàng hóa sang Hàn Quốc. Đóng góp lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa Ông Phạm Khắc Tuyên - Tham tán thương mại, Thương...

Hàm Yên quyết tâm trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang vào năm 2025.

Huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) có điểm xuất phát kinh tế thấp. Những năm qua, Hàm Yên luôn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để từng bước phát triển nhằm tạo sự bứt phá trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Cụ thể, huyện đã tập trung khai thác và phát huy những tiềm năng...

Đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Cẩm

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1679/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang. Đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng...

Mới nhất

Giữ chân khách hàng cũ