Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục86,6% phòng học được kiên cố hóa nhưng vẫn còn nhiều thách...

86,6% phòng học được kiên cố hóa nhưng vẫn còn nhiều thách thức


Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Cùng dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; lãnh đạo nhiều bộ, ngành cùng lãnh đạo các tỉnh, thành trên toàn quốc…

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT được Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Phạm Ngọc Thưởng trình bày tại hội nghị, trong giai đoạn 10 năm (từ 2013 đến 2023), hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đã có những bước phát triển đáng kể nhờ vào sự quan tâm đầu tư từ Chính phủ, Bộ GD&ĐT, cùng sự tham gia mạnh mẽ của các địa phương và các bộ, ngành.

Theo số liệu thống kê năm 2013, cả nước chỉ có 65,9% số phòng học kiên cố. Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa rất thấp. Đặc biệt, cấp học mầm non, tỷ lệ kiên cố hóa trung bình cả nước chỉ là 47,7% (vùng Tây Bắc chỉ khoảng 36,5%, Tây Nguyên 35,4%, Bắc Trung Bộ chỉ khoảng 32,8%). Cấp tiểu học, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa trung bình cả nước cũng chỉ là 61,6% (thấp nhất là vùng Tây Bắc chỉ khoảng 43%, Đồng bằng sông Cửu Long 48,4%). Đến hết năm 2023, cả nước đạt tỷ lệ phòng học kiên cố hóa là 86,6%, tăng 20,7% so với năm 2013.

abc -0
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

 Về nhà công vụ cho giáo viên, trải qua thời gian, số lượng phòng công vụ giáo viên được xây dựng từ giai đoạn trước một phần đã xuống cấp, hư hỏng nặng không thể sử dụng. Từ 2014 đến nay, do nguồn vốn trung ương hỗ trợ (trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn chủ yếu để hỗ trợ các địa phương thực hiện kiên cố hóa và nhà công vụ cho giáo viên) cho lĩnh vực giáo dục hạn chế nên mới chỉ tập trung ưu tiên cho nhu cầu cấp bách là kiên cố hóa các phòng lớp học mà chưa tập trung thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Hết năm 2023, nhu cầu nhà công vụ của các địa phương vẫn còn 10.794 phòng.

 Quá trình kiên cố hóa đã đạt được những kết quả rõ rệt. Trong đó, xã hội hóa là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong giai đoạn 2013 – 2023, nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là rất lớn, khoảng trên 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xã hội hóa để kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Số phòng học được đầu tư từ nguồn xã hội hóa trong 10 năm khoảng 36.000 phòng. Số phòng công vụ cho giáo viên được đầu tư từ nguồn xã hội hóa trong 10 năm khoảng 1.300 phòng.

abc -0
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì hội nghị.

Tổng số kinh phí xã hội hóa để đầu tư kiên cố hóa, xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên ước khoảng 33.000 tỷ đồng. Tổng diện tích đất đã sử dụng để đầu tư xây dựng mới, kiên cố hóa phòng học, phòng công vụ cho giáo viên từ các địa phương khoảng 521,9ha. Việc xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 7/2023, cấp học mầm non có 56,9% trường đạt chuẩn quốc gia; cấp tiểu học có 62,8% trường đạt chuẩn quốc gia; cấp THCS có 72,3% trường đạt chuẩn quốc gia; cấp THPT có 49,6% trường đạt chuẩn quốc gia; trường phổ thông nhiều cấp học có 44,2% trường đạt chuẩn quốc gia.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách xã hội hóa giáo dục đã trở thành động lực to lớn, khơi dậy tinh thần trách nhiệm cộng đồng, đồng thời khuyến khích sự tham gia đóng góp từ các tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Khắp mọi miền của đất nước ở đâu cũng có thể gặp những công trình trường lớp học được xây dựng từ nguồn xã hội hoá của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, với cách thức, mô hình hết sức phong phú, đa dạng. 

abc -0
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023.

Hưởng ứng lời kêu của các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ bưu chính viễn thông Quân đội – Viettel; nhiều ngân hàng và các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan, đoàn thể và nhiều doanh nghiệp khác đã đóng góp hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trên khắp mọi miền của tổ quốc.

Lực lượng vũ trang gồm CAND, QĐND tại các tỉnh Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An… không chỉ huy động xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, đặc biệt tại các vùng biên giới, hải đảo, mà còn đóng góp hàng ngàn ngày công lao động để sửa chữa và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các phòng học kiên cố, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và ổn định cuộc sống cho người dân tại các khu vực khó khăn. Các hộ gia đình và cá nhân cũng đã tích cực quyên góp kinh phí, đồng thời hiến tặng hàng trăm hecta đất để mở rộng trường lớp, cả ở khu vực đô thị và miền núi…

abc -0
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, mục tiêu trường ra trường, lớp ra lớp cần thực hiện một cách ráo riết hơn nữa.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Chính phủ đã biểu dương và đánh giá cao Bộ GD&ĐT đã chủ trì, triển khai có trách nhiệm, hiệu quả chương trình này trong suốt 10 năm qua. Phó Thủ tướng cảm ơn chân thành tới các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân đã tích cực tham gia đóng góp cho công cuộc này.

Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn còn nhiều thách thức, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo vẫn còn thiếu hụt cơ sở vật chất, điều kiện học tập, làm việc của học sinh, giáo viên chưa bảo đảm đầy đủ. Một số địa phương vẫn còn phòng học nhờ, học mượn, nhiều cơ sở giáo dục thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục đào tạo. 

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân tiếp tục quan tâm triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trong đó, Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vào công cuộc xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng kiên cố hóa trường lớp học, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường số lượng nhà công vụ cho giáo viên. Đồng thời, cần tính đến các yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chỉ đạo rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp để đầu tư và huy động đầu tư trọng tâm, trọng điểm bảo đảm khả thi, hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí, tiêu cực.

abc -0
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cam kết hỗ trợ 70 tỷ đồng cho kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn, trong đó lưu ý việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa và dịch chuyển dân số. Đảm bảo ngân sách cho giáo dục và đào tạo, phân bổ nguồn lực thực hiện hiệu quả các tiểu dự án liên quan đến giáo dục đào tạo trong các chương trình mục tiêu quốc gia. Giám sát, quản lý chặt chẽ không để xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện.

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Giáo dục và đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững. Tôi đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cùng chung tay góp sức cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em của chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, chúng ta sao có thể an lòng sinh hoạt trong ngôi nhà chắc chắn và ấm áp của mình, trong khi còn hàng nghìn trẻ em các tỉnh vùng núi phía Bắc băng hàng chục km đường rừng núi chỉ để tới được những ngôi trường và được ngồi học trong những căn phòng học tạm, gió lạnh thổi qua… Hiện nay, cả nước tỷ lệ kiên cố hóa phòng học bình quân đạt 86%, riêng mầm non và tiểu học đạt 83%, tỷ lệ này đã là rất cao so với 10 năm trước nhưng số phòng học chưa kiên cố hóa lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc và vùng khó khăn, (như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, khu vực Trung Bộ và cả Tây Nam Bộ), tỷ lệ chưa kiên cố hóa phòng học bậc mầm non và tiểu học nhiều tỉnh còn tới trên 40% (Đak Nông, Kontum, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu,…). Đáng chú ý là những trường học tạm này lại nhiều nhất ở bậc học mầm non và tiểu học. Mục tiêu trường ra trường, lớp ra lớp cần thực hiện một cách ráo riết hơn nữa.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, việc kiên cố hóa trường học, xét về ý nghĩa nhiều mặt, nó không chỉ kiên cố hóa cho những ngôi trường, phòng học mà nó còn công dụng “kiên cố hóa” đối với thiện tâm tốt lành và cái đẹp trong tinh thần con người. Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ trong việc xây dựng chương trình đầu tư công nhằm hướng tới mục tiêu kiên cố hóa 100% trường học vào năm 2030, phát huy nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, từ các dự án và nhiệm vụ khác. Bộ cũng sẽ rà soát các chính sách để thúc đẩy xã hội hóa giáo dục để thu hút nhiều hơn nguồn lực xã hội cho việc này.



Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/86-6-phong-hoc-duoc-kien-co-hoa-nhung-van-con-nhieu-thach-thuc-i748266/

Cùng chủ đề

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên. Nói đúng hơn là mọi chuyện chỉ mới dừng ở khâu lên kế hoạch trên giấy, chứ chưa được...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. Dấu ấn khu di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sốngCũng trong chiều 8-11,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung tin nhắn này như sau: “Sở GD&ĐT đề nghị các Phòng GD&ĐT báo cáo về tình hình các trường tiểu...

Bộ Y tế bác bỏ thông tin sử dụng muối i-ốt có nguy cơ bị cường giáp

Ngày 7/11, Bộ Y tế cho biết, lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt và đi ngược lại...

Quy định tuổi nghỉ hưu của nhà giáo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc...

Đại học Đà Nẵng đẩy mạnh trao đổi, giao lưu học thuật quốc tế

Giảng viên trao đổi học thuật gắn với nghiên cứu vì cộng đồng Trường ĐH Sư phạm- thành viên ĐH Đà Nẵng cho biết nhà trường vừa có thêm hai cán bộ, giảng viên là PGS.TS. Trịnh Đăng Mậu, Trưởng Khoa Sinh - Môi trường và TS. Bùi Thị Thanh Diệu, Trưởng bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm...

Đảm bảo và thúc đẩy quyền con người – nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gần 40 năm tiến hành đổi mới đã đưa đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, vượt bậc trong phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhà...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Mới nhất