Mặt hàng nào có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tháng đầu tiên năm 2024? Xuất khẩu sắn đạt trên 600 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường chính |
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn trong tháng 8 đạt hơn 191 nghìn tấn với trị giá hơn 86 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với tháng trước đó.
Lũy kế trong 8 tháng nước ta đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, dù giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ sắn từ Việt Nam nhiều nhất với sản lượng đạt hơn 1,65 triệu tấn, trị giá hơn 751 triệu USD, giảm 2% về lượng nhưng tăng 9% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt bình quân 454 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng, Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn. Ảnh: V.T |
Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với hơn 36 nghìn tấn, trị giá hơn 11 triệu USD, giảm 54% về lượng và giảm 62% về trị giá. Giá cũng giảm 17% so với năm trước, đạt 312 USD/tấn.
Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 với gần 34 nghìn tấn, trị giá hơn 18 triệu USD, tăng 5,5% về lượng và tăng 15% về trị giá. Giá xuất khẩu cũng ghi nhận mức tăng 9%, đạt 550 USD/tấn.
Cùng với Thái Lan, nước ta hiện đang thống lĩnh nguồn cung xuất khẩu toàn cầu với kim ngạch năm 2023 đạt hơn 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên theo các chuyên gia, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc ẩn chứa nhiều rủi ro.
Lượng sắn lát trữ kho của doanh nghiệp vụ 2023-2024 rất thấp, ước tính chỉ bằng 60% sản lượng trữ kho của vụ 2022-2023. Nguyên nhân có thể do giá đầu vào cao, nhu cầu tiêu thụ chưa khởi sắc, giá đầu ra giữ ở mức thấp, gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi trữ hàng vào kho.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, diện tích sắn trên cả nước đạt khoảng 511,5 nghìn ha, giảm 18,8 nghìn ha so với năm 2022. Sản lượng ước đạt 10,43 triệu tấn củ tươi, giảm khoảng 196,3 nghìn tấn so với năm 2022. Cùng với Thái Lan, nước ta hiện đang thống lĩnh nguồn cung xuất khẩu toàn cầu với kim ngạch năm 2023 đạt hơn 1,3 tỷ USD.
Xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc trong những tháng qua là qua đường biển cao hơn hẳn so với xuất khẩu biên mậu.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, theo tin từ các nhà máy sắn, do ảnh hưởng của mưa bão, dự kiến vụ sản xuất 2024 – 2025 tại các tỉnh phía Bắc sẽ muộn hơn khoảng 20 ngày so với vụ 2023 – 2024. Theo tin từ các đơn vị xuất khẩu, lượng tồn kho tinh bột sắn tại cảng Thanh Đảo (Qingdao), Trung Quốc dao động khoảng 200.000 tấn (với giá mua CFR trên 500 USD/tấn), tạo áp lực đối với các thương nhân Trung Quốc trong việc mua lượng hàng tiếp theo để luân chuyển kho hàng tại thị trường Trung Quốc.
Hiệp hội sắn Thái Lan công bố giá bán tinh bột sắn giảm 10 USD/tấn so với tuần trước đó, ở mức 525 USD/tấn FOB Bangkok (công bố ngày 10/09/2024).
Các nhà máy Việt Nam đang chào bán mức giá giữ nguyên so với tuần trước, trong khoảng 480 – 505 USD/tấn FOB cảng Hồ Chí Minh.
Theo tin từ các đơn vị kinh doanh sắn lát, giá ngô thế giới giảm mạnh, kéo theo giá ngô nội địa giao các nhà máy thức ăn chăn nuôi giảm (còn khoảng 6,2 triệu đồng/tấn). Điều này ảnh hưởng lớn đến nhu cầu mua sắn lát và bã sắn dùng để phối trộn vào thức ăn chăn nuôi. Lượng tồn kho sắn lát vụ 2023 – 2024 vẫn còn khá nhiều, dự kiến mùa vụ 2024 – 2025 lượng sắn củ tươi được đưa vào làm sắn lát có thể sẽ giảm mạnh.
Nguồn: https://congthuong.vn/8-thang-viet-nam-da-thu-ve-hon-822-trieu-usd-tu-xuat-khau-san-347170.html