Trang chủDu lịchẨm thực8 người con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ

8 người con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ


Không phải ai cũng biết nhờ quán canh bún này, một mình bà Mến (chủ quán đầu tiên, nay đã mất) nuôi 8 người con khôn lớn, trưởng thành. Nay, các con lại tiếp nối nghiệp, kế thừa và phát triển quán ăn mang tình yêu của mẹ.

Thầy giáo dạy toán bỏ nghề, kế thừa “gia sản” của mẹ

Len theo con hẻm 115 đường Lê Văn Sỹ (Q.Phú Nhuận) nhỏ hẹp, chung quanh rợp bóng mát của những tán cây, tôi tìm đến quán canh bún của gia đình ông Phan Duy Tân (43 tuổi) nằm bình yên dọc đường tàu.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 1.

Mới mở, quán đông nghẹt khách.

[CLIP]: Quán canh bún 3 thập kỷ của mẹ ở TP.HCM được 8 chị em kế thừa.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 3.

Gần chục người trong quán tất bật chuẩn bị.

10 giờ, quán bắt đầu mở cửa đón khách. Gần chục nhân viên bên trong thì vẫn tất bật chuẩn bị, mỗi người một việc. Quán ăn và cũng là căn nhà của gia đình ông Tân, mở bán chưa được bao lâu thì khác ngồi kín chục cái bàn bên trong, chủ quán cùng nhân viên làm “không kịp thở” để chuẩn bị món cho khách.

Hồi cha mất, mẹ tôi phải chọn một cái nghề để nuôi các anh chị em tôi và bà đã chọn bán món này. Nhờ có quán ăn này mới có anh chị em chúng tôi ngày hôm nay và mẹ cứ ở vậy mà sống với các anh em, không đi thêm bước nào nữa!

Anh Phan Duy Tân, Chủ quán

Tâm sự với tôi, anh Tân cho biết quán ăn được mẹ anh, bà Mến mở năm 1989 để có tiền nuôi 8 người con khi ba của anh vừa qua đời. Trước đó, bà từng bán món này chừng 3 – 4 năm hồi còn sống ở Đồng Nai.

Quán nổi tiếng với phần rau nhút tươi non.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 6.

Quán mở bán 10 giờ để kịp chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết.

Thời đầu, bà gánh bán dạo khắp xung quanh khu vực Phú Nhuận này, sau đó vài năm thì chủ yếu bán ở gần chợ Trần Hữu Trang. Năm 1998, bà Mến chuyển về nhà bán và quán “yên vị” ở đây cho tới ngày nay.

“Hồi cha mất, mẹ tôi phải chọn một cái nghề để nuôi các anh chị em tôi và bà đã chọn bán món này. Nhờ có quán ăn này mới có anh chị em chúng tôi ngày hôm nay và mẹ cứ ở vậy mà sống với các anh em, không đi thêm bước nào nữa”, anh xúc động nhớ về người mẹ quá cố.

Ông Kiệm (50 tuổi, con thứ) cùng em trai bán quán, kế thừa quán ăn của mẹ.

Đó cũng là lý do mà năm 2009, khi được mẹ giao lại cho quán bún để kế thừa, anh đã quyết định đặt tên bán bún này là “Mẹ Tôi” như một sự nhắc nhớ của anh và các anh chị em trong nhà về công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của mẹ cũng như nhắc con cháu sau này biết rằng chính cha mẹ, cô chú, cậu dì… đã được khôn lớn, trưởng thành nhờ quán ăn của bà.

Nói về danh hiệu “quán canh bún có nhiều tên gọi nhất TP.HCM”, anh chủ cười hiền, giải thích sở dĩ khách gọi tên quán là “canh bún đường tàu” vì phía trước quán là một đường tàu, nếu đúng thời điểm thì khách có thể quan sát được những đoàn tàu đi qua mỗi ngày.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 8.

Tô canh bún hấp dẫn.

Món ăn với sự phối hợp của nhiều nguyên liệu.

Còn “canh bún trên lầu” là vì hồi xưa quán bán ở trên lầu, khách muốn ăn phải đi thang bộ lên lên. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều khách quen của quán ăn ở đây mấy chục năm cũng đã có tuổi, việc đi lên đi xuống gặp không ít bất tiện nên gia đình anh đã chuyển xuống bán ở tầng trệt.

“Hồi đó mẹ ngỏ ý muốn truyền lại quán canh bún này cho tôi, vì tôi là con út trong nhà. Tôi lúc đó đang làm giáo viên dạy toán tại một trường THCS ở Phú Nhuận ổn định nên hết sức đắn đo. Cuối cùng, tôi không nở để người ta lãng quên quán ăn mà suốt đời mẹ gây dựng nên đã kế thừa, phát triển nó đến ngày hôm nay”, nói về quyết định ngày đó, anh chủ chưa bao giờ hối hận.

Mẹ sống mãi trong lòng các con

Thời điểm hiện tại, anh Tân nói rằng trong số 8 người con thì cả 8 người đều sống bằng cái nghề của mẹ. Trong đó, quán ăn này do anh, ông Kiệm (50 tuổi, con thứ) và một người chị thứ cùng bán. Tuy nhiên, người chị này đã mất cách đây không lâu.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 10.
Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 11.

Chị Thanh cùng chồng phát triển quán ăn của mẹ từ năm 2005, từ hồi về làm dâu.

Còn lại, những anh chị của ông Tân đều cũng đang sống với những quán canh bún nhỏ hơn, chủ yếu bán cho hàng xóm, người quen ở nhiều khu vực khác nhau của TP.HCM. Đó là lý do mà dù mẹ đã mất cách đây 5 năm, nhưng anh thì vẫn luôn cảm thấy mẹ hiện diện, đồng hành và giúp đỡ cho cuộc sống các con ổn định.

Mỗi phần canh bún trong quán ăn này dao động từ 27.000 – hơn 40.000 đồng tùy nhu cầu của khách. Vì quán nấu theo kiểu của người Bắc nên nước lèo khá thanh, dẫu vậy vẫn rất vừa miệng.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 12.

Nhiều khách gọi thêm tô rau nhút riêng ăn cho đã.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 13.

Hồi đó mẹ ngỏ ý muốn truyền lại quán canh bún này cho tôi, vì tôi là con út trong nhà. Tôi lúc đó đang làm giáo viên dạy toán tại một trường THCS ở Phú Nhuận ổn định nên hết sức đắn đo. Cuối cùng, tôi không nở để người ta lãng quên quán ăn mà suốt đời mẹ gây dựng nên đã kế thừa, phát triển nó đến ngày hôm nay!

Anh Phan Duy Tân, Chủ quán

Chị Vũ Phương Thanh (42 tuổi, vợ anh Tân) cho biết từ hồi về làm dâu ở đây năm 2005, chị đã phụ gia đình chồng bán quán ăn này cho tới bây giờ. Điều chị tự hào nhất trong tô canh bún của gia đình chồng chính là sự phối hợp hài hòa và độ tươi ngon của từng nguyên liệu. “Khách thích nhất là rau nhút, nhiều người ăn canh bún cũng kêu kèm thêm một tô rau nhút ăn cho đã”, chị nói thêm.

Anh chủ tự hào bên cạnh công thức mẹ truyền lại, nguyên liệu tươi ngon là điều làm nên sự khác biệt cho tô canh bún ở quán mình.

Là “tín đồ” của rau nhút, tôi gọi một tô canh bún cùng một chén rau nhút thêm để ăn. Đã từng ăn ở đây nhiều lần, tôi thấy thích nhất phần nước lèo hợp khẩu vị và phần chả cua đồng. Tất nhiên không thể thiếu là phần rau nhút non mơn mởn mà tôi không hiểu quán nhập ở đâu để có được loại rau tươi ngon như vậy.

Là khách ăn ở đây mấy chục năm nay, bà Thanh (57 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận) cho biết bà thích cái vị canh bún của quán, giống như là “bỏ bùa” vậy. Hầu như tuần nào bà cũng ghé ăn 2 – 3 ngày, có khi hơn vì nhà cách đây cũng không xa.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 16.

Khách thích canh bún quán anh Tân.

Canh bún ‘nhiều tên gọi nhất TP.HCM’: 8 con kế thừa gia tài 40 năm của mẹ - Ảnh 17.

Cả nhà quây quần mỗi ngày cùng bán.

“Tôi ăn từ hồi bà chủ còn bán cho tới giờ. Ăn nhiều chỗ rồi nhưng ở đây là tôi thấy ưng nhất. Tôi mê ăn rau nhút lắm, rau ở đây non và ngon, phục vụ cũng nhanh”, vị khách nhận xét.

Anh Tân và các thành viên trong gia đình cho biết quán ăn giờ không chỉ là tâm huyết của mẹ, mà còn là của anh và tất cả mọi người. Anh sẽ cố gắng duy trì, phát huy quán ăn hơn nữa, bán đến khi nào không còn sức thì thôi và hy vọng trong tương lai, sẽ có một thế hệ thứ 3 kế thừa quán ăn mang tình yêu của mẹ…



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực phẩm nào nên hạn chế khi bị suy giảm chức năng thận

Người bị suy giảm chức năng thận nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng, nội tạng, hạn chế lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày, hạn chế muối và thực phẩm chứa muối... ...

Bài đọc nhiều

Khách Tây thử món phở gà phố cổ ở TPHCM, khen ‘ngon khó tin’, muốn quay lại

Thưởng thức món phở gà phố cổ ở TPHCM, vị khách Tây bất ngờ vì hương vị hấp dẫn, khen ngon đến mức khó tin và thừa nhận muốn quay lại trải nghiệm thêm lần nữa. Joe (đến từ Anh) có chuyến du lịch Việt Nam lần đầu cách đây không lâu. Anh chọn TPHCM làm điểm dừng chân, khám phá ẩm thực truyền thống. Anh quyết định bắt đầu hành trình với món phở “quốc dân” tại một nhà hàng...

Các đặc tính giúp 10 bộ nước mắm Phú Quốc trở thành sản phẩm tiêu biểu phía Nam

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) vừa công nhận 10 sản phẩm nước mắm Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Theo đó, các sản phẩm, bộ sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc 18, 30, 35, 40 và 43 độ đạm của các doanh nghiệp Khải Hoàn, Kim Hoa, Hồng Đức, Quốc...

Khách Tây xếp hàng thử món ‘quốc dân’ ở Hà Nội, hết lời khen ngon

Dù lượng khách rất đông, không gian quán chật kín chỗ nhưng 2 vị khách Tây vẫn thấy hài lòng vì món phở gia truyền Hà Nội ở đây "thực sự rất ngon". Danny (đến từ Anh) và Diggy (người Ba Lan) đam mê du lịch và từng đặt chân đến nhiều vùng đất. Vì yêu thích văn hóa và ẩm thực Hà Nội, cặp đôi quyết định thực hiện chuyến đi dài 1 tuần tới đây để thỏa thích trải...

Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

GĐXH – Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh. ...

Tìm vị bún ốc riêu cua gốc Bắc, núp hẻm hơn 40 năm tại Sài Gòn

Có một quán bún ốc riêu cua ‘núp hẻm’ hơn 40 năm tại Sài Gòn. Người đến ăn khen chuẩn vị Bắc, danh bất hư truyền. Về sau, không còn được bán buôn trên vỉa hè, bà đành mang chiếc xe bún ốc đó...

Cùng chuyên mục

Loạt bánh Việt được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới ‘xướng tên’

Trong danh sách những loại bánh kếp ngon nhất thế giới được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas công bố mới đây xuất hiện hàng loạt cái tên quen thuộc tới từ Việt Nam. Với 4,2/5 sao, bánh xèo Việt Nam được xếp hạng thứ 31 trong danh sách. Vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo, có màu vàng tươi của nghệ, mùi thơm của nước cốt dừa. Nhân bánh thường gồm tôm, thịt xay hoặc thái...

Tìm vị bún ốc riêu cua gốc Bắc, núp hẻm hơn 40 năm tại Sài Gòn

Có một quán bún ốc riêu cua ‘núp hẻm’ hơn 40 năm tại Sài Gòn. Người đến ăn khen chuẩn vị Bắc, danh bất hư truyền. Về sau, không còn được bán buôn trên vỉa hè, bà đành mang chiếc xe bún ốc đó...

Quán bún sung 40 năm ở Nam Định: Chỉ 10 nghìn/bát, hết veo cả tạ bún mỗi ngày

Gọi là bún sung nhưng thực ra là bún riêu cua tóp mỡ ăn kèm sung muối. Một bát bún đầy đặn, bắt mắt có giá 10 nghìn đồng. Nằm khiêm tốn trong góc chợ Diên Hồng (TP Nam Định), quán bún sung của bà Hiền đã tồn tại gần 40 năm, là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân Nam Định. Nhắc tới bún sung, nhiều người sẽ thấy lạ lẫm nhưng thực ra, đây là món bún riêu...

Michelin gợi ý những món cà phê nhất định phải thử khi đến Việt Nam

(NLĐO) – Nhiều món cà phê người tiêu dùng Việt chưa biết hết nhưng các chuyên gia ẩm thực quốc tế lại đánh giá rất cao ...

Khách Tây bất ngờ vì ăn loạt món ngon ở TPHCM chỉ tốn khoảng 100.000 đồng

Trải nghiệm ăn 3 bữa một ngày ở TPHCM, 2 vị khách Tây bất ngờ vì chỉ tiêu hết khoảng 100.000 đồng/người mà có thể nếm thử đủ món ngon như bánh mì, hủ tiếu, gỏi cuốn,… LỜI TÒA SOẠN TPHCM là điểm đến được du khách nước ngoài yêu thích khi du lịch Việt Nam không chỉ bởi cảnh quan đẹp mà còn nhờ nền ẩm thực đa đạng với nhiều món ăn ngon. Ngoài các món đường phố...

Mới nhất

Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế PV: Trước bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, theo ông có cần thiết sắp xếp lại các lĩnh vực của doanh nghiệp Nhà nước để phù hợp với tình hình mới hay không? TS. Lê Đăng...

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày...

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với...

Mới nhất